Phân tích tình hình xuất khẩu gốm mỹ nghệ của tỉnh Đồng Nai

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu gốm mỹ nghệ sang thị trường EU.pdf (Trang 47 - 51)

- Kim ngạch xuất khẩu gốm mỹ nghệ của tỉnh Đồng Nai Bảng 2.15 Kim ngạch xuất khẩu gốm mỹ nghệ của tỉnh Đồng Nai ĐVT: 1.000 USD Năm Kim ngạch xuất khẩu Chỉ số phát triển (năm trước =100%) 2001 7.953 - 2002 9.000 113,2 2003 10.047 111,6 2004 10.500 104,5 2005 9.150 87,1 Sơ bộ 2006 10.500 112.9

Nguồn: Niên giám thống kê Đồng Nai 2003, 2006 Bảng 2.15 cho thấy năm 2001, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng gốm mỹ nghệ đạt 7.953 nghìn USD, năm 2004 đạt 10.500 nghìn USD, năm 2005 đạt 9.150 nghìn USD, năm 2006 ước đạt 10.500 nghìn USD. Số liệu cho thấy xuất khẩu gốm mỹ nghệĐồng Nai có xu hướng gia tăng, riêng năm 2005 xuất khẩu gốm mỹ nghệ giảm 1.350 nghìn USD, tức giảm khoảng 12,9% so với năm 2004. Tuy nhiên năm 2006, kim ngạch xuất khẩu gốm mỹ nghệ Đồng Nai đã tăng 12,9%, giúp cho mức xuất khẩu gốm mỹ nghệ Đồng Nai năm 2006 hồi phục trở lại và tương đương với mức xuất khẩu của năm 2004.

- Các mặt hàng gốm xuất khẩu của tỉnh Đồng Nai

Số liệu bảng 2.16 cho thấy, các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của các doanh nghiệp gốm mỹ nghệ Đồng Nai là các loại chậu trong nhà và ngoài trời, các loại tượng, thú. Mặt hàng chậu trong nhà là mặt hàng có tỉ lệ xuất khẩu lớn nhất trong số các mặt hàng xuất khẩu của các doanh nghiệp gốm Đồng Nai, chiếm tỉ lệ 30,3%, kế đến là mặt hàng châu ngoài trời, chiếm tỉ lệ 26,3%.

Bảng 2.16 Các mặt hàng gốm xuất khẩu của tỉnh Đồng Nai Mặt hàng gốm xuất khẩu Số lần Tỷ lệ (%) Các loại đôn 8 10,5 Các loại chậu trong nhà 23 30,3 Các loại chậu ngoài trời 22 28,9 Các loại tượng, thú 12 15,8 Các loại bình 9 11,9 Khác 2 2,6 Tổng cộng 76 100 Nguồn: Điều tra của tác giả - Thị trường xuất khẩu chủ yếu của ngành gốm mỹ nghệĐồng Nai Bảng 2.17 Thị trường xuất khẩu chủ yếu của ngành gốm Đồng Nai Quốc gia Số lần Tỷ lệ (%) Nhật 13 18,6 Đức 12 17,1 Úc 12 17,1 Mỹ 9 12,9 Italia 6 8,6 Anh 4 5,7 Pháp 4 5,7 Khác (Canada, Hàn Quốc…) 10 14,3 Tổng cộng 70 100 Nguồn: Điều tra của tác giả Theo số liệu điều tra của tác giảở bảng 2.17 thì thị trường xuất khẩu chủ yếu của ngành gốm Đồng Nai là chủ yếu bao gồm các thị trường như Nhật, Mỹ, và các nước EU. Nếu so sánh đối với từng nước thì Nhật, Đức là thị trường nhập khẩu gốm sứ của Đồng Nai nhiều nhất. Nếu so sánh theo từng khu vực thì EU là thị trường lớn nhất của ngành gốm Đồng Nai.

- Tình hình xuất khẩu gốm mỹ nghệ của Đồng Nai so với cả nước Bảng 2.18 Xuất khẩu gốm sứ mỹ nghệ của Đồng Nai so với cả nước Đơn vị tính: 1.000 USD Năm Tổng kim ngạch xuất khẩu gốm sứ cả nước (a) Kim ngạch xuất khẩu gốm sứĐồng Nai (b) Tỷ trọng (%) 2001 117.100 15.200 12,9 2002 123.500 17.700 14,3 2003 135.900 21.100 15,5 2004 154.600 20.460 13,2 2005 255.300 28.200 11,0

Nguồn: Tổng hợp các nguồn: Niên giám Thống kê 2005, Sở Công nghiệp Đồng Nai Bảng 2.18 cho thấy, tuy kim ngạch xuất khẩu gốm mỹ nghệ Đồng Nai đều tăng qua các năm nhưng so với tổng kim ngạch xuất khẩu gốm sứ mỹ nghệ của cả nước thì chiếm tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu gốm mỹ nghệĐồng Nai còn khá khiêm tốn, chưa tương xứng với tiềm năng. Năm 2001, kim ngạch xuất khẩu gốm sứĐồng Nai chiếm 12,9% tổng kim ngạch xuất khẩu gốm sứ cả nước, năm 2004 chiếm 13,2% cả nước nhưng năm 2005, ước tính chỉ chiếm khoảng 11% cả nước.

- Hình thức xuất khẩu của các doanh nghiệp gốm mỹ nghệĐồng Nai Bảng 2.19 Hình thức xuất khẩu của các doanh nghiệp gốm Đồng Nai Hình thức xuất khẩu Số doanh nghiệp Tỷ trọng (%)

Trực tiếp xuất khẩu 16 42,2

Gián tiếp xuất khẩu 22 57,8

Tổng cộng 38 100

Nguồn: Điều tra của tác giả Theo số liệu nghiên cứu của tác giảở bảng 2.19, hiện tại phần lớn các doanh nghiệp gốm mỹ nghệ Đồng Nai chưa thể trực tiếp xuất khẩu sản phẩm của mình. Trong tổng số 38 doanh nghiệp trả lời câu hỏi có đến 24 doanh nghiệp cho rằng doanh nghiệp của họ xuất khẩu gián tiếp, chiếm tỷ lệ 73,7%, chỉ có 14 doanh nghiệp có thể thực hiện xuất khẩu trực tiếp, chiếm tỷ lệ 26,3%.

2.2.4 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu gốm mỹ nghệ

của tỉnh Đồng Nai

Ở mục 2.1 và mục 2.2, tác giả đã phân tích tình hình sản xuất gốm mỹ nghệ Đồng Nai trong những năm qua, phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình sản xuất gốm mỹ nghệĐồng Nai như nguồn nhân lực, nguồn nguyên vật liệu, mặt bằng sản xuất, chất lượng mẫu mã sản phẩm… Các nhân tố này đã ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp gốm mỹ nghệ Đồng Nai qua đó cũng ảnh hưởng đến tình hình xuất khẩu gốm mỹ nghệ. Giải quyết được những vấn đề nêu trên sẽ góp phần đẩy mạnh hoạt động sản xuất và xuất khẩu gốm mỹ nghệ. Song chỉ giải quyết các nhân tốảnh hưởng đó chưa hoàn đủ để đẩy mạnh xuất khẩu. Đểđẩy mạnh xuất khẩu gốm mỹ nghệ thì phải đẩy mạnh hoạt động marketing một cách có hiệu quả. Do đó, hoạt động marketing cũng là một trong những nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp. Sau đây tác giả sẽđi vào phân tích nhân tốảnh hưởng này.

- Hoạt động marketing xuất khẩu:

Hiện tại, hoạt động marketing đã được các doanh nghiệp gốm Đồng Nai ngày càng quan tâm chú trọng so với trước đây. Tuy nhiên, hoạt động marketing hiện tại vẫn còn rất nhiều vấn đề quan tâm.

Qua nghiên cứu tác giả nhận thấy hiện hầu hết các cơ sở gốm của tỉnh chưa chú trọng đến hoạt động này. Hoạt động marketing hầu như chỉ có ở một số nhỏ các doanh nghiệp gốm mỹ nghệ lớn trong tỉnh như hợp tác xã Thái Dương, công ty cổ phần gốm Việt Thành… Song mức chi phí dành cho hoạt động marketing vẫn chiếm tỉ trọng rất nhỏ trong tổng chi phí của doanh nghiệp, theo số liệu tác giả nghiên cứu chỉ khoảng 1-2% trong tổng chi phí hoạt động của doanh nghiệp, còn lại hầu hết các doanh nghiệp khác không chú trọng hoặc không có khả năng để thực hiện hoạt động này. Vì vậy họ rất bị động trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mình, đầu ra của họ bị phụ thuộc hoàn toàn vào các doanh nghiệp khác.

Đồng thời cũng theo nhận xét của các nhà nghiên cứu, hầu như các nhà nhập khẩu chỉ biết đến gốm Việt Nam nói chung, Đồng Nai nói riêng

thông qua việc các doanh nghiệp gốm tham gia hội chợ nước ngoài hoặc quảng cáo trên internet… Song theo số liệu nghiên cứu, trong số 38 doanh nghiệp trả lời câu hỏi, chỉ có khoảng 10% cho biết họ thường xuyên tham gia hội chợ nước ngoài, có đến hơn 60% trong tổng số các doanh nghiệp được được hỏi chưa tham gia hội chợ nước ngoài. Hầu hết các doanh nghiệp gốm sứ rơi vào tình trạng thiếu thông tin về thị trường xuất khẩu, thiếu kiến thức về xuất nhậpkhẩu và hạn chế rất lớn về trình độ ngoại ngữ. Hơn nữa, chất lượng của các hình thức quảng cáo còn rất kém, tại các kỳ tham gia hội chợ, hàng hóa của các doanh nghiệp gốm Đồng Nai còn rất nghèo nàn, các mặt hàng không được trình bày, bố trí một cách có khoa học nên không tạo dược sự hấp dẫn đối với khách hàng. Các trang web về gốm của các doanh nghiệp với nội dung "na ná" nhau, rất ít người truy cập do giao diện thì thiếu hấp dẫn, nội dung thì nghèo nàn, cách đặt tên gây khó khăn cho việc tìm kiếm, thông tin không được cập nhật thường xuyên…

Nhìn chung, do hoạt động marketing xuất khẩu của các doanh nghiệp gốm mỹ nghệ còn rất yếu. Do vậy, đã ảnh hưởng lớn đến việc đẩy mạnh xuất khẩu gốm mỹ nghệ trong thời gian qua, làm cho ngành gốm Đồng Nai chưa thể phát triển tương xứng với tiềm năng.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu gốm mỹ nghệ sang thị trường EU.pdf (Trang 47 - 51)