III> Những thuận lợi và khó khăn của các KCN Hưng Yên trong việc thu hút FDI.

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường thu hút ĐT trực tiếp (FDI ) nhằm hình thành và phát triển KCN.doc (Trang 35 - 41)

Yên trong việc thu hút FDI.

1). Những thuân lợi.

Hiên nay, hầu hết các dự án đều đầu tư vào các KCN, KCX , KCNC. Chỉ có một số ít các dự án nằm ngoài KCN. Các KCN Hưng Yên nằm trong tỉnh Hưng Yên do đó nó có những nét chung của Hưng Yên. Xuất phát từ các đặc điểm và vị thế hiện nay của các KCN nói riêng và Hưng Yên nói chung, chúng ta có thể thấy ở Hưng Yên có những thuận lợi:

Về địa lý, Hưng Yên nằm ở vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, nằm trong vùng tam giác phát triển Hà Nội –Hải Phòng - Quảng Ninh với thuận lợi về giao thông và phát triển kinh tế cụ thể là quốc lộ 5A cắt ngang địa bàn tỉnh tạo điều kiện thuận lợi về giao thông,tây bắc giáp Hà Nội trung tâm kinh tế văn hoá chính trị của cả nước, phía Đông giáp Hải Dương, Nam giáp Thái Bình, Bắc giáp Bắc Ninh, Tây Nam giáp Hà Nam là điều kiện rất thuận lợi trong hợp tác kinh tế với các tỉnh phụ cận trong tương lai đường 39Avà cầu Yên Lệnh hoàn thành Hưng Yên sẽ trở thành một trung tâm của đồng băng sông Hồng về giao thông kinh tế.

Hưng Yên nằm giữa trung tâm đồng bằng Bắc Bộ vơí diện tích rộng lớn dân số đông tạo ra một thị trường tiêu thụ quy mô lớn.

Về kinh tế xã hội Hưng Yên có lịch sử văn hoá lâu đời từng được sánh ngang với Thăng Long về sự sầm uất. Nhân dân có truyền thống ham học và cần cù lao động sáng tạo, có đời sống dựa trên quan hệ làng xã, bên cạnh đó còn có một số làng nghề truyền thống mà sản phẩm đã có tiếng trên thị trường trong nước và quốc tế như :tương bần, long nhãn …

Mặc dù là tỉnh mới tái lập (1-1-1997) nhưng Hưng Yên có tốc độ tăng trưởng GDP khá cao (trung bình giai đoạn 1997-2000 là 12,17% cao hơn mức trung bình của cả nước) thu nhập bình quân đầu người tiếp tục gia tăng với tốc độ trung bình là 15%. Các chỉ tiêu kinh tế ổn định và tăng trưởng khá trong những năm qua đã tạo ra một nền kinh tế năng động thúc đẩy hoạt động sản xuất và đầu tư.

Về cơ sở hạ tầng Hưng Yên có hạ tầng khá ổn định, sau khi được tái lập tỉnh đã ra sức xây dựng. Hiện nay các làng đã có đường bê tông, đường liên xã được dải nhựa, các công trình trường trạm đã được xây dựng và hoàn thiện, những cơ quan hành chính, các trung tâm kinh tế tuy xây dựng sau nhưng lại được quy hoạch và đầu tư rất tốt. Hiện tại Hưng Yên có đường day 110 KV và đường 35 KV các trạm hạ thế tương ứng để phục vụ phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh. Cho đến năm 2010, về cơ bản tỉnh Hưng Yên có cơ sở hạ tầng hoàn thiện .

Về đội ngũ lao động : Hưng Yên có đội ngũ lao động dồi dào, có truyền thống cần cù, chịu khó, ham học hỏi, nếu được đào tạo tốt sẽ trở thành lao động có tay nghề phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá tỉnh nhà.

Lực lượng lao động như vậy sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài tuyển dụng nhằm đẩy mạnh tốc độ triển khai các dự án trên địa bàn tỉnh .

Ngoài những lợi thế trên, Hưng Yên còn có lợi thế về dịch vụ phụ trợ cho sản xuất và kinh doanh như dịch vụ điện, nước, điện thoại, dịch vụ vận chuyển, giao nhận … các hệ thống dich vụ này được tỉnh đầu tư cải tạo nhằm xây dựng hệ thống cung cấp dịch vụ kỹ thuật ngày càng hiện đại.

2).Những khó khăn trong hoạt động thu hút FDI của các KCN ở Hưng Yên .

- Khó khăn trong việc chọn công ty làm chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng KCN :

Kinh doanh kết cấu hạ tầng KCN là một lĩnh vực kinh doanh đặc thù, nhằm mục đích chủ yếu mang lại hiệu quả kinh tế xã hội. Mặt khác trong điều kiện môi trường đầu tư ở Hưng Yên chưa thực sự hấp dẫn các nhà đầu tư nên khả năng thu hồi vốn chậm .

Nguồn lực huy động để đầu tư kinh doanh hạ tầng KCN theo dự án được duyệt chủ yếu là nguồn vốn vay ưu đãi mà hiện nay việc giải ngân rất khó khăn do thời hạn vay theo dự án trên 10 năm, nhưng khi giải ngân ngân hàng yêu cầu phải thu hồi vốn trong vòng 10 năm , chủ đầu tư phải thực hiên theo cơ chế đấu thầu mà không được phép thực hiện để huy động vốn từ khấu hao máy móc thiết bị sẵn có, tạo vốn tích luỹ từ việc xây dựng các công trình điều đó làm cho quá trình huy động vốn của chủ đầu tư càng khó khăn.

- Cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội còn thấp kém chậm phát triển chưa đáp ứng yêu cầu của nhà đầu tư, đó là hệ thống đường xá, hệ thống nước sạch, bưu chính viễn thông.

- Trong quá trình hình thành và phát triển các KCN sẽ thu hút hàng vạn lao động và việc làm, hầu hết lao động ở xa không có chỗ ở ổn định thu nhập bình quân còn thấp (300-400 VNĐ/tháng) rất khó khăn trong việc tạo dựng cho mình một điều kiện sinh hoạt đảm bảo

sức khoẻ cho lao động từ đó gây quá tải cho các khu phụ cận dẫn đến các tệ nạn xã hội

- Quản lý nhà nước đối với KCN tập trung còn nhiều khiếm khuyết : Các quy định áp dụng KCN tập trung hiện nay được xây dựng dựa trên quy định của cac luật hiên hành, chủ yếu là : luật Doanh Nghiệp trong nước , luật khuyến khích đầu tư, luật đất đai và một số quy đinh khác. Theo các quy định này thì KCN tập trung chưa được coi là một thực thể kinh tế.

Trong luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam tháng 11- 1996 và nghị định 36CP ngày 24-4-1997 của chính phủ ban hành quy chế KCN, KCX , KCNC tập trung là khu chuyên sản xuất hàng công ngiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất hàng công nghiệp. Nếu dừng lại ở điểm này thì nhiều người cho rằng KCN của ta là “ Cái túi “ đựng các Doanh Nghiệp. Trong khi đó, các nước trong khu vực đều coi KCN là một thực thể kinh tế hoàn chỉnh thậm chí còn coi KCN là thành phố công nghiệp sản xuất kinh doanh họ còn phát triển khu dân cư, cơ sở y tế, trường học, bệnh viện…biến KCN thành một khu kinh tế hoàn chỉnh. Theo luật KCN của nhiều nước thì mỗi KCN là một thực thể kinh tế hoàn chỉnh và theo đó thì mỗi nước có cơ quan quản lý có thẩm quyền quản lý KCN (Trung Quốc, Indonesia…) cơ quan này thực hiện cả chức năng quản lý và kinh doanh

KCN được thừa nhận là một thực thể kinh tế thì đó là cơ sở để nhà nước đối xử với nó bình đẳng như các thực thể kinh tế khác (một dạng công ti hoặc tập đoàn sản xuất ) nó mới có điều kiện phát triển .

- Chậm chễ trong việc đền bù giải phóng mặt bằng để xây dựng KCN đang là vấn đề nổi cộm không chỉ ở Hưng Yên mà còn là tình trang khá phổ biến ở mọi địa phương ở nước ta, điều này gây khó khăn

không nhỏ cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước xây dựng hạ tậng, thành lập các Doanh Nghiệp trong các KCN. Giải phóng mặt bằng là một đặc thù kinh doanh KCN, diện tích đất cần giải phóng có liên quan nhiều đến cuộc sống hiện tại và lâu dài của hàng ngàn người dân trong diện tích phải di dời. Hiện nay đối với Doanh Nghiệp kinh doanh cơ sở hạ tầng KCN Hưng Yên là chính sách đền bù còn nhiều yếu tố định tính. Những điều khoản này Doanh Nghiệp thường phải tự thoả thuận với người đang sử dụng và người quản lý về nhiều khoản mà thực tế Doanh Nghiệp không chủ động sử lý được như: chi phí đền bù, hỗ trợ tài chính cho địa phương, ưu tiên nhận lao động địa phương vào làm việc trong KCN sau này …

Giải phóng mặt bằng hiện nay có thể nói là một bài toán nan giải không thể lường trước cả về vật chất cũng như thời gian, là một yếu tố quyết định giá thành sản phẩm và thời gian cung cấp sản phẩm (đất )cho khách hàng ( chủ đầu tư ). Nó cũng là một yếu tố gây tác động mạnh, ảnh hưởng tiêu cực mạnh đến môi trường đầu tư, việc giao đất chậm làm nản lòng các nhà đầu tư vào sản xuất trong KCN .

Nguyên nhân của tình hình trên có nhiều nhưng chủ yếu trong một thời gian dài ta chưa có văn bản pháp quy quy định rõ ràng cụ thể vấn đề này cộng với chính sách áp dụng cho việc đền bù, giải toả đối với các hộ phải di rời không đồng bộ.

+ Vấn đề xây dựng cơ sở hạ tầng ngoài hàng rào KCN chưa được quan tâm đúng mức.

KCN tập trung không phải là một địa bàn khép kín, một lãnh địa riêng biệt thuộc trách nhiệm quản lý của một Doanh Nghiệp mà còn có mối quan

hệ kinh tế _ xã hội với các nghành khác như: điện, thông tin liên lạc, hải quan, trật tự an ninh.

Xây dựng KCN tập trung đòi hỏi phải có sự đồng bộ trong và ngoài KCN tập trung, xu thế hiện tại trong việc xây dựng KCN tập trung ở Hưng Yên hiên nay mới chú ý đến việc xây dựng cơ sở hạ tầng bên trong KCN mà chưa chú ý đến bên ngoài KCN, các đường giao thông vận tải ngoài KCN thường bị chậm trễ trong quá trình xây dựng làm cho việc lưu thông vật tư, hàng hoá, nguyên liệu đi lại gặp nhiều khó khăn. Việc cung cấp điện nước, thông tin liên lạc cho KCN cũng còn nhiều tồn tại, khiến cho KCN lúc đầu phải chủ động kéo điện về tận hàng rào công trình. Sự không đồng bộ này có nguyên nhân chủ yếu là do sự thiếu quan tâm của các địa phương đối với KCN, nên việc bố trí vốn đầu tư cho công trình ngoài hàng rào KCN không kịp thời, một số cơ quan quản lý chuyên nghành c ũng chưa quan tâm xây dựng các công trình ngoài hàng rào KCN thuộc phạm vi của mình để giáp KCN đấu nối với bên trong hàng rào.

+ Công tác Marketing quốc tế có hiệu quả chưa cao đã hạn chế việc thu hút các nhà đầu tư quốc tế.

Đầu tư vào xây dựng một KCN tập trung đòi hỏi một số vốn rất lớn, có khi lên tới hàng trăm triệu USD, tài sản KCN tập trung là đất đai, các công trình hạ tầng ( đường giao thông, đường điện …) nói chung chủ yếu là bất động sản không thể mang đi bán nơi khác mà phải tìm khách hàng để bán tại chỗ. Do đặc thù của nó như vậy nên muốn bán được không có cách gì hơn là phải tổ chức công tác Marketing cho tốt. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thực tế ở Hưng Yên công tác tiếp thị, quảng bá hình ảnh của tỉnh và các KCN trên địa bàn tỉnh chưa được thực hiện mạnh thậm chí là không được quan tâm, việc thu hút vốn đầu tư hoàn toàn tự phát.

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường thu hút ĐT trực tiếp (FDI ) nhằm hình thành và phát triển KCN.doc (Trang 35 - 41)