Các doanh nghiệp việt nam khi thâm nhập vào thị trường nga có nhiêù thuận lợI, do nga là nước nhập khẩu tớI 99% tổng lượng cầu trong nước và là một trong ba nước nhập khẩu chè hàng đầu thế giớI vớI tốc độ tăng nhu cầu cao 10-12 %. Cũng cần lưu ý thêm chè là mặt hàng tiêu dùng thiết yếu và rất phổ biến vớI dân số đông gần 150 triệu ngườI, hàng năm nhập khẩu 160-170 ngàn tấn vì vậy thị trường nga là thị trường rất tiềm năng cho các doanh nghiệp xuất khẩu chè của việt nam.Khi thâm nhập vào thị trường nga các doanh nghiệp việt nam cũng cần quan tâm tớI thị hiếu của ngườI tiêu dùng nga.Thị hiếu tiêu dùng khá tập trung vớI 90% chè đen tiêu thụ,yêu cầu của thị trường nga không quá khắt khe về thêu chuẩn vệ sinh an toàn thưc phẩm và tiêu chuẩn môi trường nên rất thuận lợI cho các nhà xuất khẩu việt nam vì nó phù hợp vớI chủng loạI và năng lực sản xuất, chế biến , bảo quản chè của các doanh nghiệp việt nam hiện nay.Mặc dù các doanh nghiệp sản xuất chế biến chè xuất khẩu của việt nam chưa tạo được các thương hiệu và nhãn mác sản phẩm chè nổI tiếng thế giớI nhưng chi phí sản xuất chè của việt nam tương đốI thấp và chính phủ nga đang khuyến khích nhập khẩu chè đen hàng rờI và hỗ trợ các doanh nghiệp nộI địa chế biến đóng gói chè nên các doanh nghiệp việt nam có cơ hộI đẩy mnạh xuất khẩu chè vao thị truờng nga. Đó là những thuận lợI cho các doanh nghiệp việt nam khi thâm nhập vào thị trường nga, tuy nhiên bên cạnh những thuận lợI các doanh nghiệp xuất khẩu chè việt nam cũng gặp những khó khăn nhất định. 2.3.2. NHỮNG KHÓ KHĂN
Những khó khăn đến từ khả năng thanh toán của các doanh nghiệp nhập khẩu chè của nga.Khả năng thanh toán của các doanh nghiệp nhập khẩu chè của nga còn
nhiều hạn chế so vớI các nhà nhập khẩu chè của một số nước mạnh như mĩ, anh, hay australia.. thì không bằng.
Một khó khăn nữa về phía thị trường và việc thành lập các kênh phân phốI cho các doanh nghiệp xuất khẩu chè của việt nam và tình trạng bị ép giá, cạnh tranh tạI thị trường nga.Thị trường chế biến ở nga bị chi phốI và khống chế bởI 5 công ty lớn nên các doanh nghiệp việt nam khó tạo lập được hệ thống phân phốI chè sâu rộng tạI nga mà buộc phảI xuất khẩu cho các công ty lớn của nga nên dễ bị ép giá ( khi bị ép giá mạnh các doanh nghiệp việt nam lạI phảI xuất sang nước thứ 3 gây thiệt hạI về lợI nhuận).
Một khó khăn nữa khi xuất khẩu chè vào nga đó là rào cản về thuế quan, nga áp dụng mức thuế nhập khẩu ở mức cao 10% và thuế VAT là 18 %,cùng vớI chính sách bảo hộ như đã đề cập ở phần trứoc ,chính phủ nga bảo hộ sản xuất chế biến đóng gói chè cho các doanh nghiệp nộI địa bằng việc thu lệ phí hảI quan rất cao (800 Ecu/ton) đốI vớI chè gói (loạI chè đang có xu hướng thịnh hành nhất ở nga).VớI mức thuế và phí cao như vậy doanh nghiệp việt nam sẽ gặp nhiều khó khăn. Trong những khó khăn trên thì khó khăn trong việc tìm kiếm thị trường tiêu thụ chè tạI Nga và tạo lập kênh phân phốI là những khó khăn lớn nhất mà các doanh nghiệp xuất khẩu chè của việt nam gặp phảI .Điều này là do những hạn chế về vốn cũng như năng lực của các doanh nghiệp của việt nam. Tuy vậy những thờI cơ và thách thức thì vẫn đang chờ đợI các doanh nghiệp việt nam ở phía trước.
2.3.3 .NHỮNG THỜI CƠ VÀ TRIỂN VỌNG
Xuất khẩu chè của nước ta sang LB Nga thờI kì tớI 2010 có những triển vọng tươi sáng. Về bốI cảnh thị trường có thể thấy môi trường luật pháp, chính sách của nga đang thay đổI điều chỉnh tích cực theo hướng tự do hoá thương mạI và hộI nhập kinh tế quốc tế, ra nhập WTO kèm theo việc giảm thuế quan và hài hoà các thủ tục hành chính do vậy môi trường kinh doanh ở nga chắc chắn ngày càng minh bạch , thông thoáng và công bằng hơn.Trong những năm tớI nhu cầu sử dụng chè của ngườI dân nga sẽ tăng nhanh và giai đoạn 2005-2010 sẽ là khoảng 170 ngàn tấn/năm để đáp ứng nhu cầu trong nước.Từ năm 2001 tớI nay , thị phần chè xuất khẩu của việt nam tạI nga đã tăng đáng kể cho thấy chè có xuất xứ việt nam đã dần khẳng
định lạI vị trí trong thị hiếu tiêu dùng chè của ngườI nga.Mặc dù chè việt nam không co lợI thế cạnh tranh về các loạI chè chất lượng cao so vớI ẤN ĐỘ, SRILANCA, CHINA nhưng lạI có sức cạnh tranh khá manh về giá cả mặt hàng chè đen xuất khẩu ( bằng 75-80 % mức giá bình quân nga nhập khẩu) nên rất phù hợp vớI thị trường chè bình dân của nga.VớI thờI cơ như vậy chúng ta co thế xuất khẩu ở mức 10-11 ngàn tấn/năm trong đó chè đóng gói sẽ tăng nhanh nhất.
2.3.4.NHỮNG THÁCH THỨC
Về cạnh tranh về thị trường chè tạI nga có thể thấy tên tuổI một số tập đoàn lớn tham gia cạnh tranh như: international corporation unilever (các nhãn hiệu nổI tiếng lipton, brook bond và beseda),các công ty lớn của nga (qrimi trade, princess nuri,princess gita, princess kandy, princess java).Các tập đoàn này có hệ thống phân phốI và mạng lướI kinh doanh chè mạnh và rộng khắp tạI nga.
Về cạnh tranh xuất khẩu vào nga: chủ yếu là chè xanh , chè đen dướI dạng hàng rờI, đóng bao bì dướI 3 kg và chè chế biến chất lượng cao đóng gói bán lẻ gồm các nước : ấn độ, srilanca, china, indonesia, viet nam và laos, cambodia,bangladesh; về chè chế biến sâu, đóng túi , chè hoà tan chủ yếu là các nước châu âu như germany, swiss, denmark, france…
Mức độ cạnh tranh tạI thị trường nga là rất lớn vớI những đốI thủ cạnh tranh như trên và đã và đang canh tranh buôn bán mặt hàng chè tạI Nga.
CHƯƠNG 3
MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU CHÈ SANG THỊ TRƯỜNG NGA TỚI NĂM 2010
3.1.PHƯƠNG HƯỚNG XUẤT KHẨU CHÈ SANG LB NGA
Xuất khẩu chè việt nam từ năm nay đến năm 2010 sang thị trường nga có một số định hướng sau mà không những nhà nước và các doanh nghiệp cần quan tâm để thúc đẩy hơn nữa hoạt động xuất khẩu chè sang Nga.
Thứ nhất tiếp tục chú trọng khai thác thị trường chè đen LB Nga để mở rộng xuất khẩu chè, chú trọng nhãn sinh thái và tuân thủ qui định chặt chẽ của Ủy Ban Tiêu Chuẩn Quốc Gia Nga.
Thứ hai là tăng cường quan hệ đốI tác chiến lược ổn định lâu dài vớI các nhà nhập khẩu lớn của Nga như: QRIMI TRADE, PRINCES NURI, PRINCESS GITA, PRINCESS KANDY, PRINCESS JAVA… để liên kết mở rộng mạng lướI phân phốI chè tạI thị trường Nga.
Thứ ba là mở rộng và đầu tư lắp đặt các dây chuyền công nghệ đóng gói chè để tăng khốI lượng chè đóng gói xuất khẩu sang thị trường Nga để đón đầu và khai thác hiệu quả xu hướng chuyển dịch nhu cầu sang tiêu dùng chè gói sẽ chiếm khoảng 30 đến 35 % tổng lượng chè tiêu thụ ở nga trong thờI kì tới.
Thứ tư là tranh thủ tốI đa năng lực và vai trò kết nốI , giao dich của ngườI việt nam đang buôn bán tạI các chợ trờI, ki ốt ở các đô thị lớn của nga để thiết lập và mở rộng mạng lướI phân phối.
3.2.MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU CHÈ VIỆT NAM SANG NGA.
3.2.1. GiảI pháp từ phía nhà nước
VớI phương hướng và mục tiêu mà ngành chè đã đặt ra trong việc thúc đẩy xuất khẩu chè sang nga, thực hiện quyết định số 43/ttg của thủ tướng chính phủ nhà nước cần có những giải pháp khuyến khích, tạo điều kiện để sản phẩm chè việt nam có thể thâm nhập sâu vào nga.Từ phía nhà nước cần có chính sách khuyến khích sản xuất trong nước để sản xuất trong nước phát triển hơn nữa, tạo đủ nguồn cung
cho xuất khẩu.Tiếp đó chính phủ cần đẩy mạnh những hoạt động hợp tác kinh tế với chính phủ nga cụ thể là với ngành chè của nga tạo điều kiện chomặt hang chè thâm nhập, mở rông . Để khuyến khích sản xuất chè trong nước phát triển , việc đầu tiên là nwu ra một khung chiến lược và hành lang pháp lí thông thoáng .Bên cạnh những chính sách hiện có, chính phủ cần qui hoạch lại bảy vùng trồng chè trong nước. Qui hoạch lại những vung chè này có tác dụng tốt trong việc quản lý các hoạt động sản xuất cũng như thực hiện các chính sách mà chính phủ sẽ đề ra, các vùng chè cũng hoạt động hiệu quả hơn và gắn bó trong sản xuất, giảm bớt tình trạng manh mún trong trồng chè.Thứ hai , chính phủ chỉ đạo Bộ Thương Mại tăng cường quản lý đối với hơn 175 cơ sở chế biến và sản xuất chè o trong nước, tăng cường vai trò của hiệp hội chè việt nam vốn được coi như là đầu mối liên kết các doanh nghiệp xuất khẩu chè.Làm được điều này hoạt động thu mua , trồng , chế biến sẽ thông suốt hơn, đat hiệu quả cao hơn.Chính phủ cũng cần tăng cường chỉ đạo thực hiện các qui định về vệ sinh an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn quốc tế HACCP, có như vậy sản phẩm chè sẽ có chất lượng cao hơn, tính cạnh tranh cao hơn trên thị trường chè thế giới.Nhà nước cũng cần có những chính sách tạo điều kiện cho người trồng chè trong việc thuê đất, cấp đất , giảm phí thuê đất , trợ cấp .Khi có sự biến động mạnh về giá trên thị trường chè thế giới hay thiên tai gây mất mùa nhà nước cần có chính sách thu mua hay trợ cấp để người làm chè không chuyển sang canh tác cây công nghiệp khác.Bên cạnh các chính sách để khuyến khích sản xuất trong nước chính phủ cần tăng cường các hoạt động hợp tác kinh tế với chính phủ nga thúc đẩy kí kết các hiệp định mua bán chè với các doanh nghiệp nga.Các hoạt động kinh tế của chính phủ sẽ đem lại những hợp đồng lớn và trị giá cho các doanh nghiệp xuất khẩu chè việt nam.Nhà nước tăng cường đàm phán để mặt hàng chè cũng như các mặt hàng khác được hưởng chế độ ưu đãi GSP của nga.Tăng cường hoạt động của các thương vụ tại thị trường nga , cung cấp các thông tin thiết yếu , chính xác và kịp thời về thị trường chè nga cho các doanh nghiệp trong nước. Đẩy mạnh quảng bá thương hiệu chè việt nam tại nga thông qua các FESTIVAL , và các hội chợ , triển lãm diễn ra tại nga cũng như trong nước là rất cần thiết.Bên cạnh các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu chè sang thị trường nga , các doanh nghiệp xuất khẩu chè cũng cần có những nỗ lực và giải pháp riêng.
3.2.2.Các giải pháp từ phía doanh nghiệp
Các doanh nghiệp xuất khẩu chè việt nam nên tận dụng các cơ hội mà chính phủ tạo ra để đẩy mạnh sản lượng vào nga.Hiện nay số lượng doanh nghiệp việt nam xuất khẩu sang nga mới chỉ vài chục doanh nghiệp và chủng loại chè xuất sang nga là hai loại. Đối với các doanh nghiệp chưa xuất khẩu sang nga nhưng có ý định xuất khẩu sang thị trường này thì cần thiết là nghiên cứu kĩ lưỡng về thị trường nga trước khi tiến hành xuất khẩu chè sang nga.Các doanh nghiệp này cần nghiên cứu các qui định về nhập khẩu chè vào nga và những tỉnh , thành phố tiềm năng; nghiên cứu hệ thống phân phối, đặc điểm thị hiếu tiêu dùng chè của người dân nga như đã trình bày. Đối với các doanh nghiệp đã và đang xuất khẩu chè sang nga càn nhận thức rõ về những thời cơ , khó khăn, thuận lợi và thách thức gặp phải khi xuất khẩu sang nga để có giải pháp thích hợp.Giải pháp thứ nhất là tăng cường tính liên kết giữa doanh nghiệp xuất khẩu với người trồng chè và giữa các doanh nghiệp với nhau.Tăng cường liên kết với người trồng chè để đảm bảo nguồn cung về chè đủ và ổn định có thể đáp ứng được nhu cầu của các nhà nhập khẩu nga.Không những thế cần đảm bảo chất lượng chè thu mua thông qua việc kí kết hợp động với người trồng chè, tăng cường giám sát kĩ thuật trong quá trình canh tác cũng như khuyến khích sử dụng các giống chè cho năng suất , chất lượng cao, sử dụng các công nghệ tiên tiến ,hiện đại.Tăng cường quản lý từ khâu trồng đến thu hái, chế biến, bảo quản để sản phẩm chè có được chất lượng cao.Tăng cường liên kết với các doanh nghiệp khác đẻ học hỏi kinh nghiệm trong quá trình xuất khẩu chè sang nga, những kinh nghiệm đã rút ra được về tập quán kinh doanh , về khả năng thanh toán của các doanh nghiệp nhập khẩu chè của nga; tăng cường sự hỗ trợ giữa các doanh nghiệp về sản phẩm chè cung ứng tránh tình trạng các doanh nghiệp nga ép giá do cung chè vượt quá “ cầu chè ảo”.Thực tế kinh doanh cho thấy rất nhiều doanh nghiệp việt nam thi nhau hạ giá chè khi nhận được những mốI hàng từ phía Nga gây thiệt hạI không nhỏ cho chính những doanh nghiệp này.Giải pháp thứ hai là tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại, nâng cao hình ảnh chè của doanh nghiệp mình tại thị trường nga. Các doanh nghiệp nên Tham dự các cưôc thi festival chè tại nga, các cuộc triển lãm và hội chợ có sản phẩm chè;Thiết lập các đại diện thương mại của mình tại nga nếu có thể và thiết lập mạng lưới phân phối riêng.Tuy nhiên trong thực
trạng hiện nay doanh nghiệp có thể thông qua các chợ trời để bán sản phẩm hay hợp tác với những kênh phân phối chính(đang chi phối thị trường chè tại nga) để tận dung và tiêu thụ sản phẩm. Để làm được điều này một giải pháp nữa mà doanh nghiệp cần thực hiện đó là nâng cao chất lượng nguồn nhân lực am hiểu thị trường nga, giỏi ngoại ngữ và giỏi tiếng nga, giỏi nghiệp vụ. Cử nhân viên sang nga học tập hoặc tận dụng số sinh viên đang học tập tại nga cũng là một giải pháp.
KẾT LUẬN
Thị trường nga là một thị trường truyền thống và đầy tiềm năng cho các doanh nghiệp xuất khẩu chè nước ta hiện nay. Để xuất khẩu thành công và đẩy mạnh xuất khẩu chè sang thị trường này cần các giải pháp đồng bộ từ phía nhà nước cũng như bản thân các doanh nghiệp.
Hoạt động xuất khẩu chè việt nam sang thị trường nga có những thuận lợi lớn vì đây là thị trường truyền thống của việt nam và là thị trường mà nội tiêu chiếm đến 99 % lượng chè là lấy từ nhập khẩu.Nhu cầu chè tiêu dùng rất lớn khoang 170 vạn tấn/ năm và mặt hàng chè được coi là mặt hàng thiết yếu dự trữ cho chiến tranh.Trong tương lai gần đến 2010 những cơ hội và thách thức mở ra cho các doanh nghiệp xuất khẩu chè việt nam đòi hỏi hoạt động xuất khẩu chè vào thị trường nga cần phải được thúc đẩy hơn nữa.
Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của các thầy cô trong khoa kinh tế và kinh doanh quốc tế và các cô chú trong viện nghiên cứu thương mại đã giúp em hoàn thành chuyên đề này !
TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Giáo trình Kinh tế thương mại - Đại học KTQD 2. www.Vitas.com-vn
3. www. vietnamnet.com.vn
4. Tạp chí Người làm chè số 1-12 năm 2001, 2002, 2003, 2004, 2005 5. Quyết định số 43/1999-QĐ/TTg
6. Sách "Cây chè sản xuất, chế biến, tiêu thụ" - GS. Đỗ Ngọc Quý - Chủ đề Nông nghiệp và nông thôn - Viện Nghiên cứu và phổ biến kiến thức bách khoa.
HACCP- TIÊU CHUẨN VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM. MODEL- MÔ HÌNH.
SWOT MODEL- MÔ HÌNH PHÂN TÍCH ĐIỂM MẠNH , ĐIỂM YẾU, THỜI CƠ VÀ THÁCH THỨC.
PEST MODEL- MÔ HÌNH PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ KINH TẾ CHÍNH TRỊ, XÃ HỘI VÀ CÔNG NGHỆ.
FIVE FORCES MODEL- MÔ HÌNH NĂM SỨC MẠNH. FESTIVAL- LỄ HỘI.
MỤC LỤC
Lời nói đầu...1
Lời cảm ơn...2