Những hạn chế cần khắc phục:

Một phần của tài liệu Biện pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng hoá của Công ty xuất nhập khẩu các sản phẩm cơ khí MECANIMEX (Trang 64)

III. Đánh giá hoạt động xuất khẩu của Công ty những năm qua

2- Những hạn chế cần khắc phục:

Qua phân tích thực tế hoạt động kinh doanh xuất khẩu của MECANIMEX

bên cạnh những thành tựu nổi bật ở trên Công ty còn một số những tồn tại đó là: - Trớc hết tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu trên tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Công ty còn thấp. Vì vậy xét trên phạm vi doanh nghiệp thì hoạt động kinh doanh của Công ty trong những năm qua đều có hiệu quả, nhng xét trên phạm vi toàn xã hội thì còn nhiều hạn chế.

- Hạn chế trong chính sách sản phẩm, đó là chính sách sản phẩm cha có sự nhanh nhạy về việc thay đổi sản phẩm mới cho phù hợp với nhu cầu của khách hàng. Về công tác xúc tiến bán hàng còn yếu. Hoạt động quảng caó cha đợc chú trọng. Mặt hàng kinh doanh của Công ty còn hạn hẹp, chủ yếu là các mặt hàng truyền thống nhng cha đảm bảo đều đặn và gia tăng qua các năm về số lợng và giá trị.

- Mặc dù thị trờng của Công ty không ngừng đợc mở rộng nhng thị phần của Công ty trên thị trờng còn rất nhỏ, kim ngạch xuất khẩu thu đợc từ các thị trờng không cao, tăng trởng chậm và luôn biến động tạo ra khó khăn lớn trong kinh doanh. Bên cạnh đó, số lợng hàng xuất khẩu của Công ty còn manh mún, nhỏ lẻ, chất lợng hàng cha cao.

- Về hình thức xuất khẩu: xuất khẩu gián tiếp là hình thức xuất khẩu chính của Công ty. Hình thức này đem lại hiệu quả không cao và không đảm bảo chủ động trong kinh doanh

Trong những năm qua mặc dù Công ty đã có thêm một số thị trờng mới nhng khả năng để duy trì và phát triển còn hạn chế. Hiện tợng đó do cả nguyên nhân chủ quan và khách quan nhng điều chủ yếu là nó sẽ ảnh hởng không nhỏ đến hiệu quả kinh doanh xuất khẩu.

3 - Nguyên nhân của những tồn tại:

Có thể nói trong kinh doanh xuất nhập khẩu, việc tồn tại những u khuyết điểm là tất yếu. Điều quan trọng đối với các doanh nghiệp là phải phân tích nhìn nhận đúng những nguyên nhân gây ra đển có thể sửa chữa, nhằm phát huy những điểm mạnh và hạn chế những điểm yếu của doanh nghiệp mình.

3.1 - Nguyên nhân khách quan:

- Chính sách quản lý xuất nhập khẩu của Nhà nớc không ổn định, thiếu nhất quán, nhiều chính sách còn mang tính chồng chéo thiếu thống nhất giữa các cấp quản lý (Trung ơng - Địa phơng, giữa Bộ thơng mại và các Bộ, các cơ quan quản

Nhà nớc...) gây ảnh hởng cho các doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh với n- ớc ngoài.

+ Chính sách thị trờng: trong thời gian qua mới chỉ thể hiện quan điểm chung đối với mỗi thị trờng, cha đảm bảo yêu cầu phù hợp và linh hoạt đối với từng mặt hàng, từng đối tác và từng thời kỳ. Điều đó đẫn đến kết quả là thị trờng xuất khẩu của Công ty đợc mở rộng nhng còn bấp bênh, thiếu ổn định cần thiết để các nhà đầu t yên tâm bỏ vốn.

+ Chính sách mặt hàng: thờng xuyên không ổn định và sự thay đổi thờng thiếu nhất quán. Việc thay đổi quá nhanh và không nhất quán trong việc ra quyết định cho phép XNK hay tạm dừng XNK hoặc không cho phép XNK một số mặt hàng đã gây nhiều biến động và bất ổn trong sản xuất kinh doanh.

+ Chính sách thuế: biểu thuế xuất nhập khẩu mặc dù đã qua nhiều lần điều chỉnh, bổ sung nhng vẫn còn thiếu tính định hớng lâu dài với từng mặt hàng và thị trờng. Còn quá nhiều loại thuế suất khác nhau và giá tính thuế thay đổi nhiều. Tình trạng trùng thuế còn khá lớn gây ra mức thuế phải nộp bị thay đổi lớn và thực tế doanh nghiệp vẫn phải nộp nhiều khoản thuế.

+ Chính sách bảo hộ mậu dịch: Thông qua các công cụ và biện pháp thuế quan, phi thuế quan và những quy định tiêu chuẩn kỹ thuật đợc sử dụng cha hiệu quả trong việc điều tiết và quản lý các hoạt động xuất nhập khẩu. Việc quản lý đầu mối xuất khẩu, quản lý hạn ngạch, cấp giấy phép kinh doanh, giấy phép xuất khẩu...vẫn cha đựơc cải thiện rõ rệt đúng với tính cấp bách của tình hình và bối cảnh mới của nền kinh tế thế giới.

+ Chính sách xuất nhập khẩu: Trong thời gian qua còn thể hiện sự bất bình đẳng đối với các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau. Chính sách cho phép nhiều doanh nghiệp đợc phép kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp khiến Công ty mất đi lợng khách hàng quen thuộc.

Ngoài ra, mức u đãi dành cho hoạt động sản xuất hàng xuất khẩu đối với doang nghiệp có vốn đầu t nớc ngoài cao hơn so với các doanh nghiệp trong nớc. Điều này không đúng với nguyên tắc bình đẳng giữa các doanh nghiệp trong kinh doanh xuất khẩu hàng trong nớc phải đợc hởng chính sách u đãi bằng hoặc hơn doanh nghiệp có vốn đầu t nớc ngoài để khuyến khích xuất khẩu

Do mảng thị trờng truyền thống của Việt Nam bị mất đi hoặc do tan rã, hoặc do bất ổn định chính trị và kinh tế. Điều này ảnh hởng đến công ty nh sau:

+ Thị trờng trong nớc: Đa số khách hàng truyền thống, khách hàng cũ trong nớc đã phát triển thành những công ty độc lập, đợc trực tiếp xuất khẩu những sản phẩm của mình. Những khách hàng mới của Công ty cha nhiều hay những khách hàng nhất thiết phải phụ thuộc vào Công ty vì những lý do nào đó thờng không phải là những khách hàng lớn...Bởi vậy không chỉ nguồn hàng xuất khẩu mà nhu cầu nhập khẩu của Công ty cũng bị thu hẹp lại.

+ Thị trờng nớc ngoài: Thị trờng ngoài nớc cũng cha ổn định. Những khách hàng thuộc khu vực Châu á do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ dẫn đến sự đổ vỡ của một số ngân hàng quốc tế gây biến động về tỷ giá nên kinh doanh gặp nhêìu khó khăn.

Việc phát triển tìm kiếm thị trờng nớc ngoài không thể là ngày một ngày hai đạt đợc theo ý muốn, nhất là trong tình hình Công ty không trực tiếp sản xuất mà sản phẩm hàng hoá không có điều kiện cải tiến mẫu mã, chất lợng mà điều đó lại hoàn toàn phụ thuộc vào sự nhận biết và thiện chí của những nhà sản xuất trong nớc, những khách hàng của Công ty.

- Quản lý ngoại tệ của Nhà nớc còn nhiều bất cập. Tỷ giá Nhà nớc hiện áp dụng tuy có tác dụng đối với việc nhập khẩu để đầu t cải tạo và xây dựng mới cơ sở hạ tầng, một trong những điều kiện tiên quyết để thu hút mạnh đầu t nớc ngoài nhng mặt trái của nó là không khuyến khích đợc xuất khẩu làm giảm sức cạnh tranh của hàng hoà Việt Nam trên thị trờng thế giới nói chung.

3.2 - Nguyên nhân chủ quan:

- Về công tác thị trờng: Công ty còn coi nhẹ công tác thị trờng. Công ty cha có biện pháp nghiên cứu thị trờng cụ thể. Cha tổ chức đợc bộ phận chuyên về công tác Marketing quốc tế để thúc đẩy nâng cao hoạt động xuất khẩu. Việc nắm bắt thông tin về đối tác nhiều khi còn rất chậm dẫn đến tình trạng mất khách hay bị các đối thủ cạnh tranh tận dụng cơ hội

- Về mặt hàng: Chất lợng hàng hoá của Công ty còn cha ổn định, tỷ trọng hàng thô vẫn còn chiếm khá lớn, cha tối đa đợc giá trị lô hàng xuất khẩu.

Trong hoạt động tạo nguồn hàng, Công ty cha thiết lập đợc mối quan hệ sâu sắc với các đơn vị sản xuất kinh doanh. Thu mua hàng của Công ty phần nhiều còn theo kiểu gom hàng nhỏ lẻ nên chất lợng không đồng đều số lợng không ổn định.

- Về công tác tổ chức: Tổ chức bộ máy cơ quan còn có nhiều vấn đề cần giải quyết:

+ Việc đào tạo đội ngũ cán bộ công nhân viên vẫn bị coi nhẹ. Đội ngũ cán bộ cha đợc quan tâm bồi dỡng thích đáng.

Chơng III

Biện pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu của công ty xuất nhập khẩu các sản phẩm cơ khí -

MECANIMEX

I - Mục tiêu và định hớng xuất khẩu của công ty 1 - Mục tiêu xuất khẩu của Công ty

Trong quá trình kinh doanh, mọi doanh nghiệp đều phải xác định cho mình những mục tiêu để phấn đấu. Các mục tiêu này có thể coi nh kim chỉ nam để hớng dẫn mọi hoạt động của doanh nghiệp.

Tuy nhiên, điều quan trọng là không phải bất cứ những mục tiêu nào đa ra cũng đều đợc doanh nghiệp u tiên thc hiện. Trong một giai đoạn nhất định, thông thờng các doanh nghiệp chỉ lựa chọn và thực hiện một vài mục tiêu cụ thể phù hợp với điều kiện khách quan, phù hợp với khả năng của doanh nghiệp và với mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội của đất nớc.

Đối vối Công ty xuất nhập khẩu các sản phẩm cơ khí, tăng lợi nhuận trên cơ sở mở rộng thị trờng, mở rộng mặt hàng xuất khẩu luôn là mục tiêu quan trọng của Công ty.

Để đạt đợc mục tiêu này, đối với hoạt động xuất khẩu trong thời gian tới, Công ty đa ra những mục tiêu cụ thể gồm:

+ Kim ngạch đạt 3 triệu USD vào năm 2002, tăng 49% so với năm 2001, đạt 27 triệu USD vào năm 2010.

+ Thị trờng xuât khẩu chủ yếu là một số nớc thuộc Châu á, Châu Âu năm 2002 tăng lên, thị trờng sẽ mở rộng ra hầu hết các nớc ASEAN và một số nớc khác

+ Về mặt hàng xuất khẩu: măt hàng xuất khẩu chủ lực từ 2 loại hàng trong năm 2001, tăng lên 4 loại mặt hàng vào năm 2002 và 7 loại mặt hàng vào năm 2010.

2 - Định hớng xuất khẩu của Công ty

Trong những năm gần đây, Chính phủ đã có nhiều cải cách về chính sách, thủ tục hành chính nhằm tạo điều kiện thu hút đầu t nớc ngoài vào Việt nam. Đồng thời ban hành nhiều Bộ luật để điều chỉnh hoạt động của các loại hình doanh nghiệp nhằm tạo sân chơi bình đẳng cho các doanh nghiệp trong và ngoài nớc cũng nh đối với các doanh nghiệp xuất khẩu.

+ Công ty MECANIMEX tranh thủ tiềm năng sẵn có về vốn để tập trung đầu t cho hoạt động thu mua hàng xuất khẩu, tìm kiếm mặt hàng có chất lợng tốt, giá trị kinh tế cao, có giá cả cạnh tranh trên thị trờng quốc tế.

+ Thiết lập cơ cấu mặt hàng hợp lý, kiểm tra chất lợng kỹ lỡng và đáng tin cậy, giảm tỷ trọng các mặt hàng sơ chế, sản phẩm thô. Thiết lập mối quan hệ làm ăn bền vững lâu dài với các đơn vị sản xuất và cung cấp hàng hoá cho Công ty.

+ Chủ trơng lấy thị trờng Châu á- Thái Bình Dơng và thị trờng Nga, Anh làm nòng cốt. Từ đó mở rộng kinh doanh sang các thị trờng khác, tiến hành liên doanh, liên kết với các tổ chức kinh tế nớc ngoài để tiêu thụ hàng xuất khẩu.

+ Phát huy nguồn lực con ngời, tiếp tục mở rộng những lớp bồi dỡng nâng cao nghiệp vụ chuyên môn, trình độ ngoại ngữ, trình độ vi tính cho cán bộ và nhân viên trong Công ty. Coi đầu t vào nhân tố con ngời là nền tảng của sự thành công của Công ty trong hoạt động kinh doanh xuất khẩu ở giai đoạn tới.

II - Một số biện pháp đẩy mạnh hoạt động kinh doanh xuất khẩu ở công ty xuất nhập khẩu các sản phẩm cơ xuất khẩu ở công ty xuất nhập khẩu các sản phẩm cơ khí - MECANIMEX.

1- Tổ chức nghiên cứu thị trờng, từng bớc tiến tới làm chủ thị trờng: trờng:

Trong điều kiện kinh doanh hiện nay, thị trờng là yếu tố sống còn đối với hoạt động của Công ty. Bởi lẽ nhu cầu thị trờng, thị hiếu ngời tiêu dùng, tính chất thời vụ của thị trờng...là kim chỉ nam cho hoạt động xuất khẩu của Công ty vào thị trờng đó. Nghiên cứu thị trờng tốt là điều kiện tiền đề quan trọng cho hiệu quả của hoạt động kinh doanh xuất khẩu.

Trớc hết ta tìm hiểu về khả năng nghiên cứu thị trờng: Nghiên cứu thị trờng thực chất là hoạt động điều tra để tìm triển vọng bán hàng cho một sản phẩm cụ thể hay một nhóm sản phẩm, kể cả phơng pháp thực hiện mục tiêu đó. Đẩy mạnh nghiên cứu thị trờng đợc coi là nền tảng thúc đẩy hoạt động kinh doanh phát triển. Xuất phát từ thực tế Công ty có thể thực hiện các hoạt động nghiên cứu thị trờng sau:

+ Thiết lập văn phòng đại diện ở nớc ngoài:

Trong những năm qua Công ty thờng không đợc tiếp xúc trực tiếp với thị tr- ờng xuất khẩu của Công ty. Vì thế Công ty thiếu rất nhiều các thông tin về giá cả, thị hiếu và các thông số khác của thị trờng hoặc chỉ biết sơ qua nhờ các phơng tiện thông tin đại chúng. Văn phòng đại diện ở nớc ngoài sẽ thực hiện nhiệm vụ thờng xuyên cung cấp các thông tin về thị trờng, tình hình tiêu thụ sản phẩm của Công ty...Và dự báo những biến đổi bao gồm cả cơ hội và rủi ro trong tơng lai tại thị tr- ờng, để Công ty có những xử lý chính xác, những điều chỉnh kịp thời trong việc tiêu thụ hàng hoá.

Về tổ chức thực hiện: Trong điều kiện tài chính eo hẹp nh hiện nay, trớc hết Công ty phải có sự lựa chọn đúng đắn nớc nào để đặt văn phòng đại diện sao cho có hiêụ quả nhất, nh Singapo, Nhật bản.

Trong quá trình thực hiện, một điều đáng chú ý là năng lực của những cán bộ đợc cử làm đại diện. Đòi hỏi những ngời này phải có trình độ chuyên môn và kinh nghiệm trong nghiên cứu thị trờng, giỏi ngoại ngữ, có đạo đức tốt và trung thành với Công ty. Về số lợng cử đi không đòi hỏi nhiều để giảm chi phí hoạt động vì với số lợng ít nhng biết quan hệ tốt với các công ty nớc ngoài thì vẫn đảm bảo hiệu quả của văn phòng. Tránh tình trạng cử những cán bộ thiếu khả năng nghiệp vụ, hoặc yếu về ngoại ngữ ra nớc ngoài sẽ làm hạn chế hiệu qủa của văn phòng đại diện, thậm chí còn làm ảnh hởng xấu đến uy tín của Công ty.

Mặt khác, Công ty phải thờng xuyên giám sát hoạt động của văn phòng và có những hình thức thởng phạt hợp lý kích thích hoạt động của văn phòng thật hiệu quả.

- Nội dung hoạt động: Công ty cần quy định rõ nội dung hoạt động của văn phòng và nhiệm vụ của mỗi cán bộ. Cán bộ văn phòng có nhiệm vụ thờng xuyên tiếp cận và nắm chắc các thay đổi và nhu cầu của thị trờng cũng nh tình hình các đối thủ cạnh tranh, chính sách giá cả và pháp luật nớc sở tại ảnh hởng trực tiếp đến hàng nhập vào thị trờng của Công ty. Từng kỳ phải có báo cáo tình hình gửi về Công ty bao gồm cả nhng con số thống kê và những phân tích dự báo để Ban lãnh đạo Công ty có thể theo sát tình hình thị trờng.

Ngoài ra cán bộ phụ trách văn phòng còn thay mặt Công ty đàm phán, giao dịch, chào hàng, giới thiệu các mặt hàng xuất khẩu của Công ty đối vơí các thị tr- ờng sở tại và các nớc lân cận làm tiền đề cho Công ty ký kết hợp đồng.

2- Tổ chức quảng cáo giới thiệu các mặt của Công ty ra thị tr-ờng nớc ngoài. ờng nớc ngoài.

Thông tin quảng cáo là vô cùng cần thiết nhằm giới thiệu sản phẩm của Công ty tới ngời tiêu dùng và tới các doanh nhiệp sản xuất, đồng thời tiếp thị với họ về mọi khả năng của Công ty để nhận đợc những đơn đặt hàng lớn. Đặc biệt là trong hoạt động xuất khẩu tại thị trờng nớc ngoài - nơi Công ty không thực hiện tiếp xúc với ngòi tiêu dùng. Marketing trong xuất khẩu phải đợc sử dụng nh một công cụ để sản xuất hàng hoá. Công ty cần áp dụng marketing trong chiến lợc sản phẩm bao gồm các biên pháp sau:

+ Xuất bản catalogie: catalogie phải giới thiệu toàn bộ nội dung: về chức

Một phần của tài liệu Biện pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng hoá của Công ty xuất nhập khẩu các sản phẩm cơ khí MECANIMEX (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(74 trang)
w