Nâng cao chất lợng công tác thẩm định tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm phát triển hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại Sở giao dịch I - NHN0 & PTNT Việt Nam (Trang 64 - 65)

- Chiết khấu miễn truy đòi: Chỉ áp dụng với phơng thức thanh toán L/C

3.3.3.1Nâng cao chất lợng công tác thẩm định tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu

Thẩm định tín dụng là một trong những khâu then chốt trong quy trình tín dụng góp phần nâng cao chất lợng và hiệu quả công tác tài trợ xuất nhập khẩu tại Sở. Để thẩm định một dự án đầy đủ, chính xác thì cán bộ tín dụng của Sở phải phân tích đầy đủ các khía cạnh sau: t cách khách hàng, năng lực khách hàng, nguồn hoàn trả nợ vay, đảm bảo tín dụng, môi trờng hoạt động kinh doanh của khách hàng, sự kiểm soát của ngân hàng .

- T cách khách hàng: cán bộ tín dụng phải xác định rõ mục đích thực sự của khách hàng khi yêu cầu ngân hàng tài trợ và thái độ nghiêm túc của khách hàng khi hoàn trả nợ vay. Cán bộ tín dụng còn phải xem xét hồ sơ về quá trình thanh toán của

khách hàng với ngân hàng và vơí ngân hàng khách để đánh giá uy tín của khách hàng.

- Năng lực khách hàng: cán bộ tín dụng cần đảm bảo rằng khách hàng có đủ thẩm quyền yêu cầu ngân hàng tài trợ và có đủ năng lực pháp lý khi ký hợp đồng tín dụng với ngân hàng.

- Nguồn hoàn trả nợ vay: dựa trên số liệu của báo cáo tài chính, báo cáo của cơ quan kiểm toán, báo cáo chi phí hoạt động kinh doanh, hệ số an toàn kinh doanh, năng lực quản trị của doanh nghiệp, khả năng thanh khoản, nguồn vật t nguyên liệu tồn kho...để đánh giá nguồn hoàn trả nợ vay cho ngân hàng.

- Đảm bảo tín dụng: cán bộ tín dụng cần quan tâm đặc biệt đến đặc điểm về chất lợng, giá trị và khả năng phát mãi tài sản đảm bảo. Đây là những đặc điểm quan trọng, nó ảnh hởng đến nguồn thu nợ của ngân hàng khi khách hàng không có khả năng trả nợ.

- Môi trờng kinh doanh của khách hàng: đây là một yếu tố quan trọng đối với hoạt động kinh doanh của khách hàng và khả năng thu hồi vốn của ngân hàng. Môi trờng kinh doanh của khách hàng bao gồm: vị thế và thị phần của khách hàng trên thị trờng, tình hình cạnh tranh, triển vọng phát triển của ngành, môi trờng pháp lý chính trị, tình hình kinh tế của quốc gia và quốc tế...

- Sự kiểm soát của ngân hàng: bao gồm luật, quy chế ngân hàng về hoạt động tín dụng và chất lợng tín dụng; sự phù hợp giữa nhu cầu tín dụng và chính sách tài trợ của ngân hàng.

Thẩm định đợc đầy đủ sáu khía cạnh trên sẽ giúp cán bộ tín dụng của Sở hiểu rõ về dự án và đây là cơ sở để khoản tín dụng đạt chất lợng tốt.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm phát triển hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại Sở giao dịch I - NHN0 & PTNT Việt Nam (Trang 64 - 65)