bàn Hà Nội.
2.2.1. Chợ truyền thống.
Chợ là một hình thức phân phối bán lẻ có lịch sử hình thành, tồn tại và phát triển từ rất lâu. Có các chợ kinh doanh tổng hợp, có các chợ chuyên doanh một loại hàng hoá trong đó mặt hàng thực phẩm là một trong những mặt hàng kinh doanh hết sức phổ biến. Hoà chung nhịp phát triển kinh tế đất nước thì hệ thống chợ Hà Nội cũng đã đạt được các kết quả rất đáng ghi nhận:
+ Hệ thống chợ đã phát triển mạng lưới rộng khắp các khu vực trên địa bàn Hà Nội cung cấp hàng hoá phục vụ nhu cầu của nhân dân. Trên địa bàn Hà Nội khi chưa mở rộng có khoảng 135 chợ trong đó trên 90% các chợ có phân phối bán lẻ mặt hàng thực phẩm. Hàng hoá trong chợ hết sức dồi dào, phong phú đáp ứng đầy đủ và đa dạng nhu cầu nhân dân thủ đô. Các chợ phân bố không đồng đều, phần lớn các quận nội thành ít chợ hơn khu vực ngoại thành. Nguyên nhân là do các quận nội thành diện tích chật hẹp, quỹ đất để
mở rộng hệ thống chợ không còn, phần lớn các chợ đều được xây dựng từ lâu và không xây thêm chợ mới.
Bảng 2.3. Tình hình phân bố các chợ trên địa bàn Hà Nội
Quận, huyện Số Chợ Hoàn Kiếm 6 Hai Bà Trưng 9 Đống Đa 12 Ba Đình 7 Tây Hồ 7 Cầu Giấy 9 Thanh Xuân 4 Hoàng Mai 8 Long Biên 7 Gia Lâm 14 Đông Anh 21 Sóc Sơn 13 Thanh Trì 5 Từ Liêm 13 Tổng 135
Nguồn: Sở thương mại Hà Nội
+ Hệ thống chợ góp phần vào việc thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Chợ giúp lưu thông hàng hóa, là cầu nối giữa người sản xuất và người tiêu dùng. Thực phẩm sản xuất ra muốn tiêu thụ đựợc thì phải thông qua các hệ thống phân phối mà chợ là một trong những hình thức điển hình. Bên cạnh đó chợ Hà Nội đã tạo nguồn thu nhập, tạo công ăn việc làm cho hàng chục nghìn lao động góp phần giải quyết vấn đề an sinh xã hội.
+ Chợ là hình thức kinh doanh bán lẻ truyền thống không chỉ mang ý nghĩa kinh tế mà còn mang những giá trị văn hoá, lịch sử. Một số chợ ở Hà Nội chính là các di tích lịch sử, các di tích văn hóa như chợ Đồng Xuân, Chợ Mơ, chợ 19-12,… Giá trị văn hoá, lịch sử của chợ đã góp phần thúc đẩy ngành du lịch phát triển. Không một du khách quốc tế nào đến Hà Nội mà không tới các chợ. Họ tới chợ không chỉ để mua hàng hoá mà còn để tìm hiểu các nét đẹp văn hóa Việt Nam. Chính vì vậy văn hoá chợ đã góp phần giới thiệu quảng bá các nét văn hoá truyền thống của đất nước.
Bên cạnh những thành tựu đã đạt được thì hệ thống chợ trên địa bàn Hà Nội còn tồn tại một số hạn chế:
+ Thực trạng cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng của các chợ hiện này còn rất yếu kém. Hầu hết các chợ có quy mô nhỏ hẹp, theo số liệu của sở thương mại Hà Nội năm 2007 thì có tới 74% các chợ có diện tích dưới 5000m2. Đường giao thông đi đi vào các chợ cũng như đường đi trong chợ thường xuyên bị ách tắc. Khách hàng khi đi chợ cũng gặp rất nhiều khó khăn về nơi để xe, có nơi khách phải để xe trên vỉa hè hoặc dưới lòng lề đường khiến cho tình trạng tắc nghẽn giao thông càng xảy trầm trọng hơn. Các điều kiện đảm bảo an toàn cháy nổ còn rất thiếu dẫn tới tình trạng nguy hiểm khi có tai nạn xảy ra. Vụ cháy chợ Đồng Xuân vài năm trước là một minh chứng cụ thể. Do các trang thiết bị cứu hoả không được trang bị đầy đủ, một số có dụng cụ nhưng không sử dụng được kết quả là lửa bắt nguồn từ một gian hàng và lan ra toàn thể khu chợ. Thiệt hại lúc đó ước tính hàng chục tỉ đồng, đời sống các chủ thương trong chợ gặp rất nhiều khó khăn. Không chỉ hoả hoạn mà nước cũng chính là một thực trạng đáng báo động. trong các chợ hiện nay thì hệ thống thoát nước cũng chưa đáp ứng được các yêu cầu đặt ra. Sau mỗi một trận mưa thì tình trạng nước ứ đọng, ngập lụt thường xuyên xảy ra. Các chất thải, thực phẩm hỏng, đồ ăn thừa… trôi nổi, phân huỷ gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Trong trận mưa lụt lich sử năm 2008 vừa qua thì hầu hết các chợ đều bị ngập lụt, rác thải lênh láng. Môi trường chợ và môi trường sống của các hộ dân xung quanh bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
+ Chất lượng thực phẩm, vệ sinh an toàn thực phẩm cũng là một thực trạng đang tồn tại trong các chợ hiện nay. Hệ thống các lò giết mổ gia súc, gia cầm trên địa bàn Hà Nội với điều kiện vệ sinh kém đã không được đảm bảo đựoc yêu cầu vệ sinh đối với mặt hàng thực phẩm. Tình trạng thực phẩm tươi sống, các loại rau củ… từ các nơi đưa về mà không qua kiểm soát, không có dấu xác nhận của cơ quan kiểm dịch vẫn được bày bán công khai chính là nguồn gốc lây lan bệnh dịch và ngộ độc thực phẩm. Không chỉ mặt hàng thực
phẩm chưa qua chế biến mà các thực phẩm chín chất lượng cũng rất kém thậm chí gây nguy hiểm cho người tiêu dùng. Khi bộ y tế đưa các đoàn kiểm tra về chất lượng thực phẩm thì đã phát hiện trong các loại thực phẩm đã qua chế biến có chứa các chất phụ gia độc hại như : Phoóc môn, hàn the… Theo nghiên cứu khoa học thì khi con người ăn phải các chất này sẽ có khả năng mắc bệnh ung thư, các bệnh về gan, tim mạch… Do chưa quy hoạch đựơc chỗ đổ rác và ý thức của một bộ phận người dân còn kém nên rác và các chất thải từ thực phẩm được đổ, vứt lung tung, bừa bãi gây ô nhiễm môi trưòng. Trong điều kiện như vậy thì dù các loại thực phẩm có được chế biến đảm bảo nhưng vẫn nhiễm các vi khuẩn gây hại cho cơ thể.
+ Thực trạng kinh doanh của các chợ vẫn còn chưa tốt. Việc tiến hành mua bán hàng hoá của các chủ thương mang tính tự phát. Các chợ cóc, chợ tạm hình thành nên mặc dù mang lại một số tiện ích cho người dân nhưng gây ùn tắc giao thông nghiêm trọng. Các chủ thương thường xuyên lấn chiếm lòng lề đường gây mất trật tự an toàn giao thông. Do thực trạng kinh doanh tự phát nên cũng không thể quy hoạch được nơi vệ sinh, đổ rác gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Không chỉ có vậy khi tiến hành kinh doanh trong chợ, các chủ thương không có một mức giá hoặc một khung giá cố định gây khó khăn cho khách hàng. Khi có một sự kiện gì đó họ đã lấy cớ đẩy giá lên cao. Cụ thể là trong trận mưa lụt năm 2008, cả thành phố Hà Nội ngập trong nước, diện tích hoa màu, các hộ nuôi trồng thực phẩm từ tôm cá, gia cầm, rau quả … bị thiệt hại nặng nề, nguồn cung thực phẩm bị hạn chế. Trước thưc trạng đó các hộ kinh doanh đã tăng giá lên cao quá mức gây nên khó khăn cho đời sống nhân dân.
+ Công tác tổ chức, quản lý hệ thống chợ cũng chưa thực sự đạt kết quả như mong muốn. Sự phân bố và mật độ chợ trên địa bàn đều do nhu cầu trao đổi mua bán mà hình thành nên. Rất nhiều các chợ đang hoạt động đều tự phát hình thành rồi mới được đưa vào quản lý. Hiện nay có 3 mô hình cơ bản quản lý các chợ đó là mô hình ban quản lý chợ, doanh nghiệp quản lý chợ và
hợp tác xã. Mô hình doanh nghiệp quản lý chợ là mô hình mới mang tính năng động, linh hoạt. Tuy nhiên các doanh nghiệp này vừa có chức năng quản lý lại vừa có chức năng kinh doanh sẽ gây sự lẫn lộn, thiết tính khách quan, minh bạch. Mô hình hợp tác xã ít phổ biến mà chủ yếu là các ban quản lý chợ. Các ban quản lý này thời gian qua vẫn chưa hoạt động tốt như mong muốn và để thất thoát trong việc thu thuế của nhà nước. Không chỉ có vậy công tác giữ gìn an ninh trật tự trong khu vực chợ cũng cần lưu tâm. Thực tế đã có những tranh chấp, ẩu đả nảy sinh gây rối loạn, ảnh hưởng tới việc kinh doanh của các chủ thương và đời sống nhân dân.