Thẩm định khả năng cung cấp nguyên vật liệu và các yếu tố đầu vào cho dự án.

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư vay vốn trung hạn tại BIDV chi nhánh Thăng long (Trang 40 - 43)

c. Nguồn vốn đầu tư

1.3.2.3. Thẩm định khả năng cung cấp nguyên vật liệu và các yếu tố đầu vào cho dự án.

cho dự án.

Matexim đã ký HĐKT số 17-06/HĐ-KT ngày 30/11/2006 với đoàn địa chất interdeo 4 việc lập đề án và thi công thăm dò quặng sắt trong phạm vi 30ha khu vực Bản Cuôn 1 xã Ngọc Phái, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn từ tháng 2 đến tháng 10 năm 2007.

Báo cáo kết quả thăm dò cho thấy vùng mỏ được phép khai thác có trữ lượng cấp 121 là 949722 tấn đạt 98,5% so với mục tiêu đề án và trữ lượng cấp 122 là

112324 tấn, đạt 24 % so với mục tiêu đề án. Chất lượng quặng sắt đạt yêu cầu khai thác.

Trong diện tích thăm dò có 5 thân quặng cấu tạo dạng giải, phát triển theo phương gần Đông Tây. Chiều dài thân quặng lớn nhất là 820 m, chiều rộng từ 15m đến 30m , chiều dày thân quặng từ 5m đến 8,5m. Quặng có màu xám đen, xám thép từ tính mạnh. Chất lượng quặng tuơng đối tốt, hàm lượng sắt từ 38,05 % đến 65,9 % đạt trung bình 44,22%. So sánh thông tư 02/2006/TT-BCN của Bộ Công nghiệp thì quặng sắt tại đây đạt chỉ tiêu bán thị trường trong nước và xuất khẩu.

Như vậy, lượng quặng có thể khai thác là tương đối lớn, dự án là khả thi.

1.3.2.4.Thẩm định về phương diện kỹ thuật của dự án

a. Địa điểm xây dựng

Do địa điểm thực hiện dự án là ở thôn Bản Cuôn, xã Ngọc Phái, huyện chợ Đồn có khá nhiều thuận lợi nên việc thực hiện dự án sẽ rất khả thi và giảm được nhiều về chi phí. Cụ thể:

* Đặc điểm địa hình :

- Có nhiều thung lũng là điều kiện lý tưởng để đổ đất đá khi đào đắp.

- Hệ thống sông suối và các nhánh của nó là hệ thống lớn nhất trong vùng, tạo nên mạng suối dày đặc, lòng suối khá dốc ở thượng lưu.

* Đặc điểm thủy văn – sông suối;

Khu vực khai thác có địa hình tương đối thuận lợi, độ dốc thoải đều. Có khe suối cạn chảy ra suối chính nên việc tháo khô mỏ rất dễ dàng.

Nguồn nước thừa đủ cho dây chuyền tuyển và dùng sinh hoạt.

Rất thuận lợi trong việc đắp đập công nghệ , đập chắn bùn do lợi dụng được sườn núi và khe cạn.

* Đặc điểm khí hậu – thủy văn

Thời gian xuất hiện lũ chỉ có thể xuất hiện tập trung trong 2 tháng khoảng 1-3 tháng trận lũ.Trong thời gian đó có thể ngừng khai thác để bảo dưỡng dây chuyền, thiết bị.

* Địa chất công trình

Thân quặng phân bố tập trung nên dễ bố trí công nghệ, khai thác tập trung. Có thể khai thác theo phương pháp lộ thiên.

* Đặc điểm giao thông

Đường giao thông thuận lợi, khoảng cách từ mỏ đến địa điểm tiêu thụ quặng ngắn, có thể tiếp nhận xe tải để chở quặng.

b.Công nghệ, thiết bị

Dự án sử dụng công nghệ khai thác mỏ truyền thống , có sự giúp đỡ của chuyên gia Trung Quốc, đặc biệt là công nghệ nghiền tuyển làm giàu quặng. Các thiết bị khai thác mỏ theo dự kiến trang bị các loại máy công trình đã qua sử dụng.

Tuy nhiên, việc sử dụng thiết bị công trình cũ trong khai thác mỏ có thể tiết kiệm chi phí đầu tư nhưng sẽ làm tăng chi phí bảo dưỡng sửa chữa, thay thế phụ tùng khi hỏng hóc. Mặt khác, công nghệ thiết bị của Trung Quốc rẻ và quen vận hành với ngành khai thác mỏ Việt nam nhưng chất lượng thiết bị không tốt, không bền có thể ảnh hưởng ngay tới hiệu quả sản xuất

c. Đánh giá tác động môi trường

Tác động đến môi trường không khí chủ yếu do bụi và khí độc phát ra sau khi khoan nổ mìn và xúc bốc, các loại bụi có kích thước từ 0,1 micromet do gió thổi, công trường ở xa khu vực dân cư nên ảnh hưởng đến dân cư là không đáng kể. Tuy nhiên chu kỳ nổ mìn không cao, theo tính toán 4-5 ngày mới nổ một lần. Công ty đã có các biện pháp khắc phục như sau: Chờ khói mìn tan công nhân mới tới làm việc, trang bị bảo hộ lao động, khẩu trang, phun nước cục bộ bằng máy bơm và vòi phun , các loại xe vận chuyển trên đường phải che bạt.

- Công nghiệp khai khoáng ảnh hưởng và tác động trực tiếp tới môi trường sống của dân cư bản địa . Việc phá rừng, đào đât đá để khai thác quặng sắt nếu không

có phương án khắc phục kịp thời cố thể làm thay đổi vì khí hậu, gây họa sụt lở đất đá, lũ quét…

- Khi tiến hành khai thác, các đồi cây sẽ bị chặt phá để giải phóng mặt bằng, các quả đồi sẽ bị biến dạng và đào bới vì vậy đất đá, bùn dễ bị cuốn trôi, ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước mặt. Tuy nhiên khu vực chỉ xuất hiện mưa theo mùa nên công ty dễ kiểm soát hơn. Nước ngầm trong các giếng của nhà dân cách mép mỏ điểm gần nhất vào khoảng 500m về phía hạ lưu, chủ yếu là nước trong tầng phủ xuất hiện ở Cos +390 trở xuống, trong khi đó Cos khai thác đoạn thấp nhất cũng chỉ ở Cos + 449 nên không ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước. Công ty có những biện pháp khắc phục như sau : xây dựng hệ thống đập chắn bùn và đất đá, tất cả bùn đất bị cuốn xuống sẽ được ngăn lại trong hồ chứa, lắng lọc trước khi xả ra bên ngoài, khai thác theo phương pháp tập trung lấn dần, khai thác đến đâu hoàn thổ đến đó, xây dựng kênh xà riêng, không xả trực tiếp vào suối.

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư vay vốn trung hạn tại BIDV chi nhánh Thăng long (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(61 trang)
w