Những thuận lợ

Một phần của tài liệu Một số giải pháp mở rộng hoạt động cho vay trả góp tại ngân hàng ngoài quốc doanh Việt Nam (VPBank) (Trang 48 - 52)

6. Thực hiện quyết định cấp TD 7 Kiểm tra và xử lý nợ vay

2.3.2. Những thuận lợ

VPBank đã thoát khỏi sự kiểm soát đặc biệt của Ngân hàng Nhà nước

Từ năm 2004, VPBank thoát khỏi sự kiểm soát đặc biệt của ngân hàng nhà nước, một trang sử mới mở ra với VPBank. Đã chứng tỏ cho khách hàng thấy được sức mạnh vượt qua khó khăn, thử thách lớn nhất tạo cơ sở niềm tin vững chắc cho khách hàng.

Đường lối và chủ trương đúng đắn của Hội đồng quản trị và Ban giám đốc

Trong xu thế hội nhập tạo nền kinh tế thị trường mở của cùng với việc gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, Ban lãnh đạo VPBank đã đặt mục tiêu “Xây dựng VPBank thành một ngân hàng bán lẻ hàng đầu khu vực phía Bắc và trong cả nước”. Phấn đấu đến năm 2010: Trở thành ngân hàng hàng đầu khu vực phía Bắc, Ngân hàng trong top 5 của cả nước, một ngân hàng có tầm cỡ của khu vực Đông Nam Á về chất lượng, hiệu quả, độ tin cậy.

Từ đó, ngân hàng đã tập trung vào đối tượng khách hàng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ cùng với tầng lớp trung lưu trong xã hội. Việc xây dựng mục tiêu chiến lược nói trên là một quyết định táo bạo và đúng đắn của Hội đồng Quản Trị đã giúp VPBank đứng vững trên thị trường tài chính đầy thách thức và biến động trong thời gian vừa qua.

Bên cạnh đó, việc tách biệt giữa phòng tín dụng cá nhân, phòng tín dụng doanh nghiệp và phòng thẩm định tài sản đảm bảo cũng là một quyết định hoàn toàn đúng đắn, đã tạo ra sự chuyên môn hoá trong hoạt động tín dụng của ngân hàng. Đồng thời, hiệu quả của hoạt động thẩm định khách hàng cũng như thẩm định tài sản được nâng cao bởi những cán bộ thẩm định chuyên nghiệp.

Thủ tục cho vay nhanh gọn, quy trình cho vay chặt chẽ

Sau khi thoát khỏi sự kiểm soát đặc biệt của ngân hàng nhà nước, Hội đồng quản trị đã thống nhất đưa ra một Quy trình nghiệp vụ tín dụng chặt chẽ, chuyên nghiệp, phân định rõ trách nhiệm của các cá nhân, phòng ban trong việc cấp hạn mức tín dụng. Giảm thiểu thời gian, đẩy nhanh quá trình giải ngân cho khách hàng.

Bên cạnh việc đưa ra được được quy trình thống nhất trong toàn hệ thống, VPBank cũng đã đưa ra thang điểm xếp hạng khách hàng đem lại sự an toàn giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng. Có hai loại mẫu phiếu xếp hạng khách hàng, mẫu cho khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp. Trong mẫu xếp hạng khách hàng cá nhân thể hiện rõ những thông tin về tư cách pháp lý, quan hệ gia đình xã hội, trình độ học vấn, quá trình công tác, các thông tin về

và kế hoạch trả nợ, tài sản đảm bảo. Sau khi thu thập đầy đủ thông tin cán bộ tín dụng tiến hành xếp hạng khách hàng, tùy vào thang điểm mà quyết định có cấp tín dụng hay không. Và cũng như mẫu xếp hạng khách hàng doanh

nghiệp, cán bộ tín dụng có thể nhanh chóng đưa ra được quyết định chính xác mà vẫn đảm bảo độ an toàn cho ngân hàng.

Cùng với kết quả xếp hạng rủi ro thì VPBank còn căn cứ vào tài sản đảm bảo. Tài sản đảm bảo cũng được xếp hạng căn cứ vào tính chất của tài sản và tỷ trọng vay của khách hàng trên giá trị tài sản do phòng thẩm định đánh giá. Kết quả xếp hạng rủi ro cùng xếp hạng tài sản bảo đảm là hai tiêu chí quan trọng kết hợp với nhau để quyết định liệu có cho một khách hàng vay hay không.

Với các chỉ tiêu đánh giá như trên, ngân hàng hoàn toàn có thể xác định chính xác về khách hàng ở các mặt tư cách, tài chính và tài sản đảm bảo. Chính quy trình cho vay mang tính chặt chẽ và khoa học như trên đã phần nào giúp cho VPBank không chịu tỷ lệ nợ quá hạn phát sinh đáng kể trong những năm vừa qua.

Công nghệ ngân hàng được đổi mới

Sau khi từ bỏ hệ thống phần mềm B2K Advance, VPBank đã tìm cho mình được một hệ thống phần mềm lõi Corebanking Temenos, được cung cấp từ Thụy Sỹ cực kỳ hiện đại. Đây là một hệ thống hiện đại, linh hoạt và tích hợp, có khả năng đáp ứng ngân hàng ở cấp độ mạng lưới, đáp ứng các nhu cầu trực tuyến và xử lý tức thì.

Kể từ ngày triển khai dự án, 16/5/2006, sau hơn một năm triển khai, ngày 1/10/2007, VPBank đã chính thức áp dụng T24 trên toàn hệ thống. Thời gian đầu, VPBank tiến hành chạy song song hai hệ thống cũ vốn đang hoạt động và hệ thống mới T24. Sau một tháng kiểm tra đối chiếu, ngay 3/11/2007, VPBank đã chính thức ngừng toàn bộ hệt hống cũ và ngày 5/11/2007, T24 trở thành hệ thống mới, duy nhất của ngân hàng phục vụ khách hàng. Nếu như trước khi áp dụng T24, VPBank chỉ có 30 chi nhánh phục vụ thì sau thời điểm

hơn 2.000 cán bộ công nhân viên phục vụ 150.000 khách hàng, 500.000 tài khoản và hợp đồng, thực hiện 30.000 giao dịch/ngày.

Đội ngũ cán bộ tín dụng trẻ, nhiệt tình và nhạy bén

Với một đội ngũ cán bộ trẻ trung, giàu nhiệt huyết, nhạy bén với những biến động. Đã đưa VPBank thành một thương hiệu lớn trong cả nước cũng như trên trường quốc tế cùng với những con số lợi nhuận ấn tượng. Trong toàn hệ thống, đội ngũ này chính là tiềm lực lớn để thúc đẩy VPBank tiến xa hơn. Bên cạnh đó, ngân hàng vẫn luôn mở ra các lớp đào tạo nâng cao tay nghề đội ngũ cán bộ. Trong năm 2007, tính trên phạm vi toàn hệ thống, phòng Nhân sự & Đào tạo đã tổ chức được 54 khóa đào tạo, với 2.108 lượt học viên và tổng chi phí đào tạo là 808.630.000 đồng. Trong đó, chủ yếu là đào tạo nhân viên tân tuyển do nhu cầu mở rộng mạng lưới và phát triển điểm giao dịch trong năm qua.

Trong năm 2007, VPBank đã thực hiện việc thay đổi đồng bộ hệ thống nhận diện thương hiệu (biển hiệu, nội thất..) tại tất cả các điểm giao dịch trong hệ thống. Có thể nói đến nay hệ thống nhận diện mới đã phát huy hiệu quả rất lớn trong công tác xây dựng hình ảnh ngân hàng chuyên nghiệp cho VPBank.

Năm 2007 VPBank đã thực hiện tài trợ cho một số chương trình truyền hình lớn chuyên về lĩnh vực tài chính ngân hàng: chương trình “Doanh nghiệp 24H” trên VTC, chương trình game show “Nhà đầu tư tài ba” của Đài truyền hình Việt Nam và một số chương trình thời sự quốc tế,... Thương hiệu VPBank đến nay đã trở thành một trong những thương hiệu mạnh trong nước, góp phần quan trọng vào việc phát triển khách hàng, mở rộng thị phần và nâng cao hiệu quả hoạt động của VPBank.

Cơ hội khi Viêt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO

Việc Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO đã tạo ra nhiều thuận lợi như ngân hàng có thể tiếp cận nhanh chóng với những công nghệ cũng như phương thức quản lý hiện đại của ngành ngân hàng trên thế giới. Đồng thời, việc mở cửa sẽ thu hút lượng lớn đầu tư nước ngoài vào, điều đó dẫn tới tăng nguồn thu cho ngân hàng nếu ngân hàng có những chiến lược sẵn sàng đối đầu với cạnh tranh.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp mở rộng hoạt động cho vay trả góp tại ngân hàng ngoài quốc doanh Việt Nam (VPBank) (Trang 48 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(72 trang)
w