Phân tích cơ cấu nguồn vốn

Một phần của tài liệu Các giải pháp hoàn thiện phân tích tài chính doanh nghiệp tại Công ty sản xuất bao bì và hàng xuất khẩu (Trang 43 - 47)

Dựa vào bảng cân đối kế toán ta lập bảng phân tích cơ cấu nguồn vốn . Bảng 03.

Qua số liệu trên ta thấy tổng số nguồn vốn của Công ty năm 2005 so với năm 2004 là 8.985.242.451đ chủ yếu là do tăng các khoản nợ ngắn hạn và nợ dài hạn. Nợ ngắn hạn vào các năm 2005 tăng nhanh.

- Nợ ngắn hạn tăng chủ yếu là vay ngắn hạn năm 2005 tăng so với năm 2004 là 4.308.608.362đ tơng ứng tăng 132,07%. Nguyên nhân tăng là do trong năm 2005 Công ty đang gấp rút hoàn thành kế hoạch sản xuất giao hàng cho nớc bạn do thiếu vốn Công ty phải vay ngân hàng để mua nguyên vật liệu và chi phí khác. Mặt khác trong sự tăng lên của nợ phải trả (ngời mua trả tiền trớc) cũng tăng lên đáng kể cụ thể tăng 3.614.969.83đ. Đây là số tiền đặt cọc ứng trớc của khách hàng đủ để chi phối vốn sản xuất kinh doanh nên Công ty luôn phải đi chiếm dụng vốn bằng cách vay ngân hàng là chủ yếu.

- Khoản phải trả cán bộ CNV tăng lên là do thời điểm cuối năm 2005 Công ty cha thanh toán lơng tháng 12 do CNV đây cũng là một hình thức chiếm dụng vốn của Công ty.

Khoản nợ dài hạn tăng vào năm 2005 chủ yếu là tăng lên của vay dài hạn nguyên nhân năm 2005 do nhu cầu sử dụng Công ty vay dài hạn để đầu t thuê mua tài chính một ô tô 12 chỗ ngồi và mua một ô tô 4 chỗ phục vụ cho việc đi lại giao dịch của Giám đốc và toàn Công ty.

Mặc dù khoản nợ vay tăng lên cao nhng Công ty luôn giữ uy tín với bạn hàng thực hiện tốt thanh toán. Điều này đợc thể hiện qua sự giảm xuống vào năm 2005 của các khoản phải trả cho ngời bán 157.846.061đ đây cũng là một trong những cố gắng của ban quản lý Công ty.

Qua phân tích trên ta thấy khả năng huy động vốn từ các nguồn khác nhau chủ yếu đi vay là khá cao. Do phải đi vay lãi xuất ngân hàng nhiều với lãi suất 0,65% tháng nên một năm Công ty phải trả lãi ngân hàng xấp xỉ 1,5 tỷ đồng trong khi bản thân công ty cũng bị chiếm dụng điều này

đợc thể hiện qua khoản phải thu của khách hàng giữa năm 2005 với năm 2004 là:

19.397.723.999 - 11.762.050.954 - 7.617.672.934đ

(số liệu trên bảng cân đối kế toán năm 2004 và 2005)

Số tiền Công ty bị chiếm dụng không đợc lãi trong khi đó Công ty thiếu vốn đi vay ngân hàng (phải trả lãi) để có vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh đợc liên tục không bị gián đoạn. Do phải trả lãi nhiều nên lợi nhuận còn lại của Công ty rất thấp dẫn đến việc trích lập các quỹ và bổ sung vào nguồn vốn chủ sở hữu là rất khó khăn. Mặt khác để biết sâu hơn về tình hình tài chính và khả năng tự tài trợ về mặt tài chính và mức độ tự chủ trong sản xuất kinh doanh và những khó khăn Công ty gặp phải trong khai thác nguồn vốn ta phân tích các chỉ tiêu sau:

Tỷ suất tự tài trợ = Nguồn vốn chủ sở hữu Tổng nguồn vốn

Năm 2004 = 3.036.335.520

22.208.276.034 x 100 = 13,67%

Năm 2005 = 3.091.397.545

31.193.518.485 X 100 = 9,9%

Nhìn vào kết quả tính tỷ suất trên ta thấy cả 2 năm 2004 và 2005 khả năng đảm bảo về mặt tài chính của Công ty rất thập.

Nguồn vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng thấp trong tổng nguồn vốn cụ thể năm 2004 chỉ có 13,67% năm 2005 còn có 9,9% cho nên Công ty không có đủ khả năng đảm bảo về mặt hàng và các nhà cung cấp là cha cao.

Vì hiện nay tỷ suất này phải đạt bằng hoặc lớn hơn 50% thì Công ty mới đợc cho là có khả năng đảm bảo về tài chính và chủ động trong kinh doanh. Tỷ suất nợ = Nợ phải trả Tổng nguồn vốn Năm 2004 = 19.147.940.514 22.193.518.485 X 100 = 86,21% Năm 2005 = 28.122.120.940 31.193.518.485 X 100 = 90,08%

Qua việc tính tỷ suất nợ của Công ty trong 2 năm ta thấy năm 2005 tăng so với năm 2004 là 3,81% (90,09 - 86,21) mặt khác cả 2 năm các khoản nợ phải trả đều chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn. Điều này chứng tỏ Công ty kinh doanh chủ yếu trên vốn đi chiếm dụng từ bên ngoài bằng các nguồn khác nhau nh vay ngân hàng, trả chậm cho ngời bán, thanh toán chậm lơng cho CBCNV... nh vậy Công ty thực hiện cha tốt kỷ luật thanh toán tín dụng. Tuy nhiên có những hạn chế này của ngành sản xuất mặt hàng xuất khẩu. Khi phải xuất đợc hàng sang cho nớc bạn họ chấp nhận thì mới đợc thanh toán. Nên công ty phải thờng xuyên vay vốn để đảm bảo kế hoạch sản xuất theo đơn đặt hàng hợp đồng đã ký kết. Do đó việc Công ty bị chiếm dụng và đi chiếm dụng là điều không thể tránh khỏi.

Để tiến hành sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp cần có tài sản bao gồm TSLĐ và đầu t ngắn hạn, TSCĐ và đầu t dài hạn. Để hình thành hai loại tài sản này phải có các nguồn vốn tài trợ tơng ứng bao gồm nguồn vốn ngắn hạn và nguồn vốn dài hạn. Nguồn vốn dài hạn trớc hết đợc đầu t vào TSCĐ , phần d của nguồn vốn dài hạn và vốn ngắn hạn đợc đầu t hình thành TSCĐ. Chênh lệch giữa nguồn vốn dài hạn với TSCĐ hay giữa TSLĐ với nguồn vốn ngắn hạn đợc gọi là vốn lu động ròng. Mức độ an toàn của

tài sản ngắn hạn phụ thuộc vào mức độ của vốn lu động thờng xuyên. Phân tích tình hình đảm bảo nguồn vốn cho HĐKD ta cần tính toán so sánh giữa các nguồn với tài sản.

VLĐ thờng xuyên = nguồn vốn dài hạn - TSCĐ = TSLĐ - nguồn vốn ngắn hạn

VLĐ thờng xuyên 2004 = 3.277.335.520 - 8.534.971.915 = - 5.261.636.395đ

VLĐ thờng xuyên 2005 = 4.366.252.045 - 8.394.498.841 = - 4.028.246.796đ

Nh vậy nguồn vốn thờng xuyên của Công ty cả 2 năm đều nhỏ hơn 0, nguồn vốn dài hạn không đủ đầu t cho TSCĐ. Công ty đã phải đầu t vào TSCĐ một phần lớn nguồn vốn ngắn hạn. TSLĐ không đáp ứng đủ nhu cầu thanh toán nợ ngắn hạn, cán cân thanh toán mất thăng bằng, Công ty phải dùng một phần TSCĐ để thanh toán nợ ngắn hạn đến hạn trả. Do vậy Công ty cần tăng cờng huy động nguồn vốn dài hạn hợp pháp hoặc phải giảm quy mô đầu t dài hạn để thăng bằng cán cân thanh toán. Chính vì vậy Công ty không đủ khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn và TSCĐ của Công ty thiếu vững chắc vì phải đầu t bằng nguồn vốn ngắn hạn.

Một phần của tài liệu Các giải pháp hoàn thiện phân tích tài chính doanh nghiệp tại Công ty sản xuất bao bì và hàng xuất khẩu (Trang 43 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(63 trang)
w