Theo bảng thống kê chính thức của ba tổ chức hội đồng FTTH lớn nhất thế giới (gồm Châu Á Thái Bình Dương, Châu Âu và Bắc Mỹ) về sự phát triển của thị trường FTTH toàn cầu cho thấy: trên quy mô toàn thế giới có 6 triệu thuê bao truy cập mới được thêm vào trong bảng danh sách chỉ trong nửa cuối năm 2009. Trong đó, Hàn Quốc là nước đầu tiên trên thế giới có hơn 50% số hộ gia đình sử dụng kết nối FTTH/FTTB và cũng là nước dẫn đầu trong bảng thống kê các nền kinh tế toàn cầu của FTTH.
Hình 4.1. Biểu đồ thống kê số lượng thuê bao FTTH toàn cầu năm 2009
Các nước Hàn Quốc, Hồng Kông, Đài Loan, Nhật Bản là những nước dẫn đầu về phần trăm số hộ dân được tiếp cận trực tiếp dịch vụ truyền thông băng thông rộng bằng kết nối cáp quang. Theo bảng thống kê chính thức đầu tiên này về thứ hạng triển khai FTTH (Fiber To The Home) của các nước trên thế giới thì: 37% số
hộ dân ở Hàn Quốc được lắp đặt mới đường truyền bằng cáp quang FTTH, sau đó là Hồng Kông với 30%, Đài Loan với 23% và Nhật với 14%. Các nước như: Thụy Sỹ, Estonia, Lithuania, Trung Quốc, Mỹ, Đan Mạch, Nga, Ý, Phần Lan, Pháp, Bulgari là những nước còn lại trong số 11 nước đứng đầu với tỉ lệ triển khai lắp đặt mới đường truyền bằng cáp quang FTTH từ 6,1% đến 1% trên tổng số hộ dân. Chỉ có những nước có tỉ lệ triển khai từ 1% trở lên mới được đề cập đến trong bảng thống kê này.
Theo một báo cáo mới nhất của Heavy Reading, số hộ gia đình sử dụng kết nối băng rộng FTTH trên toàn thế giới sẽ tăng trưởng hàng năm trên 40% cho đến năm 2012 và đạt khoảng 107 triệu hộ khi đó.
Hiện nay, công nghệ FTTH có khoảng 50 triệu kết nối toàn cầu. Trong đó,
châu Á được đánh giá là thị trường có tiềm năng phát triển lớn. Theo dự đoán, vào
cuối năm 2012, riêng châu Á sẽ có khoảng 64 triệu kết nối FTTH, tiếp theo là châu Âu/ khu vực Trung Đông/ châu Phi với 23 triệu, rồi đến Bắc Mỹ và Nam Mỹ với 20 triệu.
Hình 4.2. Biểu đồ sự phát triển số lượng thuê bao mới của FTTH tới năm 2014
Hiện tại, quá trình chuyển đổi sang FTTH đang được thực hiện ở nhiều nước gồm: Đan Mạch, Pháp, Hồng Kông, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thụy Điển, Đài Loan và Mỹ. Theo phân tích của Finnie Graham thì trong vòng 5 năm tới, phần lớn các nước phát triển khác sẽ tham gia vào danh sách này. Khi đó sợi quang cũng sẽ
có một ảnh hưởng tương đối quan trọng đến các nước viễn thông kém phát triển như Ấn Độ, Nga và khu vực Trung Đông.
Cũng theo dự đoán khác của Serene Fong - nhà phân tích của ABI Research cho rằng: “ Trong khi các nhà khai thác DSL đã thu được nguồn lợi đáng kể trong vài năm qua, thì các thị trường băng rộng đã chín muồi bắt đầu chứng kiến sự gần như bão hòa trong tỉ lệ thâm nhập băng rộng của họ. Các quốc gia công nghệ cao như Đan Mạch, Hàn Quốc và Nhật Bản đã và đang trải qua sự xuống dốc về tỉ lệ DSL khi mà có nhiều người hơn đang ưa chuộng tùy chọn kết nối sợi quang có tốc độ nhanh hơn ”.
Hơn thế nữa, giá cả giảm xuống một cách chóng mặt là kết quả của sự cạnh tranh không nhân nhượng và nó cũng là chất xúc tác cho sự tăng trưởng của các giải pháp băng rộng nhanh hơn. Tuy nhiên, Serene Fong tin rằng công nghệ đường dây DSL cố định sẽ vẫn tiếp tục là nền tảng băng rộng hàng đầu, tạo nên sự thu hút trên toàn cầu, đặc biệt là tại các nước đang phát triển. Đó là bởi vì các nhà khai thác có thể tận dụng hạ tầng cơ sở viễn thông đang tồn tại để giữ chi phí ổn định và ở cái giá dễ được chấp nhận hơn đối với một số lượng thuê bao trải rộng nhất.