TTQT bằng Nhờ thu

Một phần của tài liệu Một số biện pháp phát triển hoạt động Thanh Toán Quốc Tế tại Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn Nam Hà Nội (Trang 46)

2.2.4.1. Quy trình thanh toán bng nh thu ca NHNo & PTNT Nam H Nà i

Hiện nay, tại NHNo & PTNT Nam Hà Nội đang cung cấp hai dịch vụ nhờ thu là : nhờ thu hàng xuất và nhà thu nhàng nhập.

(1) Khi khách hàng xuất trình giấy tờ kèm theo yêu cầu nhờ thu, thanh toán viên kiểm tra chứng từ nếu không xó sai xót thì chấp nhận yêu cầu thu hộ.

(2) Thanh toán viên lập thư nhờ thu gửi Ngân hàng đại lý thu hộ cùng các chứng từ kèm theo ( Ngân hàng tại nước người mua hàng ).

(3) Ngân hàng thanh toán kết quả nhờ thu nhận được cho người ủy nhiệm sau khi có kết quả : khi nhận được tiền thanh toán từ người mua, sau khi trừ đi các khoản phí thanh toán bằng tiền mặt hoặc chuyển vào tài khoản theo yêu cầu của khách hàng.

• Nhờ thu hàng nhập :

(1) Sau khi tiếp nhận chứng từ, thanh toán viên kiểm tra chứng từ xem chứng từ có sai xót hay không, nếu có sai xót thì gửi trả về cho người gửi. Nếu không có sai xót thì tiếp nhận chứng từ và gửi thông báo cho khách hàng của mình về chứng từ nhờ thu.

(2) Ngân hàng sẽ gửi thông báo cho Ngân hàng gửi nhờ thu về việc chấp nhận thanh toán đồng thời lập điện trả tiền cho người hưởng lợi nếu khách hàng chấp nhận thanh toán, hoặc lập điện từ chối thanh toán nếu khách hàng từ chối thanh toán. TTV kiểm tra chứng từ TTV gửi bộ chứng từ cho ngân hàng đại lý TTV thanh toán cho khách hàng TTV kiểm tra chứng từ TTV gửi bộ chứng từ cho ngân hàng đại lý

2.2.4.2. Kết qu hot động ca phương thc nh thu

Từ khi đi vào hoạt động đến nay, doanh thu từ phương thức nhờ thu vẫn còn chiếm một tỉ lệ rất nhỏ, nó thường chỉ chiếm khoảng tối đa là 25 trong tổng doanh thu từ hoạt động TTQT.

1.613 117 2.464 162.4 2.56 271.2 0 50 100 150 200 250 300 2005 2006 2007

doanh thu ( triệu USD ) tổng doanh thu TTQT

Hình 2.3 : Doanh thu từ hoạt động nhờ thu và tổng doanh thu TTQT

(Nguồn : báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2005- 2007 của phòng

TTQT).

Doanh thu từ hoạt động nhờ thu chỉ chiếm một tỉ lệ rất nhỏ trong tổng doanhthu từ hoạt động TTQT nhưng không vì thế mà nó không có vai trò đối với hoạt động TTQT. Nếu hoạt động nhờ thu có chất lượng ngày càng tăng lên và được khách hàng tin tưởng thì nó cũng giúp ngân hàng nâng cao được vai trò của mình trước những đối thủ cạnh tranh.

Mức độ tăng trưởng không đồng đều trong các năm gần đây, doanh thu từ họat động nhờ thu hàng nhập thì tăng trưởng rất chậm và có xu hướng giảm trong ba năm gần đây (năm 2005 tốc độ tăng trưởng là -34%, năm 2006 là 2.9% năm 2007 là -63.4%). Trong khi đó donh thu từ hoạt động nhờ thu hàng xuất thì có mức tăng trưởng rất mạnh trong những năm gần đây, cụ thể: năm 2005 tốc độ tăng trưởng là -66%, nhưng đến năm 2006 là 1140% và đạt mức 125.9%vào năm 2007. Có tình trạng này là do đặc điểm của phương thức này là rủi ro cao, chủ yếu chỉ mang lại lợi ích cho người nhập khẩu chức không mang lại lợi ích cho

người xuất khẩu, do đó người ta chỉ sử dụng phương thức này khi hai bên đã có quan hệ làm ăn lâu dài, và có uy tín lớn đối với nhau. Ngoài ra, việc Ngân hàng chưa chú trọng vào việc nâng cao, phát triển chất lượng dịch vụ nhờ thu cũng làm ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng của hoạt động này.

Bảng 2.6. Doanh thu của phương thức nhờ thu

Đơn vị : Nghìn USD.

C.tiêu Năm

Nhờ thu nhập Nhờ thu xuất

Số món Doanh thu Tốc độ tăng trưởng(%) Số món Doanh thu Tốc độ tăng trưởng(%) 2005 38 1,543 -34 {*} 2 70 -66{*} 2006 36 1,589 2.9 4 876 1140 2007 55 580 -63.4 8 1,981 125.9

(Nguồn : báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2005 - 2007 của phòngTTQT)

{*}: so với số liệu năm 2004.

Tuy nhiên, hiện nay uy tín của NHNo & PTNT Nam Hà Nội đang tăng lên rõ rệt nhờ triển khai hệ thống công nghệ thông tin mới, và một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ nhờ thu, do đó tin chắc rằng trong vài năm tới doanh thu từ hoạt động này sẽ tăng nên rõ rệt.

2.2.5. TTQT bằng tín dụng chứng từ.

2.2.5.1. Quy trình thanh toán bằng L/C.

• Quy trình thanh toán L/C xuất khẩu, thực hiện theo hướng dẫn của NHNo & PTNT Việt Nam thì hoạt động thanh toán L/C có quy trình như sau:

(1) Thanh toán viên kiểm tra thông báo L/C . Thanh toán viên phải kiểm tra mã, chữ ký, tên địa chỉ của người hưởng lợi.

(2) Thanh toán viên tiếp nhận và kiểm tra bộ chứng từ nhận được, nếu thấy bộ chứng từ có sai xót thì phải có thông báo yêu cầu khách hàng sửa đổi, bổ sung.

(3) Sau khi đã kiểm tra bộ chứng từ, nếu thấy không có sai xót gì, thanh toán viên lập điện và thư đòi tiền theo quy định của L/C.

(4) Khi khách hàng thanh toán vào tải khoản của Ngân hàng thì thanh toán viên chuyển cho kế toán báo có cho khách hàng số tiền sau khi đã trừ đi số tiền chiết khấu( nếu có) và tiền phí theo quy định của NHNo.

Quy trình:

• Quy trình thanh toán L/C nhập khẩu theo quy định của NHNo & PTNT Việt Nam:

(1) Thanh toán viên tiếp nhận yêu cầu mở L/C của khách hàng và yêu cầu khách hàng làm các thủ tục cần thiết.

(2) Sâu khi khách hàng đã làm xong các thủ tục cần thiết, thanh toán viên sẽ mở L/C cho khách hàng. Trong trường hợp khách hàng có yêu cầu sửa đổi thì phải có văn bản thỏa thuận giữa hai bên, thanh toán viên sẽ sửa đổi và bổ sung L/C theo yêu cầu của khách hàng.

(3) Khi có chứng từ đòi tiền của Ngân hàng nước ngoài gửi đến, thanh toán viên phải kiểm tra sự phù hợp của bộ chứng từ, sau đó chuyển cho khách hàng. Ngân hàng chỉ giao chứng từ cho khách hàng khi họ đã thanh toán tiền cho Ngân hàng. (4) Sau khi đã giao bộ chứng từ cho khách hàng, Ngân hàng tiến hành thanh toán cho Ngân hàng ở nước ngoài.

TTV kiểm tra thông báo L/C TTV tiếp nhận bộ hồ sơ TTV lập tư đòi tiền Ngân hàng chuyển tiền đến người hưởng lợi

Quy trình:

2.2.5.2. Kết quả hoạt động thanh toán bằng L/C.

Trong hoạt động TTQT của NHNo & PTNT Nam Hà Nội thì phương thức tín dụng chứng từ được sử dụng nhiều nhất và đem lại thu nhập cao nhất cho Ngân hàng. Doanh thu từ L/C luôn chiếm khoảng sấp xỉ 49% trong tổng doanh thu của hoạt động TTQT và luôn có xu hướng tăng cả về số lượng cũng như tỉ trọng, trong đó doanh thu năm 2005 là 67,3 triệu USD, nhưng năm 2006 chỉ là 57.6 triệu USD, đến năm 2007 đạt 109.5 triệu USD. Có được kết quả này là do NHNo & PTNT Nam Hà Nội đã luôn chú trọng vào việc hoàn thiện, nâng cao, phát triển chất lượng dịch vụ cũng như chủng loại L/C. Ngoài ra, có được kết quả như vậy còn do tính chất của phương thức L/C đem lại. Bởi vì, phương thức tín dụng chứng từ có rất nhiều ưu điểm như : đem lại lợi ích công bằng cho cả người xuất khẩu và người nhập khẩu, rủi ro khá thấp, thủ tục thanh toán đơn giản…..

67.3 117 57.6 162.4 109.5 271.2 0 50 100 150 200 250 300 2005 2006 2007

doanh thu ( triệu USD ) tổng doanh thu TTQT

Hình 2.4. Doanh thu từ hoạt động tín dụng chứng từ và tổng doanh thu TTQT.

(nguồn : báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2005 - 2007 của phòngTTQT) TTV tiếp nhận yêu cầu mở L/ C TTV mở L/C TTV kiểm tra bộ chứng từ TTV giao bộ chứng từ cho khách hàng

Trong tổng doanh thu từ hoạt động thanh toán bằng L/C thì doanh thu từ hoạt động mở L/C nhập khẩu chiếm tỉ lệ lớn cao và có tốc độ tăng trưởng cao và khá ổn định. Thanh toán L/C nhập khẩu đạt 67,1 triệu USD năm 2005, đạt 88,4 triệu USD năm 2006 và 155,7 triệu USD năm 2007 với tốc độ tăng trưởng từ 31% - 76 % , tuy tốc độ tăng trưởng không đồng đều qua cá năm nhưng vẫn là tốc độ tăng trưởng rất cao so với các tốc độ tăng trưởng của các loại hình dịch vụ khác.

Mặc dù đã đạt được hiệu quả cao trong việc tăng doanh số hàng xuất nhập khẩu nhưng vẫn có sự chênh lệch khá lớn giữa hàng nhập khẩu và xuất khẩu. Thanh toán L/C xuất khẩu có doanh thu khá khiêm tốn : năm 2005 là 322 nghìn USD, năm 2006 là 675 nghìn USD và năm 2007 là 1,2 triệu USD chỉ chiếm tỉ lệ trong tổng doanh thu từ hoạt động thanh toán bằng L/C ( khoảng từ 0.5% - 1% ).

Doanh thu từ hoạt động tín dụng chứng từ luôn tăng mạnh qua các năm, thể hiện ở hình sau :

Bảng 2.7. Doanh thu từ hoạt động thanh toán bằng L/C

(đơn vị : nghìn USD )

C.tiêu Năm

L/C xuất khẩu L/C nhập khẩu

Số món Doanh thu Tốc độ tăng trưởng(%) Số món Doanh thu Tốc độ tăng trưởng(%) 2005 3 322 -62,4 471 67,155 40.6 2006 47 2,751 754.3 479 54,618 -18.8 2007 3 5,235 90.3 758 104,311 97.4

(Nguồn : báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2005- 2007 của phòng NV- KH tổng hợp)

Ngoài các kết quả đạt được về doanh số hoạt động TTQT, thì việc phát triển của hoạt động tín dụng chứng từ xuất khẩu đã khuyến khích và tài trợ cho các nhà nhập khẩu tham gia xuất nhập khẩu bằng cách tài trợ cho các hoạt động xuất nhập khẩu mà khách hàng thực hiện. Ngân hàng thực hiện tài trợ cho những lĩnh vực chủ yếu như : hóa chất, thiết bị điện tử, xây dựng, đóng tàu, dệt may.

So với các Ngân hàng khác cùng cấp thì doanh thu từ hoạt động thanh toán bằng L/C của NHNo & PTNT Nam Hà Nội là khá cao, phản ánh sự cố gắng không ngừng của đội ngũ cán bộ nhân viên, thanh toán viên trong phòng TTQT và sự giúp đỡ hết mình của ban lãnh, sự tín nhiệm của khách hàng đối với Ngân hàng.

2.3. ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG TTQT TẠI NHNo & PTNT NAM HÀ NỘI TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY. TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY.

2.3.1. Kết quả đạt được

Bảng 2.8. Tổng doanh thu từ hoạt động TTQT

Đơn vị: triệu USD

Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007

Doanh thu TTQT 117 162.4 271.2

Tốc độ tăng trưởng 5.4% {*} 38.8% 66.9%

{*}: so sánh với số liệu năm 2004

Trong những năm qua, hoạt động TTQT của NHNo & PTNT Nam Hà Nội luôn tăng trưởng với tốc độ tăng trưởng khá cao: tốc độ tăng trưởng của tổng doah thu từ hoạt động TTQT năm 2005 là 5.4%, đến năm 2006 là 38.8% và đạt mức 66.9% năm 2007.Đây là tốc độ tăng trưởng thuộc loại cao của toàn hệ thống NHNo&PTNTVN nói riêng, của ngành Ngân hàng nói chung. Hiện nay, Ngân hàng đang là một địa chỉ TTQT đáng tin cậy. Hoạt động TTQT của Ngân hàng đạt được một số thành tựu cụ thể như sau :

Các phương thức TTQT được đa dạng hơn, chất lượng tốt hơn.

Trong những năm gần đây, Ngân hàng đã đa dạng các phương thức thanh toán. Trước kia, Ngân hàng chỉ chú trọng vào phát triển các hoạt động truyền thống như : phương thức chuyển tiền, phương thức nhờ thu, phương thức tín dụng chứng từ, nhưng bắt đầu từ năm 2008 ngân hàng đã đưa vào dịch vụ thanh toán biên mậu, và nó có triển vọng phát triển mạnh trong vài năm tới. Chất lượng của mỗi phương thức cũng đa dạng hơn trước rất nhiều, trước kia để mở một L/C khách hàng phải đợi ngân hàng kiểm tra hồ sơ mất hàng tuần, nhưng hiện nay quy trình kiểm tra hồ sơ chỉ mất từ một đến hai ngày. Nếu khách hàng cần gấp,

cán bộ ngân hàng có thể kiểm tra và mở L/C cho khách hàng trong vòng một, hai ngày.

Mở rộng hơn mạng lưới TTQT.

Trong năm 2007, Ngân hàng đã mở thêm một phòng TTQT tại phòng giao dịch số 9, và mở rộng các phòng TTQT tại các chi nhánh nhằm phục vụ tốt nhất nhu cầu đang tăng của khách hàng.

Công tác chăm sóc khách hàng được chú trọng hơn.

Khách hàng đến giao dịch tại Ngân hàng đều được các thanh toán viên tận tình hướng dẫn quy trình nghiệp vụ. Trong vài năm trở lại đây, ngân hàng luôn có những buổi hội thảo giữa khách hàng với cán bộ công nhân viên nhằm trao đồi kinh nghiệm, kiếm thức của cán bộ nhân viên ngân hàng cho các khách hàng thân thiết của ngân hàng, đồng thời để có thể nhận được những thông tin đóng góp trực tiếp của khách hàng để có những thay đổi kịp thời.vì vậy, trong vài năm trở lại đây có rất hiếm tình trạng khách hàng đến kiếu nại phòng TTQT, chưa thấy có tình trạng khách hàng không cảm thấy thoải mái khi đến giao dịch tại Ngân hàng hay cảm thấy ấm ức khi rời khỏi Ngân hàng.

Hoạt động kinh doanh ngoại tệ phát triển cùng với sự phát triển của các dịch vụ TTQT.

Hoạt động TTQT gắn liền với với hoạt động kinh doanh ngoại tệ, do đó sự phát triển của hoạt động kinh doanh ngoại tệ gắn liền với sự phát triển của hoạt động TTQT, hoạt động kinh doanh ngoại tệ là chất xúc tác thúc đẩy hoạt động TTQT phát triển. Đồng thời, hoạt động TTQT phát triển lại giúp cho hoạt động kinh doanh ngoại tệ phát triển hơn. Trong những năm gần đây, hoạt động TTQT luôn phát triển với tốc độ khá nhanh do đó làm cho hoạt động kinh doanh ngoại tệ cũng theo đó mà phát triển.

2.3.2. Tồn tại

Mặc dù đã đạt được nhiều thành tựu như vây, nhưng hiện tại NHNo & PTNT Nam Hà vẫn còn một số hạn chế sau :

Hầu hết các thanh toán viên đều có trình độ đại học và trên đại học,đều còn rất trẻ,luôn nhiệt tâm với công việc, nhưng kinh nghiệm làm việc còn rật hạn chế, ít va chạm với các phương thức thanh toán phức tạp, kinh nghiệm đối phó với những tình huống khó khăn còn rất ít, do đó khi gặp phải những tình huống khó khăn thường rất lúng túng trong việc giải quyết. Hơn nữa, hầu hết nhân viên phòng TTQT đều được chuyển từ nhiều chi nhánh khác về nên họ thường không nắm bắt được đầy đủ thông tin về đơn vị mình. Hơn nữa, lại luôn có sự luân chuyển cán bộ xuống các chi nhánh cấp dưới để làm cán bộ lòng cốt, nên luôn có sự bổ xung thêm những cán bộ mới vào thay thế cho những cán bộ đã được chuyển đi, do đó phải mất rất nhiều thời gian để họ có thể hòa nhập được tập thể và nắm vững công việc mà mình phải thực hiện.

Doanh thu từ các phương thức không đều nhau.

So sánh giữa số liệu bảng 2.5, bảng 2.6 và bảng 2.7, ta thấy rằng doanh thu từ hoạt động chuyển tiền chiếm đến 50% tổng doanh thu, tiếp đến là doanh thu từ hoạt động tín dụng chứng từ chiếm khoảng 48% tổng doanh thu, còn lại doanh thu từ hoạt động nhờ thu chỉ chiếm một phần rất nhỏ trong tổng doanh thu, đây là một nghịch lý đang tồn tại khá lâu ở NHNo & PTNT Nam Hà Nội, tuy nhiên nghịch lý này không phả chỉ tồn tại tại Nam Hà Nội mà còn đang tồn tại ở rất nhiều ngân hàng khác ở Việt Nam.

Tuy đã cố gắng thay đổi và phát triển chất lượng dịch, mở thêm một số dịch vụ mới, xong Các phương thức thanh toán hiện đang sử dụng tại ngân hàng thường là những phương thức khá đơn giản, còn những phương thức phức tạp như L/C giáp lưng, hàng đổi hàng, bao thanh toán.. vẫn chưa được sử dụng.

Hạn chế trong công tác huy động vốn ngoại tệ trong dân cư để phục vụ cho công tác TTQT và kinh doanh ngoại tệ.

Hầu hết vốn huy động được của ngân hàng từ dân cư là tiền Việt, còn lượng tiền ngoại tệ thu được là rất ít, thường chiếm tỉ lệ rất nhỏ trong tổng lượng tiền huy động được. Trong khi đó nhu cầu về ngoại tệ tại NHNo & PTNT Nam Hà Nội lại luôn tăng cao, do đó Ngân hàng phải thường xuyên giao dịch với hội

Một phần của tài liệu Một số biện pháp phát triển hoạt động Thanh Toán Quốc Tế tại Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn Nam Hà Nội (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(80 trang)
w