7. Kết luận (Cần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và
2.1.4.3. Các chỉ tiêu về lợi nhuận
Đối với các doanh nghiệp mục tiêu cuối cùng là lợi nhuận. Lợi nhuận là một chỉ tiêu tài chính tổng hợp phản ánh hiệu quả của toàn bộ quá trình đầu tư, sản xuất, tiêu thụ và những giải pháp kỹ thuật, quản lý kinh tế tại doanh nghiệp. Vì vậy, lợi nhuận là chỉ tiêu tài chính mà bất cứ một đối tượng nào muốn đặt quan hệ với doanh nghiệp cũng đều quan tâm.
a. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS)
ROS =
Lợi nhuận ròng
(%) Doanh thu thuần
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu phản ánh khả năng sinh lời trên cơ sở doanh thu được tạo ra trong kỳ. Nói một cách khác, chỉ tiêu này cho chúng ta biết một đồng doanh thu tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng.
b. Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA)
ROA =
Lợi nhuận ròng
(%) Tổng tài sản bình quân
Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản đo lường khả năng sinh lời của tài sản. Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ một đồng tài sản tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng.
c. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE)
ROE =
Lợi nhuận ròng
(%) Vốn chủ sở hữu bình quân
Tỷ suất lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu đo lường mức độ sinh lời của vốn chủ sở hữu. Đây là tỷ suất rất quan trọng đối với các cổ đông vì nó gắn liền với hiệu quả đầu tư của họ.
2.2. Phương pháp nghiên cứu.
2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu.
Thu thập số liệu thứ cấp từ các bảng báo cáo của Công ty bao gồm: bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, thuyết minh báo cáo tài chính từ phòng kế toán.
Đồng thời, thu thập một số thông tin từ tạp chí, từ nguồn internet để phục vụ thêm cho việc phân tích.
Dựa vào nguyên lý của phép biện chứng duy vật làm cơ sở, nền tảng và phương pháp luận cho phân tích:
- Xem xét các sự kiện trong trạng thái vận động và phát triển. - Phải khách quan và có quan điểm lịch sử cụ thể.
- Phát hiện, phân loại mâu thuẫn và đề ra biện pháp giải quyết phù hợp. 2.2.2.1. Phương pháp so sánh.
* Khái niệm :
Đây là phương pháp xem xét một chỉ tiêu phân tích bằng cách dựa trên việc so sánh với một chỉ tiêu cơ sở (chỉ tiêu gốc). Đây là phương pháp được sử dụng phổ biến trong phân tích để xác định xu hướng, mức độ biến động của chỉ tiêu phân tích.
Mục tiêu so sánh trong phân tích kinh doanh là xác định xem chỉ tiêu phân tích biến động như thế nào? Tốc độ tăng hay giảm như thế nào để có hướng khắc phục.
* Điều kiện so sánh:
Các chỉ tiêu so sánh được phải phù hợp về yếu tố không gian, thời gian; cùng nội dung kinh tế, đơn vị đo lường, phương pháp tính toán; quy mô và điều kiện kinh doanh.
*Phương pháp so sánh:
- So sánh bằng số tuyệt đối: Dùng hiệu số của 2 chỉ tiêu: chỉ tiêu kỳ phân tích và chỉ tiêu kỳ gốc (chỉ tiêu cơ sở). Chẳng hạn so sánh giữa kết quả thực hiện và kế hoạch hoặc giữa thực hiện kỳ này với thực hiện kỳ trước. Số tuyệt đối là mức độ biểu hiện quy mô, khối lượng, giá trị của một chỉ tiêu kinh tế nào đó trong thời gian và địa điểm cụ thể.
Mức chênh lệch giữa thực tế và kế hoạch = Số thực tế - Số kế hoạch. Mức chênh lệch giữa năm sau và năm trước = Số năm sau – Số năm trước
- So sánh bằng số tương đối: Dùng tỷ lệ phần trăm % của chỉ tiêu kỳ phân tích so với chỉ tiêu gốc để thể hiện mức độ hoàn thành hoặc tỷ lệ của số chênh lệch tuyệt đối so với chỉ tiêu gốc để nói lên tốc độ tăng trưởng.
Số tương đối hoàn Số thực tế x 100%
thành kế hoạch =
Tỷ lệ năm sau so
với năm trước =
Số kế hoạch
Số năm sau – Số năm trước
x 100% Số năm trước
2.2.2.2. Phương pháp thay thế liên hoàn.Phương pháp thay thế liên hoàn: Phương pháp thay thế liên hoàn:
* Khái niệm:
Phương pháp thay thế liên hoàn là phương pháp xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến sự biến động của chỉ tiêu phân tích (đối tượng phân tích) bằng cách cố định các nhân tố khác trong mỗi lần thay thế.
* Đặc điểm:
- Muốn xác định mức độ ảnh hưởng của nhân tố nào đó thì chỉ có nhân tố đó được biến đổi, còn các nhân tố khác được cố định lại.
- Các nhân tố phải được sắp xếp theo một trình tự nhất định, nhân tố số lượng sắp trước, nhân tố chất lượng sắp sau. Xác định ảnh hưởng của nhân tố số lượng trước, chất lượng sau.
- Lần lượt đem số thực tế vào thay cho số kế hoạch của từng nhân tố, lấy kết quả thay thế lần sau so với kết quả thay thế lần trước sẽ được mức độ ảnh hưởng của nhân tố vừa biến đổi, các lần thay thế hình thành một mối quan hệ liên hoàn. Tổng đại số mức độ ảnh hưởng của các nhân tố phải bằng đúng đối tượng phân tích.
Giả sử một chỉ tiêu kinh tế Q bao gồm có 4 nhân tố ảnh hưởng là a, b, c. Các nhân tố này hình thành chỉ tiêu bằng 1 phương trình kinh tế như sau:
Q = a x b x c Đặt Q1: kết quả kỳ phân tích, Q1 = a1 x b1 x c1.
Q =Q1 – Q0 = a1b1c1 – a0b0c0 Thực hiện phương pháp thay thế liên hoàn:
● Thay thế bước 1 (cho nhân tố a): a0b0c0 được thay thế bằng a1b0c0
Mức độ ảnh hưởng của nhân tố “a” sẽ là: a = a1b0c0 – a0b0c0
● Thay thế bước 2 (cho nhân tố b): a1b0c0 được thay thế bằng a1b1c0
Mức độ ảnh hưởng của nhân tố “b” sẽ là: b = a1b1c0 – a1b0c0
● Thay thế bước 3 (cho nhân tố c): a1b1c0 được thay thế bằng a1b1c1 Mức độ ảnh hưởng của nhân tố “c” sẽ là: c = a1b1c1 – a1b1c0 Tổng hợp mức độ ảnh hưởng của các nhân tố, ta có:
a + b + c = (a1b0c0 – a0b0c0) + (a1b1c0 – a1b0c0) + (a1b1c1 – a1b1c0) = a1b1c1 – a0b0c0 = Q: đối tượng phân tích Trong đó: Nhân tố đã thay ở bước trước phải được giữ nguyên cho các bước thay thế sau.
CHƯƠNG 3
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH TƯ VẤN VÀ XÂY DỰNG TVT
3.1. Giới thiệu khái quát về công ty TNHH Tư Vấn Và Xây Dựng TVT.3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển. 3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển.
Công ty TNHH Tư Vấn Và Xây Dựng TVT hoạt động kinh doanh vào ngày 27 tháng 10 năm 2005, theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số
5702000970, do Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Cần Thơ cấp, là công ty hoạt động theo hình thức TNHH hai thành viên trở lên.
Trụ sở đăng ký tại: Khu vực 3, Đường Lưu Hữu Phước, Phường Châu Văn Liêm, Quận Ô Môn, Thành phố Cần Thơ.
Tên giao dịch: TVT Company Limited. Tên viết tắt: TVT Co, ltd.
Mã số thuế: 1800608102. Điện thoại: 07103.662466. Fax: 07103.662466.
Vốn điều lệ: 1.500.000.000 VNĐ (tiền mặt). Danh sách thành viên góp vốn.
STT Tên thành viên Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú Giá trị góp vốn ( triệu đồng ) Phần góp vốn 1 Nguyễn Thị SiRa 75/2, Thới Trinh B, Thới
An, Ô Môn, Cần Thơ. 1.425 95%
2 Nguyễn Văn Nị Ấp 5B, Xã Phú Cường,
Cai Lậy, Tiền Giang. 75 5%
Người đại diện theo pháp luật của công ty: Bà Nguyễn Thị SiRa, Chức danh Giám Đốc.
nhiều lĩnh vực, trong đó xây dựng cơ sở hạ tầng là vấn đề cấp thiết được đặt ra, nắm bắt được những nhu cầu đó mà Công ty TNHH Tư Vấn Và Xây Dựng TVT ra đời với vốn điều lệ là 1.500.000.000 VNĐ.
Trong quá trình xây dựng và phát triển ngoài cơ hội mà một thành phố loại 1 tạo ra, nó còn dẫn đến một hệ quả tất yếu là sự cạnh tranh mạnh mẽ và nhu cầu khách hàng ngày càng khó tính hơn, tuy nhiên với đội ngũ kỹ sư có trình độ chuyên môn cao, có nhiều kinh nghiệm đã từng đảm nhiệm thiết kế giám sát và thi công nhiều công trình, công ty đã đang thực hiện nhiều dự án tư vấn khảo sát, thiết kế, giám sát thi công công trình và đã xây dựng được nhiều công trình có chất lượng tốt, kĩ thuật, mỹ thuật cao như phòng giao dịch ngân hàng chính sách xã hội quận Ô Môn, phòng giao dịch ngân hàng chính sách xã hội huyện Cờ Đỏ, trụ sở phường đội phường Thới Long,… và nhiều công trình khác. Bên cạnh những khách hàng truyền thống, công ty còn nhận được sự tin cậy của khách hàng mới, tiềm năng.
Với thiết bị máy móc thi công đầy đủ, cán bộ công nhân lành nghề đã có kinh nghiệm thi công nhiều công trình đáp ứng mọi yêu cầu, đòi hỏi cao về chất lượng, kỹ thuật, mỹ thuật công trình, TVT ngày càng vững mạnh và phát triển, ngày càng mở rộng quy mô và uy tín của công ty.
3.1.2. Nội dung hoạt động của công ty.
- Tư vấn thiết kế các công trình dân dụng, công nghiệp, cầu đường, kĩ thuật hạ tầng đô thị, thủy lợi.
- Tư vấn giám sát, thẩm tra các công trình dân dụng, công nghiệp, cầu đường, kĩ thuật hạ tầng đô thị, thủy lợi.
- Tư vấn lập dự án đầu tư các công trình xây dựng, khảo sát địa hình. - Thi công các công trình dân dụng, công nghiệp, cầu đường, thủy lợi. - Thi công xây dựng công trình điện, nước, đèn tín hiệu giao thông. - Lắp đặt hệ thống phòng cháy chữa cháy, chống sét, thiết bị điện. - San lắp mặt bằng.
- Trang trí nội ngoại thất công trình xây dựng, công viên cây xanh. - Vận chuyển hàng hóa đường bộ và đường thủy.
- Kinh doanh vật liệu xây dựng. - Kinh doanh bất động sản. - Dịch vụ nhà đất.
3.1.3. Cơ cấu tổ chức và nhân sự.a. Cơ cấu tổ chức. a. Cơ cấu tổ chức.
Giám đốc
Tổ tài vụ Tổ kỹ thuật Tổ vật tư
Đội thi công số 1 Đội thi công số 2
Sơ đồ 3.1: Cơ cấu tổ chức của Công ty TNHH Tư Vấn Và Xây Dựng TVT. Bộ máy công ty được thiết lập theo mô hình trực tuyến chức năng: giám đốc điều hành, quản lý, quyết định các công việc quan trọng còn hệ thống các phòng ban có chức năng trợ giúp giám đốc.
b. Chức năng, nhiệm vụ của bộ máy quản lí. Giám đốc:
Giám Đốc: Là người đứng đầu công ty, quản lý và điều hành mọi công việc cũng như chịu trách nhiệm toàn bộ các hoạt động của Công ty về sản xuất – kinh doanh, kỹ thuật, tài chính, điều hành công tác đối nội, đối ngoại của Công ty, có nhiệm vụ hoạch định chiến lược của Công ty và có quyền tổ chức bộ máy Công ty.
giám đốc kiến nghị về kế hoạch luân chuyển nguồn vốn kinh doanh, theo dõi, kiểm tra các hoạt động sản xuất kinh doanh.
Do nhu cầu quản lý đảm bảo chặt chẽ, cung cấp thông tin số liệu kịp thời, chính xác cho ban giám đốc, Công ty áp dụng hình thức kế toán tập trung. Tất cả các kế toán Công ty thu nhận, kiểm tra chứng từ, tổng hợp, tập trung chứng từ lên báo cáo, xác định kết quả kinh doanh, báo cáo quyết toán…
Công ty sử dụng hình thức kế toán sổ Nhật ký – Sổ cái là loại sổ kế toán tổng hợp dùng để ghi, chép các nghiệp vụ kinh tế t ài chính phát sinh theo trình tự thời gian.
Sơ đồ 3.2: Hình thức kế toán Nhật ký Sổ cái của công ty. Chứng từ gốc
Sổ quỹ Bảng tổng hợp chứng từ gốc cùng loại
Sổ kế toán chi tiết
Nhật ký – sổ cái
Báo cáo tài chính
Bảng tổng hợp chi tiết
Ghi chú:
Ghi hàng ngày.
Ghi cuối tháng, hoặc định kì. Quan hệ đối chiếu.
http://www.kinhtehoc.net
Hàng ngày căn cứ vào chứng từ gốc hoặc bảng tổng hợp chứng từ gốc c ùng loại ghi nghiệp vụ phát sinh vào Nhật ký Sổ cái. Số liệu được ghi ở cả 2 phần Nhật ký và Sổ cái.
Đối với các tài khoản có mở các sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết thì sau khi ghi sổ Nhật ký - Sổ cái phải căn cứ vào chứng từ gốc (hay Bảng tổng hợp chứng từ gốc cùng loại) ghi vào các sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết liên quan, cuối tháng cộng sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết của từng tài khoản để đối chiếu với Sổ Nhật ký - Sổ cái.
Số liệu trên Sổ Nhật ký - Sổ cái và trên Bảng tổng hợp chi tiết sau khi khóa sổ được kiểm tra, đối chiếu nếu khớp đúng sẽ được sử dụng để lập báo cáo tài chính.
Tổ kỹ thuật:
Thực hiện chức năng tiếp thị, tính toán dự thầu, kiểm tra, hướng dẫn và thẩm định các mặt kỹ thuật, chất lượng các công trình, tư vấn thiết kế các công trình.
Tổ vật tư:
Quản lý vật tư, tìm nguồn cung cấp, theo dõi về chất lượng vật tư, xem xét biến động về giá cả nguyên vật liệu trên thị trường để có hướng lựa chọn và ổn định giá cả.
Đội xây dựng:
Được giao nhiệm vụ thi cô ng, xây lắp công trình và thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh được công ty giao. Đồng thời chịu trách nhiệm an toàn trong phạm vi trách nhiệm công việc được thực hiện các nhiệm vụ liên quan khác được phân công.
http://www.kinhtehoc.net
Bảng 3.1: KẾT QUẢ KINH DOANH
ĐVT: Ngàn đồng
Chỉ tiêu
Năm Chênh lệch
2006 2007 2008 2007/2006 2008/2007
Số tiền Số tiền Số tiền Mức % Mức %
Doanh thu 2.309.981 2.485.651 1.799.468 175.670 7,60 -686.183 -27,61
Chi phí 2.233.569 1.857.872 1.766.482 .-375.697 -16,82 -91.390 -4,92
Lợi nhuận trước thuế 76.412 627.779 32.986 551.367 721,57 -594.793 -94,75
Thuế TNDN 1.807 17.724 19.678 15.917 880,81 1.953 11,02
Lợi nhuận sau thuế 74.605 610.055 13.308 535.450 717,71 -596.747 -97,82
http://www.kinhtehoc.net
GVHD: Th.s Phạm Lê Thông
http://www.kinhtehoc.net
23 SVTH: La Thị Hồng Cẩm 3.2. Khái quát tình hình hoạt động kinh doanh của công ty qua 3 năm
(2006-2008)
Qua báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty (Bảng 3.1), nhìn chung doanh thu có sự trồi sụt không đều qua các năm, doanh thu tăng lên ở năm 2007 nhưng lại giảm ở năm 2008. Cụ thể trong năm 2006 doanh thu là 2.309.981 ngàn đồng và trong năm 2007 doanh thu đạt 2.485.651 ngàn đồng tăng lên 175.670 ngàn đồng, tức tăng 7,60% so với năm 2006. Sở dĩ như vậy là do hoạt động xây lắp và hoạt động tư vấn, thiết kế, giám sát đều tăng do các công trình xây dựng đã hoàn thành và bàn giao cho các ch ủ đầu tư, bên cạnh đó chi phí năm 2007 cũng giảm nhiều so với năm 2006 nên làm cho lợi nhuận năm 2007 tăng cao (721,57%) so với năm 2006. Điều này cho thấy Công ty đã hoạt động có hiệu quả trong năm 2007.
Riêng năm 2008 doanh thu giảm so với năm 2007 (27,61%) cùng với doanh thu chi phí cũng giảm nhưng tốc độ giảm chi phí thấp hơn tốc độ giảm của doanh thu (4,92%) nên đã làm cho lợi nhuận năm 2008 giảm mạnh với giá trị 594.793 ngàn đồng (hay 94,75%) so với năm 2007. Như vậy trong năm 2008 tình hình hoạt động của Công ty có chiều hướng đi xuống. Công ty cần quản lý tốt hơn chi phí, có chính sách kinh doanh phù hợp hơn.
GVHD: Th.s Phạm Lê Thông
http://www.kinhtehoc.net
24 SVTH: La Thị Hồng Cẩm - Xu hướng đầu tư xây dựng ở Đồng bằng Sông Cửu Long ngày càng tăng. Đặc biệt, thành phố Cần Thơ đang quy hoạch để phát triển trở thành đô thị loại 1 và các tỉnh thành khác trong khu vực cũng quy hoạch đầu tư xây dựng phát triển cơ sở hạ tầng, khu cụm tuyến dân cư, công nghiệp, nhà ở…
- Công ty có một đội ngũ cán bộ quản lí, các kỹ sư công trình rất nhiệt tình, tích cực trong công việc, công nhân lành nghề, phương tiện thiết bị thi công tiên