2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU SANG THỊ TRƯỜNG MỸ CỦA CÔNG TY CỔ PHẨN MAY
2.1.2. Xây dựng chính sách giá hợp lý
Đối với thị trường Mỹ giá cả hàng hoá nhiều khi lại là vũ khí cạnh tranh hiệu quả hơn cả chất lượng của nó. Giá cả cao hay thấp đều ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng cạnh tranh của sản phẩm cũng như ảnh hưởng đến lợi nhuận thu đựơc. Tuỳ vào mục tiêu mà doanh nghiệp theo đuổi, tuỳ theo đó là mặt hàng mới đưa vào kinh doanh hay mặt hàng đã đưa ra thị trường, tuỳ theo các mặt hàng mà doanh nghiệp đang hướng tới và tuỳ theo vị trí của mặt hàng trong thang mặt hàng kinh doanh mà doanh nghiệp định giá bán phù hợp.
Nếu sản phẩm mới đi vào thị trường, cần tìm chỗ đứng trên thị trường thì doanh nghiệp thường phải hạ giá bán để thúc đẩy bán ra, thậm chí lúc đó doanh nghiệp chấp nhận thua lỗ. Và một trong những công cụ rất hiệu quả trong giai đoạn này là Marketing. Doanh nghiệp cần tăng chi phí cho Marketing để khách hàng biết đến sản phẩm của mình.
Nhưng khi sản phẩm đã được người tiêu dùng biết đến, chấp nhận và ưa chuộng thì lúc này mục tiêu lợi nhuận được đặt lên hàng đầu. Doanh nghiệp cần có chính sách định giá để thu được lợi nhuận cao và tăng trưởng.
Khi định giá doanh nghiệp cũng cần phải quan tâm đến chính sách định giá của các đối thủ cạnh tranh. Để làm nản lòng các đối thủ cạnh tranh doanh nghiệp có thể định giá thấp hơn sau đó nâng giá lên để thu lợi nhuận. Đôi khi doanh nghiệp phải quy định mức giá để có một hình ảnh hay tiếng tăm nào đó trong xã hội.
Tuy nhiên doanh nghiệp cũng phải hết sức cẩn trọng trong việc định giá, không nên lạm dụng nhiều quá việc giảm giá vì đó là "con dao hai lưỡi". Khi định giá doanh nghiệp không chỉ quan tâm đến chi phí sản xuất ( giá thành ) mà còn phải quan tâm đến yếu tố tâm lý của khách hàng. Thường người tiêu dùng cho rằng giá cả là sự thể hiện của chất lượng ( tiền nào của ấy ) do đó hàng định giá thấp nhiều khi lại khó tiêu thụ. Một điểm nữa nếu doanh nghiệp giảm giá thì các đối thủ cạnh tranh cũng có thể giảm giá theo, thậm chí thấp hơn như vậy "gậy ông đập lưng ông". Và khi giảm giá doanh nghiệp phải quan tâm xem với giá mà doanh nghiệp đưa ra có vi phạm luật chống bán phá giá hay không. Nền kinh tế nước ta còn chưa được phát triển cao nên hay bị ép giá sản phẩm điều này gây bất lợi cho các doanh nghiệp. Do đó trong việc định giá một mặt hàng nào đó doanh nghiệp cần tập hợp đầy đủ, chính xác các khoản chi phí liên quan đến sản phẩm, ngoài ra còn phải quan tâm đến các yếu tố khác như thị trường, khách hàng, đối thủ cạnh tranh, các quy định của Chính Phủ…
Theo các nhà mua hàng đến từ Mỹ thì giá lao động dệt may ở Việt Nam dao động từ 28 USD đến 48 USD một tháng là rất cạnh tranh so với giá lao động của Trung Quốc là 78 USD một ngày, nhưng hiệu quả của các nhà máy Việt Nam chỉ bằng 60% so với ở Trung Quốc. Từ đó làm cho giá thành các sản phẩm dệt may của Việt Nam cao hơn Trung Quốc từ 7% đến 10% tuỳ theo từng loại mặt hàng. Do đó sức cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam còn kém xa so với hàng hoá của Trung Quốc. Việc giảm giá được đặt ra cấp thiết đối với doanh nghiệp để tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm. Để làm được điều này doanh nghiệp cần phải tăng năng suất lao động, cải tiến chất lượng của sản phẩm, quy trình công nghệ, quy trình sản xuất…Mặc dù công ty đã đầu tư máy móc thiết bị mới nhưng so với các doanh nghiệp khác thì vẫn còn lạc hậu. Do đó ảnh hưởng đến năng suất lao động, cũng như chất lượng của sản phẩm.
nói riêng lại phải nhập phần lớn nguyên liệu cho sản xuất ( khoảng 80%) làm cho giá đầu vào của sản phẩm là rất cao. Từ đó ảnh hưởng đến giá thành của hàng hoá, làm giá thành dội lên cũng rất cao giảm tính cạnh tranh của sản phẩm. Do đó chiến lược lâu dài để phát triển bền vững là phải nội địa hoá các sản phẩm càng cao càng tốt bằng cách phát triển các nguồn lực trong nước, phát triển công nghệ dệt là nguyên liệu để sản xuất vải cotton, loại chất liệu mà người tiêu dùng Mỹ rất ưa thích.