Ảnh hưởng của MIMO

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng và hiệu năng của mạng wcdma( 3g) (Trang 74 - 75)

DI ĐỘNG WCDMA

3.6.2. Ảnh hưởng của MIMO

Hiện nay MIMO được đề cập trong 3G đều tập trung vào HSDPA, bởi vì dung lượng yêu cầu cho các dịch vụ dữ liệu (ví dụ, trình duyệt Web) lớn hơn đường xuống, mặt khác độ lợi tốt nhất từ MIMO đang nhanh chóng đạt được khi điều khiển công suất nhanh không được áp dụng, như trường hợp trong kênh chung đường xuống tốc độ cao (HS- DSCH) với công suất phát cố định.

Đánh giá các sơ đồ MIMO là một nhiệm vụ rất khó khăn và các cuộc tranh luận được thực hiện trong TSG RAN WG1. Hiện tại chỉ số kỹ thuật dự thảo đang xem xét và cả sự đánh giá mức liên kết và mức hệ thống đang thực hiện theo tiêu chuẩn khác nhau. Kỹ thuật MIMO chưa được hoàn thiện trong UTRA FDD, các tác động của MIMO chưa được kết luận. Vì vậy, chỉ có thể chấp nhận tác động cơ bản của MIMO trên UTRA FDD và được giải thích ngắn gọn.

Thuật toán MIMO có thể được chia thành hai nhóm theo số luồng dữ liệu – thuật toán được áp dụng nhiều ăng ten tại hai điểm cuối nhưng chỉ hỗ trợ một luồng dữ liệu đặc trưng cho sự tiếp cận phân tập MIMO, trong khi các thuật toán hỗ trợ nhiều luồng dữ liệu đại diện cho việc tiếp cận thông tin MIMO.

Ưu điểm chính khi sử dụng phân tập MIMO trong HS-DSCH là cơ bản tương tự với trường hợp của phân tập phát với việc cải thiện hiệu suất làm giảm yêu cầu E Nb / 0. Độ lợi này có tác động rõ ràng lên dung lượng đường xuống và vùng phủ, độ lợi vùng phủ dịch vụ là ưu điểm chính. Sự hạn chế của phân tập MIMO là nó không giải quyết vấn đề liên quan tới thuật toán mã hóa kênh.

Trong đường lên ưu điểm của MIMO không bị hạn chế khi công suất phát chính xác điều khiển được việc tránh hiệu ứng gần xa. Phân tập MIMO làm giảm công suất phát di động dẫn đến vùng phủ dịch vụ tốt hơn và giảm nhiễu liên tế bào nhưng độ lợi dung lượng hệ thống không đáng kể.

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng và hiệu năng của mạng wcdma( 3g) (Trang 74 - 75)