Nhóm giải pháp nhằm mở rộng hoạt động, nâng cao uy tín của Chi nhánh.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương chi nhánh Hoàng Mai (Trang 61 - 63)

cố gắng không ngừng của đội ngũ cán bộ nhân viên tín dụng. Đi sâu vào xem xét đánh giá một cách toàn diện kĩ lượng mục đích sử dụng các khoản vay của khách hàng, từ đó có những quyết định tài trợ đúng đắn, làm tăng doanh số cho hoạt động cho vay KHCN. Từ đó, đưa hoạt động cho vay KHCN trở thành một trong những sản phẩm hoạt động kinh doanh mang lại hiệu quả, trở thành thế mạnh cho NHCT Hoàng Mai.

3.2. Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay KHCN tại NHCT Hoàng Mai.

3.2.1. Nhóm giải pháp nhằm mở rộng hoạt động, nâng cao uy tín của Chi nhánh. nhánh.

Gia tăng nguồn vốn và mở rộng mạng lưới hoạt động.

Cũng như những NHTMCP khác, nhận tiền gửi và cho vay là hoạt động cơ bản của NHCT Hoàng Mai, chính vì thế quy mô và chất lượng cho vay chịu ảnh hưởng rất lớn từ quy mô, kỳ hạn và lãi suất nguồn vốn. Lượng vốn càng lớn thì khả năng đáp ứng các khoản tín dụng trung và dài hạn càng cao, vì thế NHCT Hoàng Mai luôn tìm mọi cách để thu hút càng nhiều vồn từ các nguồn khác nhau. Hiện nay, nguồn vốn cho vay của Chi nhánh không phải là nhỏ, tuy nhiên để đạt được hiệu quả cao nhất trong hoạt động kinh doanh, NHCT Hoàng Mai cần có một cơ cấu nguồn hợp lí, chi phí thấp, thị trường ổn định và vững vàng. Để thực hiện được mục tiêu này, Chi nhánh có thể thực hiện những biện pháp nhằm đa dạng hóa các hình thức huy động vốn, cải tiến và nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ, có kế hoạch cụ thể nhằm thu hút khách hàng đến với mình. Giải pháp cho vấn đề này là ngoài việc thu hút lượng tiền gửi từ khách hàng, từ thị trường liên Ngân hàng, Ngân hàng cần phải nỗ lực tìm kiếm các nguồn vốn từ ngoài nước thông qua các dự án ủy thác vốn đầu tư của các tổ chức tài chính quốc tế; thông qua các chương trình liên kết với các công ty bảo hiểm, thông qua việc phát triển các dịch vụ tài khoản của khách hàng. Ngân hàng cần nỗ lực tối đa để lọt vào tầm ngắm của các nguồn vốn ủy thác đầu tư của các tổ chức tài

chính quốc tế (nguồn vốn có chi phí thấp), các tiêu chí thường sử dụng để chọn Ngân hàng trong nước tham gia.

Đa dạng hóa các phương thức cho vay:

Trong điều kiện cạnh tranh khốc liệt giữa các Ngân hàng hiện nay, thì đa dạng hóa phương thức cho vay là một biện pháp hữu hiệu nhằm tăng trưởng dư nợ tín dụng của Ngân hàng. Hoạt động cho vay KHCN cũng không phải ngoại lệ, bên cạnh các phương thức cho vay truyền thống, Ngân hàng nên triển khai những phương thức cho vay hiện đại để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng như cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng; cho vay với một số khoản để mua nhà, mua oto…. Đây chính là những kênh rất hiệu quả cho Ngân hàng tăng dư nợ cho vay. Bên cạnh đó, Ngân hàng cũng cần đa dạng hóa các sản phẩm tín dụng KHCN (phát triển sản phẩm mới hoặc cải tiến trên cơ sở những sản phẩm cũ) để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Bởi vì càng có nhiều sản phẩm tín dụng phù hợp với nhu cầu khách hàng, dư nợ tín dụng sẽ càng tăng cao và rủi ro tín dụng càng phân tán.

Cải tiến thủ tục, quy trình cho vay, nâng cao chất lượng phục vụ

Thực tế cho thấy có nhiều khách hàng có nhu cầu vay vốn nhưng chưa vay được ở Chi nhánh do vướng mắc trong thủ tục vay vốn. Vì vậy, Chi nhánh cần có biện pháp nhằm cải tiến quy trình, thủ tục cho vay của nội bộ mình để giảm thiểu các thủ tục cho khách hàng.

Công tác tiếp thị và chăm sóc khách hàng:

Giờ đây, khách hàng của Ngân hàng đã trở thành “thượng đế”, họ có quyền đòi hỏi, so sánh và chọn cho mình một Ngân hàng tốt nhất để giao dịch. Vì vậy, công tác marketing và chăm sóc khách hàng đóng một vai trò hết sức quan trọng trong hoạt động các Ngân hàng ngày nay. Vì vậy, toàn bộ Chi nhánh nói riêng và phòng QHKHCN nói riêng cần phải xây dựng một chiến lược marketing bài bản và tổ chức thực hiện, kiểm tra, theo dõi một cách nghiêm túc để có thể giữ vững khách hàng cũ, thu hút khách hàng mới nhằm nâng cao dư nợ tín dụng của Chi nhánh mình.

Một số biện pháp khác:

Để mở rộng thị phần tín dụng các NHTM cần phải chủ động được nguồn vốn và thu hút được nhiều khách hàng làm ăn hiệu quả về mình cho nên việc cạnh tranh giữa các NHTM để giành khách hàng vay vốn ngày càng trở nên quyết liệt và gay gắt. Đã có nhiều hình thức cạnh tranh được các Ngân hàng áp dụng nhưng chủ yếu là hạ lãi suất cho vay, thậm chí có Ngân hàng hạ thấp tiêu chuẩn tín dụng để cạnh tranh. Việc cạnh tranh như trên sẽ là mối đe dọa cho sự an toàn và ảnh hưởng đến hiệu quả nói chung của toàn hệ thống các NHTM. Để thu hút khách hàng, Ngân hàng cần áp dụng chính sách lãi suất cho vay linh hoạt. Lãi suất vay vốn là yếu tố quyết định mức chi phí, ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận mang lại từ hoạt động cho vay. Nhưng lãi suất cũng là yếu tố rất nhạy cảm mà bất kỳ Ngân hàng nào cũng đều quan tâm theo dõi chặt chẽ và có thể thay đổi để lôi kéo khách hàng. Như vậy, Ngân hàng cần phải có một chính sách lãi suất linh hoạt và dựa trên nguyên tắc nhất quán lãi suất cho vay không thấp hơn của các ngân hàng khác trên cùng địa bàn hoạt động. Việc chủ động dùng lãi suất cạnh tranh chỉ là biện pháp nhất thời trong một thời điểm nào đó và phải tính toán cẩn thận nếu không rơi vào tình trạng các đối thủ cạnh tranh sẽ sử dụng lãi suất trả đũa.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương chi nhánh Hoàng Mai (Trang 61 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(76 trang)
w