Đồng bằng sông Cửu Long 35,7 10,6 25,

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nhằm xoá đói giảm nghèo ở Việt Nam hiện nay (Trang 28 - 41)

Nguồn: Việt Nam - Tấn công nghèo đói 12/1999. Ước tính của WB - dựa vào số liệu VLSS93 và VLSS98.

Qua bảng trên có thể thấy tăng trưởng chi tiêu ở vùng nông thôn là tương đối thấp (trừ đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ) Duyên Hải miền Trung và Đồng bằng sông Cửu Long có mức tăng trưởng chi tiêu ở thành thị và cả ở

nông thôn là thấp nhất. Chênh lệch thành thị và nông thôn ở Bắc Trung Bộ cao nhất là 49,2%, ở đồng bằng sông Hồng thấp nhất -4,2%.

Mức tăng chi tiêu thể hiện chất lượng cuộc sống được cải thiện ở mức nào chênh lệch giữa thành thị và nông thôn thể hiện khoảng cách chênh lệch mức cải thiện đời sống giữa hai khu vực. Qua bảng trên ta thấy khoảng cách này có nơi tương đối lớn thể hiện sự phân hoá giàu nghèo giữa 2 khu vực tăng.

Tóm lại, qua những phân tích ta thấy tỷ lệ các hộ nghèo đói trong cả nước đã giảm nhưng vẫn ở mức cao 11%. Riêng ở nông thôn còn khoảng 20,87% hộ nghèo với khoảng 10 tiệu nông dân nghèo. Sự phân hoá giàu nghèo giữa nông thôn, thành thị, giữa các vùng là tương đối phổ biến và có xu hướng ngày càng tăng thu nhập bình quân của các nhóm dân cư tăng nhưng nhóm 2 tăng chưa đáng kể, cuộc sống của người dân nghèo đã được cải thiện nhưng chưa nhiều. Ngưỡng nghèo của Việt Nam nói chung vẫn xa so với ngưỡng nghèo của thế giới.

2.2. Các nhân tố ảnh hưởng tới đói nghèo

Để đánh giá được tình trạng đói nghèo ở nước ta, trước tiên cần phải tìm hiểu các nhân tố tác động đến vấn đề nghèo đói. Có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đến nghèo đói, nó không chỉ đơn thuần là nhân tố về kinh tế hoặc thiên tai, địch hoạ gây ra. Mà tình trạng đói nghèo ở nước ta có sự đan xen của cái tất yếu lẫn cái ngẫu nhiên, của cả nguyên nhân sâu xa lẫn nguyên nhân trực tiếp, cả khách quan lẫn chủ quan, cả tự nhiên lẫn kinh tế - xã hội. Do đó cần phải đánh giá đúng nguyên nhân, mức độ của từng nguyên nhân dẫn đến nghèo đói đối với từng đối tượng cụ thể.

2.2.1. Nhóm nguyên tố thuộc về điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội • Vị trí địa lý không thuận lợi ở những nơi xa xôi hẻo lánh, địa hình phức tạp (miền núi, hải đảo vùng sâu), không có đường giao thông. Đây cũng chính là một nguyên nhân chính dẫn đến tỷ lệ nghèo đói cao ở các vùng và địa phương ở vào vị trí địa lý này. Do điều kiện địa lý như vậy, họ dễ rơi vào thế bị cô lập, tách biệt với bên ngoài, khó tiếp cận được các nguồn lực của phát triển, như tín dụng, khoa học kỹ thuật và công nghệ, thị trường... làm cho

cuộc sống của họ lạc hậu, khó phát triển, kinh tế chủ yếu là tự cấp, tự túc là những nhân tố khách quan tác động mạnh mẽ đến vấn đề nghèo đói.

• Đất canh tác ít, đất cằn cỗi, ít mầu mỡ, canh tác khó, năng suất cây trồng vật nuôi đều thấp. Đây là nguyên nhân dẫn đến sản xuất trong nông nghiệp gặp rất nhiều khó khăn, làm cho thu nhập của người nông dân thấp, việc tích luỹ và tái sản xuất mở rộng bị hạn chế hoặc hầu như không có. Theo các kết quả điều tra, đánh giá đói nghèo có sự tham gia của người dân thì thiếu đất canh tác hay đất đai khó làm ăn cũng là nguyên nhân đáng kể dẫn đến cảnh túng thiếu, đói ăn, đứt bữa của người dân đặc biệt là đối với các hộ nghèo đói ở vùng núi. Hiện nay vấn đề thiếu đất sản xuất lương thực ở nước ta (đặc biệt là đất lúa) ngày càng mang tính trầm trọng. Nguyên nhân này là do dân số ngày càng đông nhưng đất nông nghiệp thì ngày càng bị thu hẹp làm cho rất nhiều hộ nông dân không đủ tiềm lực để phát triển. Hiện nay nhiều nơi ở vùng biển không có hoặc có không đáng kể đất trồng lúa, đây là nhân tố tác động trực tiếp đến các hộ nghèo, có thể được coi là một trong những nhân tố cơ bản làm cho những hộ này triền miên bị đói. Nhưng việc xoá đói không phải bằng cách cấp đất sản xuất lương thực mà phải kết hợp nhiều biện pháp khác. Đây cũng là một vấn đề đặt ra đối với các cấp lãnh đạo trong việc lựa chọn các giải pháp thích họp giúp họ xoá đói, tức là phải làm gì để giúp họ có thu nhập thì họ mới có khả năng tiếp cận được lương thực, thực phẩm.

• Điều kiện thiên nhiên khắc nghiệt, thiên tai thường xuyên xảy ra đặc biệt là bão, lut, hạn hán, cháy rừng, ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất và đời sống của nhân dân. Trung bình 10 cơn bão, lụt một năm, lại thêm hạn hán, mưa đá, cháy rừng, những cơn lốc xảy ra thường xuyên ở nhiều vùng đã là nguyên nhân cơ bản làm cho khoảng 2 triệu người thiếu đói hàng năm. Tác hại của bão lụt, hạn hán là rất lớn, nó luôn là kẻ thù đồng hành với những người nghèo đói, nó có thể cướp đi cả tính mạng sống và tiền của con người. Rất nhiều vùng và tỉnh đang trù phú nhưng chỉ sau một trận thiên tai gây ra như lụt bão thì hàng nghìn hộ lại rơi vào cảnh thiếu đói, các công trình công cộng, các cơ sở sản xuất và hạ tầng bị phá hỏng. Điển hình là trận lũ xảy ra vào tháng 11 và tháng 12 năm 1999 ở các tỉnh miền Trung đã gây ra những tổn thất to lớn về người và tài sản cho 7 triệu dân ở 7 tỉnh phá huỷ nhiều cơ sở

hạ tầng ở vungf này, ước tính thiệt hại do lũ lụt gây ra trên 3000 tỷ đồng, tác độg trực tiếp đến đời sống vốn đã cơ hàn của người dân. Hậu quả của bão lụt để lại là rất lớn không thể khôi phục lại được trong chốc lát mà phải trải qua nhiều năm. Hiện nay hạnhán, thiếu nước, cháy rừng cũng được xem là vấn đề nóng bỏng ảnh hưởng trực tiếp đến tình trạng nghèo đói của người dân. Trong cuối tháng 3 đầu tháng 4 vừa qua hạn hán xảy ra ở nhiều nơi tàn phá nhiều cây lương thực và hoa màu. Ở Đắc Lắc ước tính mỗi ngày có đến 250-300 ha bị thiệt hại do hạn hán gây ra. Ở tỉnh Kiên Giang ảnh hưởng của diện cháy rừng là rất lớn hơn 4000 ha rừng U Minh Thượng bị tàn phá ảnh hưởng trực tiếp đến 2700 hộ đói xung quanh vốn đã cơ cực, túng thiếu. Thêm vào đó tình trạng thiếu nước sinh hoạt, thiếu nước tưới tiêu cũng là vấn đề rất khó khăn mà những người dân nghèo gặp phải (hiện nay giá nước ở một số nơi lêntới trên 3000 đồng/1km với tình hình hiện nay, hiện tượng hạn hán, thiếu nước kéo dài, cháy rừng xảy ra liên miên (như rừng Tràm, rừng U Minh Thượng, rừng quốc gia Cà Mau) đang là vấn đề đặt ra rất cấp bách đối với các cấp chính quyền là phải làm gì để cải thiện tình hình tốt hơn.

• Môi trường kinh tế không thuận lợi, cơ sở hạ tầng thấp kém nhưng không có thị trường, thị trường hoạt động yếu ớt hay thị trường không đầy đủ cũng ảnh hưởng đáng kể đến tình trạng đói nghèo của các hộ gia đình. Mặc dù trong những năm gần đây chính phủ đã có nhiều cố gắng trong việc đầu tư xây dựng các cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất, đời sống nhân dân, tuy nhiên cho đến nay vẫn còn nhiều nơi xa. Đây là những nơi còn tiềm ẩn nhiều dấu hiệu của đói nghèo lạc hậu. Những hộ ở đây không phải ai cũng được sử dụng điện. Hệ thống tưới tiêu còn hạn chế, rất nhiều nơi chưa có trạm bơm. Việc tiếp cận với nước sạch (nước máy) gần như không có, ngay cả nước giếng vẫn còn hạn hẹp, rất nhiều hộ còn đang dùng nước sông, suối, nước mưa...

Trong sản xuất trồng trọt, khó khăn lớn nhất là hệ thống kênh mương chưa phát triển nên không đủ nước tưới cho cây trồng, đặc biệt là cho lúa và hoa mầu. Hiện nay ở nhiều nơi hệ thống kênh mương, cống đập, trạm bơm chủ yếu vẫn còn tạm bợ, chưa kiên cố, có nơi xuống cấp nghiêm trọng tác động trực tiếp đến việc giảm sản lượng năng suất cây trồng.

Về vấn đề cơ sở hạ tầng (như đường giao thông, điện, trường học, trạm y tế, bệnh viện, bưu điện, chợ huyện...), thị trường (lao động, vốn, hàng hoá) vẫn còn kém phát triển. Đặc biệt là các nhóm dân tộc thiểu số càng có ít cơ hội tiếp cận với những dịch vụ trêngân hàng (theo hình...). Điều này có thể thấy rõ ở các vùng không có đường giao thông hoặc giao thông đi lại khó khăn thì hầu như chưa có thị trường hoặc thị trường hoạt động quá yếu ớt. Nó đồng nghĩa với việc họ bị đặt ra ngoài quá trình phát triển kinh tế của đất nước.

Từ những vấn đề trên, ta thấy, những người nghèo muốn vượt thoát khỏi tình trạng nghèo đói trước hết phải được tiếp cận với thị trường, trên cơ sở đó mới có thể tham gia vào sự vận động của kinh tế thị trường. Muốn thị trường phát triển, bên cạnh việc thúc đẩy phát triển sản xuất, tăng trưởng kinh tế thì việc phát triển giao thông cơ sở hạ tầng có ý nghĩa lớn góp phần nối các thị trường trong nước lại với nhau, thúc đẩy thị trường phát triển tạo điều kiện cho việc hoà nhập vào nền kinh tế thế giới.

Hình 2.1.

• Nhân tố liên quan đến chiến tranh

Nhân tố chiến tranh có liên quan mật thiết đến yếu tố vị trí địa lý. Những vùng trước đây là chiến tranh tàn phá nặng nề thì môi trường sống ở đây vẫn chưa được phục hồi được hoàn toàn, đặc biệt các chất độc màu da cam, điôxin do đế quốc Mỹ sử dụng trong cuộc chiến tranh đã để lại di chứng nặng nề về môi trường và con ngưoừi Việt Nam. Hơn 1,5 triệu người bị thương tật, hơn 1 triệu người già bị mất nguồn nuôi dưỡng do con cái thân nhân chết trong chiến tranh. Trên 300.000 trẻ em bị mồ côi, hàng nghìn nạn nhân bị ảnh hưởng của chất độc màu da cam. Đây là nhóm dân cư thường bị thiệt thòi và gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc sống. Họ dễ rơi vào tình cảnh nghèo đói. Không một tỉnh, thành phố nào trong cả nước ta là không gánh chịu và phải giải quyết hậu quả do chiến tranh để lại. Và việc giải quyết hậu quả này cũng không thể một sớm mộtchiều mà có thể phải mất nhiều thập kỷ.

2.2.2. Nhóm nhân tố liên quan đến cộng đồng • An ninh, trật tự:

Môi trường an ninh, trật tự có tác động đáng kể tới các hộ nghèo thực tế cho thấy, tệ nạn xã hội thường đồng hành với nghèo đói. Nếu ở nơi nào tệ nạn xã hội gia tăng, trật tự an ninh xã hội không đảm bảo thì ở đó khó có sự phát triển kinh tế nói chung và của người nghèo nói riêng. Người nghèo nói chung là nhóm người có mức sống dễ bị tổn thương cao. Họ có thu nhập thấp, tài sản không đáng giá. Nếu bị rủi ro mất cắp vât dụng lao động thì họ rất dễ rơi vào cảnh khốn cùng. Theo nghiên cứu cho thấy, các hộ nghèo khi bị mất tài sản nhất là công cụ lao động, phương tiện kiếm sống của gia đình thì rất lâu sau, vài tháng, một năm, thậm chí nhiều năm sau họ mới có thể phục hồi lại được (trở lại mức khi chưa bị mất cắp). Khi người nghèo bị mất cắp thì cuộc sống của họ vốn nghèo lại càng nghèo hơn, vốn đã khốn cùng lại càng cùng cực hơn. Ngoài nguy cơ dễ bị mất cắp, cuộc sống ở khu vực trật tư, an ninh không đảm bảo cũng là cho người nghèo luôn cảm thấy không yên tâm để sản xuất, lao động, khi mua thêm những tài sản phục vụ cho cuộc sống, họ cũng phải đắn đo rất nhiều. Điều này cũng ảnh hưởng không nhỏ tới cuộc sống của họ và làm cho những cố gắng không xoá đói giảm nghèo gặp nhiều khó khăn.

• Tập quán:

Về một mặt nào đó, tập quán, lối sống cũng là một trở lực tới sự phát triển của người nghèo. Tập quán du canh du cư của một số đồng bào vùng dân tộc (nhất là Tây Bắc) đã làm cho tình trạng nghèo đói (đói kinh niên, đói gay gắt) về lương thực thực phẩm xảy ra thường xuyên. Chính tập quán này đã đẩy họ rơi vào tình trạng nghèo dai dẳng, nghèo truyền kiếp. Cái vòng luẩn quẩn “nghèo đói phải du canh du cư và vì du canh du cư càng thêm nghèo đói” cộng thêm các hủ tục lạc hậu về văn hoá, lối sống bám chặt vào số phận của một số đồng bào miền núi. Ví dụ, ở Lạng Sơn lương thực miền núi cần 500kg/ người mới gọi là đủ ăn nhưng hơn nửa số ấy không phải để ăn mà dùng để nấu rượu “Người dân nghèo ⇒ uống rượu ⇒ năng suất lao động giảm ⇒ càng nghèo. Chính cái vòng luẩn quẩn này đã gây nên tình trạng 89% trong số người Dao và 100% người H’mông được coi là nghèo.

2.3. Nhóm nhân tố liên quan đến mỗi cá nhân và hộ gia đình 2.3.1. Nhóm nhân tố thuộc về nhân khẩu học

Qua nghiên cứu cho thấy quy mô hộ gia đình có ảnh hưởng rất lớn đến tình trạng nghèo đói. Người nghèo phổ biến ở những hộ gia đình có quy mô lớn, mỗi hộ có rất nhiều con, tuổi còn nhỏ. Theo phỏng vấn đánh giá PPA (1998) thì 72% số hộ cho rằng vì đông con nên dẫn đến tình trạng nghèo đói. Mặc dù vậy, họ vẫn chưa ý thức được rõ về sự tác hại của tình trạng đông con. Tình trạng sinh nhiều con, sinh quá dầy ở các cặp vợ chồng trẻ, vợ chồng đang trong độ tuổi sinh đẻ là khá phổ biến. Bình quân các hộ này từ 3-5 con, thậm chí 7 con. Điều này làm cho cuộc sống gia đình họ gặp rất nhiều khó khăn. Cũng vì khó khăn mà hộ gia đình từ làm ăn khá hoặc trung bình đã trở thành nghèo đói. Do số người trong gia đình là tương đối nhiều nên chi tiêu cho những vấn đề thiết yếu hàng ngày là khá cao (chẳng hạn chi tiêu cho lương thực, quần áo, thuốc men...) trong khi đó, tổng thu nhập của một hộ nghèo thường không tăng nhiều hoặc có tăng nhưng cũng không thể đủ để trang trải các khoản chi tiêu hàng ngày, hoặc làm ngày nào ăn hết ngày đó, không thể có được các khoản tích luỹ và do vậy việc thoát khỏi nghèo đói trở nên bế tắc.

Bảng 2.4. Nhân khẩu bình quân 1 hộ theo nhóm chi tiêu Đơn vị tính: người/hộ

Chung Nhóm hộ (chi tiêu) 1 (rất nghèo) 2 3 4 5 (rất giàu) Chung 4,7 5,6 5,1 4,6 4,3 4,1 Khu vực: - Thành thị - Nông thôn 4,4 4,8 5,7 5,6 5,4 5,1 4,8 4,6 4,6 4,3 4,1 4,0 1. Miền núi và trung du Bắc bộ 4,9 5,8 5,2 4,6 4,1 3,7 2. ĐB sông Hồng 4,0 4,5 4,4 4,0 3,9 3,7 3. Bắc Trung bộ 4,7 5,6 4,9 4,5 4,0 3,8 4. Duyên hải miền Trung 4,9 5,6 5,5 4,9 4,6 4,3 5. Tây Nguyên 5,7 6,4 5,6 5,4 5,3 4,5 6. Đông Nam bộ 4,8 6,1 5,2 5,3 5,4 4,5 7. ĐBSCL 5,0 6,2 5,9 5,1 4,4 3,8 Nguồn: TCTK VLSS 1988

Nhìn vào bảng trên ta thấy, hộ nghèo thường có số nhân khẩu bình quân cao hơn hộ giàu từ 1,5 người trở lên, nhân khẩu bình quân trên hộ vùng nông thôn thường cao hơn thành thị, cao nhất là đồng bằng sông Cửu Long, hộ nghèo nhiều hơn hộ giàu gới 2,4 người. Vùng núi phía Bắc là 2,1 người; Tây Nguyên là 1,9 người; Bắc Trung Bộ là 1,8 người; Tình trạng phổ biến của cả nước là các hộ nghèo đói lại thường nhiều con, thiếu lao động. Điều này tạo nên vòng luẩn quẩn của đói nghèo.

• Tỷ lệ người sống phụ thuộc

Theo số liệu của các cuộc điều tra mức sống dân cư của tổng cục thống kê cho ta thấy, tỷ lệ trẻ em trên mỗi người lao động ở nhóm hộ nghèo là rất

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nhằm xoá đói giảm nghèo ở Việt Nam hiện nay (Trang 28 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(50 trang)
w