Đánh giá thực trạng xuất khẩu hàng TCMN sang thị trường EU của công ty ARTEX Thăng Long trong thời gian qua.

Một phần của tài liệu Xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Công ty ALTEX Thăng Long sang thị trường EU - Thực trạng và giải pháp (Trang 76 - 80)

d) Hàng thủ công mỹ nghệ khác.

2.2.3. Đánh giá thực trạng xuất khẩu hàng TCMN sang thị trường EU của công ty ARTEX Thăng Long trong thời gian qua.

2.2.3. Đánh giá thực trạng xuất khẩu hàng TCMN sang thị trường EU của công ty ARTEX Thăng Long trong thời gian qua. công ty ARTEX Thăng Long trong thời gian qua.

a) Những thành tựu đạt được

Công ty cổ phẩn xuất nhập khẩu Mỹ nghệ Thăng Long trong thời gian qua đã có nhiều nỗ lực trong việc thúc đẩy xuất khẩu hàng TCMN nói chung và vào thị trường EU nói riêng. Một số thành tựu mà công ty đã đạt được là:

- Kim ngạch xuất khẩu sang thị trường EU luôn có chiếm tỷ trọng cao nhất trong số các khu vực thị trường của EU. EU vẫn là thị trường trọng điểm của công ty và công ty có nhiều cơ hội để khai thác thị trường này.

- Các mặt hàng xuất khẩu sang EU của công ty đều rất được ưa chuộng. Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu sang EU như: hàng thêu ren, hàng mây tre, cói, guột, gỗ,nhựa, gốm sứ hay tôn tráng kẽm đều là mặt hàng chủ lực của công ty và đều được khách hàng trong khu vực thị trường này rất ưa thích. Trong những năm gần đây công ty đã cố gắng rất nhiều trong việc đa dạng hoá mẫu mã, chủng loại sản phẩm để thoả mãn ngày càng tốt hơn nhu cầu thị hiếu của khách hàng.

- Công ty đã mở rộng được thị trường tiêu thụ: Công ty đã khai thác được cả chiều rộng lẫn chiều sâu của các thị trường như: Đức, Pháp, Ý, Hà Lan, Tây Ban Nha…đồng thời công ty vẫn tiếp tục duy trì và tăng cường làm mới và hoàn thiện mặt hàng của từng thị trường. Công ty còn mở rộng được

xuất khẩu sang các nước khác của thị trường EU như: Bồ Đào Nha, Đan Mạch,…Công ty đã có nhiều hình thức để tiếp cận các thị trường này như thông qua đài, báo, internet, và các chi nhánh của công ty ở TP Hồ Chí Minh…tổ chức các hội chợ, triển lãm về hàng thủ công mỹ nghệ.

- Công ty có cơ sở nguồn hàng tốt đảm bảo được tính ổn định của sản xuất, tính đầy đủ và kịp thời cũng như chất lượng trong xuất khẩu đặc biệt là xuất khẩu sang thị trường EU. Xác định được tầm quan trọng trong công tác mua hàng, tạo nguồn hàng ổn định cho xuất khẩu nên ngay từ đầu công ty đã thường xuyên cử các cán bộ đến các cơ sở, các làng nghề trong nước để nắm bắt tình hình thực tế khả năng đáp ứng yêu cầu của từng cơ sở để có được những đánh giá chính xác được những cơ sở đó, lựa chọn cơ sở và tạo dựng mối liên kết.

- Công ty đã gây dựng được uy tín và thương hiệu của mình trên thị trường EU vì công ty đã luôn đảm bảo được hàng hóa theo đúng mẫu mã, chất lượng và thời gian trong việc thực hiện hợp đồng xuất khẩu với thị trường này.

- Công ty có một đội ngũ cán bộ hăng hái, nhiệt tình, sáng tạo trong công việc. Các cán bộ nghiệp vụ trong công ty phần lớn đáp ứng được yêu cầu công việc đặt ra, ngay cả kỹ năng giao dịch đàm phán của cán bộ làm công tác xuất khẩu cũng rất tốt. Do đó công tác giao dịch với khách hàng, thực hiện hợp đồng xuất khẩu, chuẩn bị các loại chứng từ đều được làm rất thành thạo, ít khi để xảy ra tranh chấp khiếu nại. Do vậy càng tạo lòng tin cho các nhà nhập khẩu của công ty.

- Bổ sung được thêm tài sản cố định và tài sản lưu động, phương tiện công cụ làm việc kết nối với mạng với thị trường EU. Trang bị ô tô, mua sắm bàn, ghế, máy thiết bị văn phòng.

b) Những hạn chế và nguyên nhân. - Những hạn chế:

+ Thị trường xuất khẩu EU đã được mở rộng tuy nhiên chưa khai thác được tốt thị trường này. Công ty mới chỉ chú trọng xuất khẩu vào một số thị trường trọng điểm trong khu vực này, những thị trường khác có xuất khẩu hàng hoá sang nhưng chưa khai thác hết tiềm năng trong các thị trường đó. Nhiều khi công ty còn đánh mất thị trường cũ, kim ngạch xuất khẩu sang các thị trường không ổn định.

+ Mẫu mã sản phẩm của công ty chưa thực sự đa dạng về kiểu dáng, màu sắc, chưa có nhiều sản phẩm mới, còn chưa sáng tạo trong tạo mẫu sản phẩm.

+Giá cả hàng thủ công mỹ nghệ còn cao và chất lượng sản phẩm hàng còn thua kém so với hàng TCMN của Thái Lan, Trung Quốc…

+ Công ty đã có những tiếp cận và nghiên cứu thị trường EU, về cơ bản nắm rõ được luật pháp, những yêu cầu khắt khe của thị trường này, tuy nhiên về thị hiếu tiêu dùng công ty chỉ tập trung vào một số thị trường chính của công ty. Việc tăng cường xúc tiến thương mại còn chậm chạp, chưa được coi trọng, công ty chưa tận dụng hết cơ hội và lợi thế của mình trong bán hàng cũng như giới thiệu sản phẩm của mình.

- Nguyên nhân của hạn chế:

+ Có nhiều doanh nghiệp cùng xuất khẩu hàng TCMN trong nước sang thị trường EU khiến cho công ty phải chia sẻ lợi nhuận và thị phần cho các công ty khác làm cho thị trường của công ty khó có thể mở rộng dẫn đến kết quả kinh doanh giảm.

+ Những biến động lớn của nền kinh tế thế giới như khủng hoảng tài chính ở khu vực Châu Á, khủng bố 11/9 của Mỹ khiến sức mua của thị trường thế giới giảm đáng kể làm ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu nói chung và xuất khẩu sang thị trường EU nói riêng của công ty.

+ Có nhiều đối thủ cạnh cũng xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ trên thế giới cũng là một khó khăn cho công ty xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ sang EU. Một số đối thủ cạnh tranh cũng xuất khẩu mặt hàng thủ công mỹ nghệ như: Trung Quốc, Thái Lan, In đônesia, singapo…

+ Chất lượng sản phẩm thủ công mỹ nghệ của công ty còn chưa tốt vì nó còn phụ thuộc vào sự vận chuyển, bảo quản, phân loại hàng hoá.

+ Vì chủ yếu là thu mua hàng xuất khẩu nên công ty ít có sự đột phá trong mẫu mã hàng hoá, cải tiến sản phẩm, thiếu sáng tạo trong thẩm mỹ hàng thủ công mỹ nghệ.

Các nguyên nhân cơ bản trên trực tiếp hoặc gián tiếp đã làm giảm hiệu quả kinh doanh xuất khẩu hàng TCMN nói chung và sang thị trường EU nói riêng.

Một phần của tài liệu Xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Công ty ALTEX Thăng Long sang thị trường EU - Thực trạng và giải pháp (Trang 76 - 80)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(97 trang)
w