Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu nông sản của công

Một phần của tài liệu Xuất khẩu nông sản của Công ty Cổ phần Rồng Phương Đông - Thực trạng và giải pháp (Trang 48 - 53)

ty Cổ phần Rồng Phương Đông

2.1. Tăng cường công tác nghiên cứu thị trường

Nghiên cứu thị trường với mục tiêu ổn định mức tiêu thụ tại các thị trường hiện tại, phát triển qui mô, chiều sâu thị trường hiện tại và tìm kiếm thị trường mới.

Ổn định các thị trường tiêu thụ hiện tại sẽ làm giảm những rủi ro, thiệt hại do những cú sốc thị trường gây ra, đồng thời tạo dựng nền tảng, cơ sở để

ổn định và phát triển sản xuất, tăng trưởng hơn nữa dung lượng thị trường. Ổn định thị trường là ổn định về giá cả và ổn định về khối lượng tiêu thụ.

Để ổn định được những thị trường Công ty đã có chỗ đứng bằng các giải pháp điều chỉnh sự cân bằng của thị trường trước những biến đổi cung cầu.

Trên cơ sở ổn định thị trường hiện tại, công ty cần hướng tới việc phát triển, mở rộng và khai thác thêm những thị trường mới. Giải pháp nhằm tăng dung lượng thị trường có thể thực hiện bằng việc tăng nhu cầu có khả năng thanh toán hoặc chuyển dịch cơ cấu sản phẩm, mở rộng sản xuất và đầu tư công nghệ chế biến nhằm đa dạng hoá các sản phẩm đáp ứng nhu cấu của thị trường cả về chất và lượng.

Để thực hiện tốt chiến lược mở rộng thị trường Công ty cần tập trung vào các thị trường sau đây:

- Thị truờng EU là một thị trường rộng lớn với nhu cầu nhập khẩu hàng năm rất cao, nhưng đây cũng là thị trường đòi hỏi về chất lượng hàng hóa rất khắt khe. Tuy nhiên giá bán hàng nông sản trên thị trường này lại cao hơn nhiều so với thị trường khác. Trong thời gian qua công ty đã bước đầu thâm nhập được vào thị trường này nhưng trong thời gian tới vẫn cần phải nỗ lực hon nữa để duy trì những bạn hàng truyền thống và tìm kiếm những bạn hàng mới. Chất lượng sản phẩm phải được nâng cao, tạo uy tín và sự tin tưởng lâu dài cho đối tác quan hệ thương mại, buôn bán.

- Trị trường Mỹ và Nhật bản: là thị trường có nhu cầu về hàng nông sản cao song Công ty vẫn chưa có chỗ đứng thực sự trên thị trường này. Muốn thâm nhập thành công không có con đường nào khác phải nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng đúng các yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm, các tiêu chuẩn về mã số, mã vạch, bao bì...Đồng thời đẩy mạnh công tác xúc tiến bán hàng, tìm hiểu thị trường, tập quán kinh doanh của phía đối tác... Có đáp

ứng được đồng bộ các yêu cầu này thị việc xuất khẩu hàng hóa nông sản mới diễn ra thuạn lợi.

- Thị trường ASEAN : là thị trường rất quan trọng với doanh nghiệp. Đây là thị trường truyền thống của công ty, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu nông sản. Công ty cần cố gắng giữ vững nhữg bạn hàng cũ đồng thời cũng cần cố gắng nâng cao chất lượng hàng xuất khẩu do trong cạnh tranh trong khu vực cũng ngày một cao với những đối thủ rất mạnh đó là các doanh nghiệp chể biến xuất khẩu nông sản của Thái Lan và Trung Quốc.

Ngoài ra hiện nay công ty còn bỏ ngỏ một số thị trường có nhiều tiềm năng để xuất khẩu nông sản như Nhật, Trung Quốc, Châu Phi... Trong thời gian tới công ty cần nghiên cứu những biện pháp thúc đẩy xuất khẩu sang các thị trường này. Góp phần nâng cao hơn nữa kim ngạch xuất khẩu nông sản của công ty.

2.2. Tổ chức tốt công tác mua hàng xuất khẩu

Công tác tạo nguồn hàng có vai trò hết sức quan trọng trong hoạt động xuất khẩu. Nguồn hàng tốt, đáp ứng kịp thời và chính xác nhu cầu thị trường thì sẽ giúp thực hiện đúng thời hạn hợp đồng. Chất lượng hàng hóa cao sẽ là nhân tố quyết định đem lại thành công trong thương vụ và nâng cao uy tín của công ty. Để có được nguồn hàng tốt công ty cần mở rộng hình thhức tạo nguồn hàng .

Các hình thức tạo nguồn hàng hiện nay của công ty còn nhiều hạn chế . Hình thức chủ yếu mà công ty sử dụng là mua hàng từ các đầu mối khác nhau ở các địa phương hoặc mua tập trung từ các đầu mối trung gian. Hình thức này có ưu điểm là nhanh, gọn, không phải đầu tư trong khoảng thời gian dài, công ty lại nhanh chóng chuyển đổi mặt hàng kinh doanh.Tuy nhiên nhược điểm của hình thức này là không chủ động bị phụ thuộc nhiều vào các chân

mua hàng, chi phí không ổn định...Công ty cần phải đa dạng hơn các hình thức thu mua hàng cụ thể như sau:

- Tổ chức tốt mạng lưới mua hàng nông sản, giảm bớt hình thức mua hàng qua trung gian vừa làm tăng giá, vừa khó kiểm soát về chất lượng .

- Tăng đầu mối mua hàng tại ngay vùng nguyên liệu hoặc trực tiếp đặt hàng từ cơ sở chế biến nông sản để chủ động hơn về chất lượng, giảm chi phí, chủ động vè thời gian nhập hàng .

- Mở rộng phạm vi, mua nguyên liệu thiết lập thêm các đại lý thu mua ở các tỉnh, các địa bàn có khả năng cung ứng hàng hóa cao.

- Xây dựng thêm các xí nghiệp chế biến hoặc liên doanh liên kết với các đơn vị này để tăng chất lượng giảm giá thành sản phẩm. Có những mặt hàng công ty tự sản xuất lại đem lại lợi nhuận cao hơn từ thu mua, đồng thời công ty có thể gia công chế biến hàng nông sản theo đúng như mong muốn của các bên đối tác. Công ty có thể chủ động về sản lượng, khống chế sản lượng hàng hóa cho xuất khẩu tránh dư thừa, tồn kho không kiểm soát được.

2.3. Đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại

Bài học thời gian qua, các mặt hàng nông sản xuất khẩu của Công ty thường không bán trực tiếp cho khách hàng có nhu cầu thực sự mà thường qua các trung gian thương mại nước ngoài, chính vì thế giá bán thường thấp hơn nhiều so với giá thị trường quốc tế.

Một số thị trường khó tính, yêu cầu về chất lượng sản phẩm cao, hàng nông sản của công ty thường kém về mặt đó, nhưng vấn đề trên thế giới cũng còn rất nhiều những thị trường mà hàng hóa của Công ty có thể đáp ứng được nhu cầu của họ nhưng lại chưa thập nhập được, nguyên nhân chính là ở công tác xúc tiến thương mại. Vì vậy trong thời gian tới công ty cần phân loại những thị trường và lên kế hoạch đẩy mạnh xúc tiến cho từng thị trường đó.

Công ty cũng cần đầu tư cho hệ thống thông tin về thị trường quốc tế, để có thể cập nhật những biến động của thị trường và đưa ra những dự đoán chính xác. Trong nền kinh tế thị trường, thành công sẽ đến từ những cơ hội nhỏ, nếu chậm trễ về mặt thông tin, đặc biệt là thị trường xuất khẩu thì việc bỏ lỡ những cơ hội kinh doanh là không tránh khỏi.

2.4. Nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ công nhân viên

Trình độ nguồn nhân lực là nhân tố quan trọng nhất quyết định sự thành công hay thất bại của mọi doanh nghiệp. Trong kinh doanh quốc tế nhân tố này lại càng quan trọng. Vì môi trường kinh doanh quốc tế là môi trường phức tạp và chứa đựng nhiều rủi ro. Chính vì vậy để có thể kinh doanh thành công trong thị trường này đòi hỏi mỗi cán bộ công nhân viên ngoài việc phải giỏi về nghiệp vụ ngoại thương còn cần phải am hiểu về tập quán kinh doanh, phong tục tập quán tại thị trường. Hiện tại số cán bộ của công ty đáp ứng được những nhu cầu này chưa nhiều. Trong thời gian tới công ty cần phải nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng lao động, thưỡng xuyên gửi những cán bộ trẻ có năng lực đi đào tạo ở những quốc gia có nền ngoại thương phát triển. Tạo điều kiên cho những nhân viên còn yếu về nghiệp vụ và ngoại ngữ đi học hoặc tổ chức học ngay tại công ty để nâng cao nghiệp vụ cho nhân viên. Ngoài ra công ty cũng cần nên tổ chức các buổi tọa đàm trao đổi với các nhà kinh doanh, các giảng viên, chuyên gia kinh tế để nâng cao trình độ hiểu biết về thị trường.

Song song với việc củng cố, nâng cao trình độ cho đội ngũ công nhân viên chức trong công ty. Công ty cũng cần phải chú trọng đến công tác tuyển chọn nhân viên mới. Thông báo kế hoạch tuyển dụng trên các phương tiện thông tin đại chúng. Tổ chức thi tuyển một cách minh bạc và công bằng. Người phụ trách công tác tuyển chọn phải là người có trình độ chuyên môn

cao, có kinh nghiệm trong công tác tuyển chọn, chí công vô tư, tránh xảy ra những tiêu cực.

Một phần của tài liệu Xuất khẩu nông sản của Công ty Cổ phần Rồng Phương Đông - Thực trạng và giải pháp (Trang 48 - 53)