Định hướng phát triển thị trường và kinhdoanh xuất khẩu

Một phần của tài liệu Biện pháp p hát triển thị trường trong hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu Lương thực - Thực phẩm Hà Nội (Trang 52 - 55)

a) Định hướng phát triển và bảo vệ thị trường xuất khẩu trong nước khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên của WTO

Ngày 11 tháng 1 năm 2007 nước ta chính thức trở thành thành viên của tổ chức thương mại thế giới WTO, đây là vận hội lớn đối với dân tộc ta. Gia nhập WTO mang lại nhiều cơ hội cho dân tộc ta song cũng đem lại vô vàn thách thức đòi hỏi Nhà nước, nhân dân ta phải đoàn kết, sáng suốt vượt qua những khó khăn thực hiện thành công công cuộc công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước.

Sau khi gia nhập WTO chúng ta buộc phải mở cửa thị trường hàng hóa dịch vụ của ta cho các nhà đầu tư, các doanh nghiệp nước ngoài thâm nhập vào thị trường. Do đó nền kinh tế của ta nói chung và nền nông nghiệp nói riêng cũng đang phải đối mặt vơi những thách thức không nhỏ phía trước.

Thuế suất đối với lúa gạo của ta tại thời điểm gia nhập WTO là 40%, đây là mức thuế suất khá cao do đó doanh nghiệp sản xuất kinh doanh mặt hàng gạo không phải quá lo lắng về việc gia nhập thị trường gạo của các doanh nghiệp nước ngoài. Hơn nữa nước ta là một nước xuất khẩu gạo, lượng gạo sản xuất trong nước trước hết phải đủ để đảm bảo cho đời sống nhân dân trong nước sau đó mới đến xuất khẩu vì vậy nước ta rất ít phải nhập khẩu lúa gạo mà chủ yếu chỉ nhập khẩu thóc giống. Do đó định hướng nhằm bảo vệ và phát triển thị trường trong nước là ổn định nền nông nghiệp, nâng cao chất lượng sản phẩm, không ngừng áp dụng các thành tựu của khoa học công nghệ để nâng cao chất lượng sản phẩm và giảm giá thành, xây dựng hệ thống phân phối rộng khắp đảm bảo cung cấp đầy đủ hàng hóa với chất lượng tốt, giá thành hợp lý.

b) Định hướng đẩy mạnh xuất khẩu và chiếm lĩnh thị trường quốc tế

Hiện nay Việt Nam chúng ta có 80 triệu dân song diện tích đất trồng lúa cộng 3 cụ lại có hơn 4 triệu ha, trong khi Thái Lan có 63,5 triệu dân họ có 10 triệu ha đất trồng lúa trong đó dành ra 5 triệu ha để chuyên canh các giống lúa truyền thống của địa phương có hạt dài, chất lượng rất cao. Mỗi năm chúng ta sản xuất được trên 36 triệu tấn gạo còn Thái Lan mỗi năm sản xuất được 26 triệu tấn. Song gạo xuất khẩu của ta lại có giá thấp hơn gạo của Thái Lan trung bình 20 USD/tấn. Nguyên nhân của tình trạng này là do gạo của chúng ta có chất lượng gạo không đồng nhất, tạp chất cao, độ đồng đều yếu... khi chào bán có thể trong mẫu gạo có nhiều vấn đề không đạt chuẩn thị trường tất nhiên giá gạo sẽ thấp. Ngoài ra, việc gạo chúng ta thua gạo Thái Lan chủ yếu

là do công nghệ sau thu hoạch. Muốn nâng chất lượng gạo, chúng ta phải đầu tư nhiều cho khâu này. Từ đó Nhà nước ta đã đưa ra định hướng hiện đại hóa nông nghiệp.

Định hướng tiếp theo là cải tiến giống lúa hiện nay. Thái Lan họ trồng gạo truyền thống của địa phương cho chất lượng cao, ăn ngon cơm thì chúng ta lại trồng giống lúa năng suất cao. Giống lúa năng suất cao có độ bền gel thấp hơn so với giống lúa địa phương, giống lúa Thái lan có độ bền gel là 100mm trong khi loại gạo chúng ta đang trồng chỉ đạt 40mm và điều này ảnh hưởng đến độ ngon cơm của gạo. Chính độ bền thể gel là tác nhân chính quyết định tính mềm và ngon cơm của gạo. Các giống lúa đang trồng trên đồng ruộng của Việt Nam thể gel đang biến động từ 40 – 60mm. Nhiều giống lúa đặc sản, lúa mùa địa phương của chúng ta có thể gel đạt yêu cầu, nhưng không thể trồng trên diện tích lớn, vì các giống lúa này một năm chỉ trồng được một mùa do đó một lần nữa chúng ta lại kém hơn Thái Lan.

Mục đích của Nhà nước ta là xuất khẩu gạo để vượt mặt Thái Lan mà là xuất khẩu để điều tiết giá lúa gạo để bình ổn đời sống nhân dân. Một năm chúng ta sản xuất được trên 36 triệu tấn gạo nhưng chỉ xuất 4,5 triệu tấn/năm, Thái Lan sản xuất được 26 triệu tấn xuất khẩu 8 triệu tấn/năm vì vậy nếu như chúng ta theo đuổi chính sách xuất khẩu chúng ta hoàn toàn có thể vượt Thái Lan. Bên cạnh đó tình hình vệ sinh an toàn thực phẩm của chúng ta rất yếu cũng ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu gạo vì chúng ta có thị trường tiềm năng lớn như Trung Quốc và Hàn Quốc do hai nước này có mùa đông rất khắc nghiệt song hai thị trường này lại có tiêu chuẩn khắt khe về vệ sinh an toàn thực phẩm nên xuất khẩu vào hai quốc gia này gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó gạo của chúng ta cũng thường bị phạt do chậm giao hàng do đó đội giá gạo lên cao và do các doanh nghiệp của chúng ta ký hợp đồng bị hớ. Từ đó Nhà nước đưa ra định hướng nâng cao trình độ kinh doanh quôc tế của

doanh nghiệp Việt Nam, phát triển ngành giao thông vận tải đặc biệt là vận tải biển để tạo điều kiện thuận lợi, tạo sự chủ động cho các doanh nghiệp Việt Nam làm xuất khẩu nói chung và xuất khẩu gạo nói riêng và hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm.

Một phần của tài liệu Biện pháp p hát triển thị trường trong hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu Lương thực - Thực phẩm Hà Nội (Trang 52 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(72 trang)
w