Thận trọng trong thựchiện tự chủ tài chính.

Một phần của tài liệu Thực trạng cơ chế quản lý ngân sách nhà nước trong lĩnh vực y tế ở việt nam (Trang 55 - 57)

2 Chi bằng nguồn vốn vay, viện trợ

3.4.2. Thận trọng trong thựchiện tự chủ tài chính.

Nghị định 10/2002/NĐ-CP ban hành đã giao quyền tự chủ đáng kể trong quản lý cho các đơn vị hành chính sự nghiệp có thu của hầu hết các lĩnh vực. Vì ngành y tế với có đặc thù với tính nhạy cảm cao, nguồn thu viện phí hạn chế (chỉ là thu một phần viện phí) nên việc triển khai Nghị định trong ngành chậm hơn so với các ngành khác. Ngành y tế đang triển khai Nghị định 10 tới các cơ sở y tế tuyến TW, tuyến tỉnh và huyện. Dự kiến cơ chế tự chủ quản lý theo Nghị định 10 sẽ đợc mở rộng áp dụng ở tất ả các bệnh viện, kể cả các bệnh viện tuyến trung ơng. Nghị định tạo ra cơ chế khuyến khích mạnh mẽ các bệnh viện, kể cả các bệnh viện trung ơng. Nghị định tạo ra cơ chế khuyến khích mạnh mẽ các bệnh viện nhà nớc mở rộng dịch vụ đối với nhóm khách hàng có khả năng thanh toán. Tuy nhiên bệnh viện thực hiện Nghị định 10 vẫn tiếp tục đợc nhận trợ cấp của chính phủ về đầu t xây dựng cơ sở vật chất và một phần chi phí chi thờng xuyên (đối với những đơn vị không bù đắp đợc chi phí). Mặc dù các khoản trợ cấp chủ yếu là để hỗ trợ thực hiện các chức năng y tế công cộng chính (nh bảo vệ sức khỏe ngời dân và đảm bảo sự công bằng trong việc tiếp cận dịh vụ y tế), song có ý kiến lo ngại là các khoản trợ cấp này đợc sử dụng không phải để thực hiện các chức năng nói trên mà nhằm nâng cao chất lợng của các dịch vụ phục vụ khách hàng có khả năng chi trả để thu viện phí. Hiện nay vẫn cha có cơ chế giám sát một cách hiệu quả chất lợng dịch vụ y tế cung cấp cho các nhóm đối tợng bệnh nhân khác nhau. Còn mộ lo ngại nữa là

liệu đây có phải chính sách kinh tế thích hợp nhằm khuyến khích các bệnh viện công thâm nhập vào các thị trờng dịch vụ y tế mà theo thực tiễn ở các nớc khác, là thị trờng do khu vực t nhân phục vụ. Rõ ràng, xuất hiện một lo ngại là các bệnh viện công hoạt động kém hiệu quả sẽ trở thành một gánh nặng cho nền kinh tế nếu nh các bệnh viện này đợc phép hoạt động nh doanh nghiệp nhà nớc, đợc u đãi tiếp cận các khoản trợ cấp của Chính phủ, các nguồn tín dụng u đãi và các lợi thế phi cạnh tranh khác.

Trong thời gian thực hiện nghị định 10 ngành y tế nớc ta đã đạt đợc nhiều kết quả song vẫn tồn tại một số hạn chế. Do đó Chính phủ đã ban hành Nghị định 43/2006. Nghị định 43 đã tăng quyền tự chủ tài chính hơn cho các cơ sở khám chữa bệnh. So với Nghị định 10, Nghị định 43 đã trao cho các cơ sở y tế quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về cả tổ chức bộ máy, biên chế, thực hiện nhiệm vụ và tài chính.

Mặc dù nghị định tạo ra cơ hội tiềm năng để nâng cao hiệu quả và tính bền vững của các bệnh viện công song nó cũng tạo ra rủi ro là các bệnh viện này có thể lơ là nhiệm vụ quan trọng để tăng lợi nhuận cho mình. Đặc biệt hiện nay rất cần cơ chế giám sát chặt chẽ việc sử dụng các khoản NSNN cấp trực tiếp cho các bệnh viện thực hiện Nghị định để bảo đảm không ảnh hởng tiêu cực đến các nhiệm vụ chung lớn hơn của một số bệnh viện (nh đào tạo nghiên cứu và chỉ đạo chuyên môn kỹ thuật cho các tuyến dới) và các khoản trợ cấp ngân sách này không đợc dùng để mở rộng dịch vụ cho nhóm ngời thu nhập cao cókhả năng chi trả. Việc chuyển phân bổ ngân sách từ dựa trên đầu vào (ví dụ nh định mức giờng bệnh) sang dựa trên đầu ra bằng cách cẩn thận lập ra các chỉ số kết quả hoạt động (trong khuôn khổ chỉ tiêu trung hạn) sẽ là biện pháp quan trọng thực hiện cơ chế giám sát hiệu quả ở các bệnh viện áp dụng các nghị định về tự chủ tài chính. Do đặc thù của ngành y tế là chăm sóc sức khỏe nhân dân nên trong quá trình triển khai tự chủ tài

chính theo các Nghị định này cần phải cẩn thận, tránh những hiện tợng tiêu cực có thể xảy ra, đảm bảo phát triển y tế công bằng và hiệu quả.

Một phần của tài liệu Thực trạng cơ chế quản lý ngân sách nhà nước trong lĩnh vực y tế ở việt nam (Trang 55 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(57 trang)
w