MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ CỦA NGÂN HÀNG

Một phần của tài liệu Thực trạng công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư tại ngân hàng techcombank (Trang 44 - 53)

D Thu nhập sau thuế

MỘT SỐ GIẢI PHẤP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ CỦA TECHCOMBANK

2.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ CỦA NGÂN HÀNG

ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ CỦA NGÂN HÀNG TECHCOMBANK

Trong các điều kiện cho vay theo dự án đầu tư, các biện pháp bảo đảm bằng tài sản mà ngân hàng yêu cầu khách hàng thực hiện chỉ là nhằm bảo đảm khả năng thu hồi vốn trong trường hợp xấu nhất. Ngân hàng không bao giờ muốn thu hồi vốn thông qua việc xử lý tài sản đảm bảo này. Một khoản tín dụng có chất lượng cao đòi hỏi phải được hoàn trả bằng nguồn thu nhập sinh ra từ việc sử dụng hiệu quả tài sản đầu tư chứ không phải từ việc phát mại các tài sản thế chấp, cầm cố. Muốn vậy phải có biện pháp lựa chọn ra những khách hàng thực sự đáng tin cậy, những dự án thực sự khả thi và có hiệu quả để tiến hành cho vay. Điều đó đòi hỏi hiệu quả của công tác thẩm định phương án/dự án, thẩm định khách hàng phải được nâng cao hơn nữa. Để đáp ứng đòi hỏi này cần tiến hành một số giải pháp sau:

2.2.1 Giải pháp về nâng cao hiệu quả công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư.

2.2.1.1 Thẩm định tổng vốn đầu tư của phương án/dự án, đánh giá đầy đủ, chính xác năng lực của chủ đầu tư.

Việc đánh giá đầy đủ, chính xác năng lực của chủ đầu tư (năng lực quản lý, điều hành; năng lực về tài chính) là một trong những điều kiện cần để đi đến thành công của dự án. Thực tế đã chứng minh đối với các dự án đầu tư vay vốn tại Techcombank mà chủ đầu tư là những doanh nghiệp có uy tín, có năng lực quản lý, điều hành, năng lực tài chính lành mạnh đều trả nợ vốn vay đúng hạn mặc dù dự án có thể gặp những rủi ro khách quan. Do vậy, việc đánh giá, xếp hạng tín dụng doanh nghiệp là việc làm bắt buộc trước khi thẩm định phương án tài chính của dự án. Việc xếp hạng tín dụng đối với doanh nghiệp được coi là thước đo cơ bản để các tổ chức tín dụng xem xét, đánh giá đầy đủ chính xác năng lực của chủ đầu tư trước khi quyết định tài trợ vốn; giảm được thời gian thẩm định ngay từ bước đầu tiên đối với các doanh nghiệp có mức xếp hạng rủi ro cao. Việc xếp hạng tín dụng doanh nghiệp là giải pháp mà nhiều tổ chức tài chính, tín dụng trên thế giới và trong nước hiện nay đang áp dụng, góp phần hạn chế rủi ro cho các tổ chức tín dụng đó. Đồng thời, qua việc đánh giá, xếp hạng doanh nghiệp, ngân hàng sẽ có phương án quản lý thích hợp đối với các dự án đầu tư tốt nhưng năng lực tài chính của chủ đầu tư chưa đảm bảo như bổ xung tài sản

đảm bảo, giới hạn mức vay tối đa, theo dõi chặt chẽ quá trình thực hiện dự án nếu quyết định cho vay.

Techcombank cần thực hiện đánh giá đúng, đủ về năng lực tài chính, năng lực quản lý và điều hành của chủ đầu tư trên cơ sở các nguyên tắc: đảm bảo tính khách quan, cụ thể, chính xác, đồng bộ giữa các thời kỳ đánh giá, sự công bằng giữa các chủ đầu tư, phù hợp với thông lệ và tiêu chuẩn quốc tế.

Cần dựa trên các nguồn thông tin đáng tin cậy (các thông tin tài chính và phi tài chính): Trung tâm Thông tin tín dụng – Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; bản cáo bạch về tài chính trên thị trường chứng khoán đối với các công ty đã niêm yết trên thị trường chứng khoán; các thông tin phi tài chính như: thời gian hoạt động của doanh nghiệp, bộ máy điều hành doanh nghiệp, ngành nghề kinh doanh...

Sử dụng hệ thống công nghệ thông tin để lập cơ sở dữ liệu về khách hàng liên tục, thường xuyên giúp các chi nhánh Techcombank truy cập, nghiên cứu, thao khảo để có quyết định về việc tài trợ hay không tài trợ đối với dự án.

2.2.1.2 Thẩm định mức độ rủi ro của dự án.

Phân tích mức rủi ro của dự án có ý nghĩa rất quan trọng vì rủi ro ảnh hưởng tới hiệu quả thực hiện dự án và ảnh hưởng tới khả năng thanh toán nợ của chủ đầu tư. Phân tích rủi ro giúp cho ngân hàng có cái nhìn tổng quát hơn về mức độ phù hợp của dự án so với thực tế, về mức độ thích ứng của dự án đối với những biến động bất thường xảy ra trên thị trường.

Nội dung này cho đến nay hầu như vẫn chưa được cán bộ thẩm định đề cập đến trong các báo cáo thẩm định của ngân hàng, đây là một khiếm khuyết rất lớn mà ngân hàng cần sớm khắc phục. Do vậy trong thời gian tới ngân hàng nên coi việc phân tích và quản lý rủi ro là điều kiện cần thiết khi xem xét thẩm định dự án. Trước mắt ngân hàng có thể nghiên cứu áp dụng ngay phương pháp phân tích độ nhạy và phân tích theo kịch bản. Còn trong tương lai, khi ngân hàng đã có hệ cơ sở dữ liệu phong phú, các máy tính và phần mềm hiện đại, có thể áp dụng thêm phương pháp phân tích theo kịch bản.

Đây là nội dung quan trọng của phương án sản xuất kinh doanh ( dự án đầu tư). Trong quá trình thẩm định cần phải đi sâu phân tích nhu cầu thị trường, khả năng tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp (đánh giá thị phần của doanh nghiệp), quy cách, mẫu mã, chất lượng và giá cả của sản phẩm. Đồng thời xem xét số lượng người tiêu thụ (hoặc đại lý phân phối), các hợp đồng tiêu thụ (nếu có) và phương thức thanh toán tránh trường hợp doanh nghiệp chỉ có một nhà tiêu thụ, một thị trường tiêu thụ vì lúc đó doanh nghiệp sẽ không chủ động và thường bị ép giá trong quá trình tiêu thụ sản phẩm.

Hiện có nhiều phương pháp dự báo cung- cầu đã được nghiên cứu áp dụng trong thực tế, như phương pháp ngoại suy thống kê, phương pháp định mức, phương pháp hệ số co giãn… cán bộ thẩm định có thể căn cứ vào số lượng và chất lượng thông tin thu thập được mà lựa chọn phương pháp tính cho phù hợp, hoặc kết hợp sử dụng nhiều phương pháp nhằm làm tăng tính chính xác cho các kết quả dự báo

2.2.1.4 Thẩm định về phương diện tài chính

Đây là yếu tố quyết định đến việc lựa chọn dự án để đầu tư. Sau khi xác định tổng vốn đầu tư và nguồn vốn đi vào tính toán một số chỉ tiêu hiệu quả cụ thể như chỉ tiêu thời gian hoàn vốn, khả năng sinh lời của dự án, điểm hoà vốn, độ nhạy của dự án, giá trị hiện tại ròng, tỷ lệ sinh lời nội bộ và so sánh với tiêu chuẩn quy định để đánh giá tính khả thi của dự án. Vấn đề quan trọng để nâng cao chất lượng thẩm định phương diện tài chính của dự án là phải xác định được tính trung thực của số liệu, phải căn cứ vào sự biến động của thị trường để đánh giá hiệu quả thực tế của dự án, xây dựng được các tiêu chuẩn cho từng ngành, từng lĩnh vực phù hợp với điều kiện của từng địa phương.

Trong quá trình thẩm định tài chính dự án cần lưu ý một số vấn đề sau:

- Khi thẩm định tổng vốn đầu tư, ngân hàng cần có quy định cụ thể về các nội dung trong tổng vốn đầu tư của một dự án như: vốn đầu tư cố định, vốn đầu tư lưu động... và phải kiểm tra kỹ tính xác thực của từng nguồn vốn để tránh xảy ra tình trạng thiếu vốn trong quá trình thực hiện đầu tư.

- Đối với chi phí khấu hao, cán bộ thẩm định cần đối chiếu với các văn bản quản lý kinh tế mới nhất của Nhà nước nhằm đảm bảo tính hợp pháp, chính xác trong tính toán.

- Cần chú ý đến các khoản thu hồi khi xác định dòng tiền của dự án.

- Xác định mức lãi suất chiết khấu hợp lý vì khi đã xác định được lãi suất chiết khấu hợp lý sẽ tính được chính xác các chỉ tiêu NPV, IRR... góp phần đưa ra được kết luận đúng đắn.

- Nâng cao phương pháp phân tích độ nhạy

Phương pháp phân tích độ nhạy là một trong những phương pháp giúp cán bộ thẩm định có thể dễ dàng xác định được những yếu tố gây tác động mạnh mẽ nhất hay ít nhất ảnh hưởng đến sự thay đổi của các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế tài chính, hay nói cách khác, qua phân tích độ nhạy cán bộ thẩm định nhận thấy được các nhân tố then chốt cho thành công của dự án cũng như rui ro của dự án. Tuỳ thuộc từng dự án cụ thể mà cán bộ thẩm định có thể lựa chọn phân tích độ nhạy theo một hay nhiều chỉ tiêu và cần lưu ý tới sự thay đổi của các yếu tố sản lượng và giá bán sản phẩm trên thị trường vì những yếu tố này có ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả kinh tế của dự án. 2.2.1.5 Thẩm định khả năng trả nợ

Có thể nói đây là nội dung thẩm định quan trọng của dự án đối với mỗi ngân hàng. Dựa vào đây ngân hàng mới quyết định có nên đầu tư vào dự án hay không. Khả năng trả nợ của dự án phụ thuộc vào tình hình tài chính và hiệu quả hoạt động của dự án. Nguồn trả nợ của dự án gồm: lợi nhuận ròng, khấu hao tài sản cố định và các nguồn khác.

Các ngân hàng thường yêu cầu các chủ đầu tư phải ưu tiên dùng lợi nhuận để để trả nợ trước khi trích quỹ và chia lợi nhuận. Tuy nhiên, trong thực tế thì chủ đầu tư không thể dùng toàn bộ để trả nợ mà chỉ có thể huy động 50% - 70% để trả nợ. Đối với nguồn trả nợ là khấu hao tài sản cố định, chủ đầu tư thường nâng mức khấu hao trong những năm đầu dự án đi vào hoạt động để làm tăng khả năng trả nợ của dự án. Do đó, để xác định chính xác khả năng trả nợ thực tế của dự án, ngân hàng cần kiểm tra, thẩm định để bảo đảm mức trích khấu hao được thực hiện theo đúng quy định của Bộ Tài chính. Đối với nguồn trả nợ khác, ngân hàng phải yêu cầu các chủ đầu tư kê khai một cách cụ thể các nguồn bổ sung này.

Ngân hàng cần phải lập bảng kế hoạch trả nợ từng năm của dự án. Đồng thời theo dõi một cách chặt chẽ số tiền trả nợ từng năm của dự án để từ đó có sự diều chỉnh kịp thời và phương pháp thu nợ hợp lý để đảm bảo an toàn vốn đầu tư.

2.2.1.6 Thẩm định các chỉ tiêu tài chính của dự án thông qua kiểm tra, xác

định dòng tiền của dự án

Các chủ đầu tư thường chỉ đưa ra các thông tin thuận lợi, lạc quan và hay giấu đi những thông tin không có lợi cho dự án nhằm khẳng định tính khả thi của dự án đối với các nhà tài trợ. Do đó, việc kiểm tra, xác định dòng tiền của dự án là công việc bắt buộc đối với cán bộ thẩm định để xác định chính xác các số liệu tính toán phương án tài chính của dự án đầu tư.

Các nguyên tắc xác định dòng tiền của dự án:

Dòng chi:

 Tổng mức đầu tư phải đầy đủ các nội dung chi phí theo quy định hiện hành của Nhà nước. Cán bộ thẩm định cần phải so sánh với các định mức kinh tế kỹ thuật hiện hành, so sánh với giá cả thị trường để xác định được tính chính xác của vốn đầu tư, tránh trường hợp vốn đầu tư tăng không hợp lý dẫn đến hiệu quả của dự án giảm và tăng rủi ro cho dự án.

 Tién độ sử dụng vốn cần phải phù hợp với tiến độ thưc hiện dự án.

 Các chi phí trong quá trình khai thác và vận hành dự án cần được xác định tương đối chính xác phù hợp với chi phí của chủ đầu tư đang hoạt động sản xuất kinh doanh.

Dòng thu:

 Sản phẩm của dự án cần xác định phù hợp với công suất thiết kế của dây chuyền thiết bị, công suất thực tế, công suất tối thiểu.

 Đánh giá những yếu tổ rủi ro liên quan đến doanh thu để có cơ sở tính toán độ nhạy của dự án.

 Giá trị tài sản thu hồi được tính toán trên cơ sở giá trị còn lại của tài sản cố định.

Muốn làm được như vây, Ngân hàng cần:

- Tập trung dữ liệu về các chỉ tiêu, định mức của các dự án đầu tư tại Hội sở chính, giúp cho cán bộ thực hiện công tác thẩm định trong toàn hệ thống có cơ sở để tham khảo, nghiên cứu và áp dụng trong quá trình thẩm định .

- Kết nối thông tin với các tổ chức trong nước và quốc tế để nghiên cứu thị trường, cảnh bảo, phòng ngừa rủi ro trong hệ thống khi có sự thay đổi về chính sách dẫn đến sự thay đổi về nguồn nguyên liệu cung cấp, giá cả thị trường...

- Thiết lập hệ thống thông tin phục vụ công tác quản lý rủi ro, đánh giá rủi ro khi thẩm định.

2.2.2Giải pháp tăng cường hiệu quả công tác thu thập và xử lý thông tin

Thông tin là yếu tố không thể thiếu được cho việc thực hiện công tác thẩm định phương án/dự án, thẩm định khách hàng nhằm tiếp cận khả năng trả nợ và đảm bảo an toàn vốn vay. Thông tin thu nhập càng nhanh, càng đầy đủ chính xác thì càng giúp cho việc thẩm định được thuận lợi hơn. Để đảm bảo tính chính xác, thiết thực của thông tin thì cần phải tiến hành thu thập từ nhiều nguồn khác nhau, đồng thời phải tổ chức tốt việc xử lý thông tin nhằm chọn lọc được những thông tin chính xác, cần thiết. Công việc thu thập và xử lý thông tin phải được tiến hành một cách chủ động và liên tục chứ không phải đợi khi có khách hàng đến xin vay rồi mới tiến hành. Đối với các dự án có quy mô vốn lớn hay có nghiệp vụ chuyên môn sâu nằm ngoài khả năng của cán bộ thẩm định thì ngân hàng có thể thuê các chuyên gia tư vấn về lĩnh vực đó để tiến hành thẩm định một cách chính xác.

Trong quá trình thẩm định của Techcombank, nguồn thông tin chủ yếu do khách hàng xin vay vốn cung cấp thông qua các tài liệu trong hồ sơ xin vay. Các thông tin đó chỉ nêu một cách sơ lược về tình hình tài chính cảu khách hàng xin vay vốn và các thông tin có liên quan đến dự án đầu tư của khách hàng. Dựa trên nguồn thông tin này, cán bộ thẩm định sẽ tiến hành thẩm định khách hàng, thẩm định dự án. Chỉ khi nào muốn thẩm tra lại số liệu hoặc chứng minh tính xác thực của các tài sản thì cán bộ thẩm định sẽ đến doanh nghiệp xin vay vốn để kiểm chứng. Tuy nhiên việc làm này lại được thông báo cho người xin vay, điều này làm mất đi ý nghĩa của khái niệm "thẩm tra, thẩm định". Với nguồn thông tin hạn chế đó khó có thể đảm bảo cho cán bộ thẩm định đưa ra được kết quả thẩm định chính xác, khách quan về đơn vị xin đi vay từ đó gây ảnh hưởng ít nhiều đến công tác quản lý tín dụng sau này.

Như vậy có thể nhận thấy các thông tin mà Techcombank thu nhập để phục vụ cho công tác thẩm định khách hàng, thẩm định phương án/dự án còn rất hạn chế, đa phần thông tin này không cập nhật, không đầy đủ, không đa chiều thậm chí có một số

thông tin mà khách hàng cung cấp vẫn chưa qua kiểm toán. Để khắc phục hạn chế này và nhằm hoàn thiện hơn hệ thống thông tin của Techcombank cần phải thiết lập một hệ thống kênh thông tin phục vụ cho hoạt động quản lý tín dụng nói chung và công tác thẩm định nói riêng.

Sau khi đã thu thập đầy đủ thông tin, cán bộ thẩm định cần tiến hành xử lý, phân loại thông tin vì nhiều khi các thông tin trái ngược nhau hoặc không chính xác. Vì thế, cán bộ thẩm định cần phải tiến hành tổng hợp phân tích thông tin, trong trường hợp cần thiết thông tin về tình hình tài chính cần phải được khẳng định bởi cơ

Một phần của tài liệu Thực trạng công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư tại ngân hàng techcombank (Trang 44 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(58 trang)
w