Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP ngoài quốc doanh VP Bank.

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro trong hoạt động tín dụng tại ngân hàng TMCP ngoài quốc doanh VP Bank (Trang 55 - 64)

- Bảo đảm tiền vay được coi là điều kiện bắt buộc để khách hàng

2.2.3 Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP ngoài quốc doanh VP Bank.

2.2.3.1 Thành tựu đạt được :

Tổng dư nợ cho vay tăng nhưng tỷ lệ nợ xấu giảm từ 0,58% năm 2005 xuống 0,49 % năm 2007 gân như là thấp nhất trong toàn hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần.

Tỷ trọng nợ xấu các nhóm 3. 4 .5 thấp, tỷ trọng nợ xấu trên tổng dư nợ giảm.

Nhưng thành tựu trên của ngân hàng VP Bank là do ngân hàng đã có các biện pháp quản lý rủi ro phù hợp, cộng thêm kinh nghiệm cũng như sụ làm việc hiêu quả của đội ngũ cán bộ tín dụng .Cụ thể là :

Thứ nhất , giảm thiểu các khoản tín dụng có vấn đề, các khoản nợ xấu, nợ khó đòi : Ngân hàng đưa ra các chính sách tín dụng hợp lý .Các cán bộ tín dụng thực hiện nghiêm túc các quy tắc an toàn tín dụng khi thẩm định phân tích khách hàng , dự án trước khi cho vay. Kiểm tra giám sát khách hàng khi sau khi cho vay để đảm bảo khách hàng sử dụng đúng mục đích khoản vay.

• Khi thẩm định tín dụng:

- Thu thập thông tin về khách hàng thông qua hồ sơ tại ngân hàng , qua phỏng vấn trực tiếp , kiểm tra thực tiễn , đối tác của khách hàng….

- Thực hiện chấm điểm và xếp hạng khách hàng theo những tiêu chuẩn mà ngân hàng nhà nước đưa ra.VP Bank đã xây dựng hệ thống chấm điểm của mình nhắm thẩm định khách hàng một cách tốt nhất, nhờ đó giảm thiểu được rủi ro tín dụng xảy ra > Ng ân h àng đ ưa ra b

Bảng các chỉ số tài chính áp dụng cho chấm điểm các doanh nghiệp thuộc ngành xây dùng Chỉ tiêu Trọng

số

Phân loại các chỉ tiêu tài chính đối với doanh nghiệp

Quy môn lớn Quy mô vừa Quy mô nhỏ

100 0 80 60 40 20 10 0 80 60 40 20 10 0 80 60 40 20 A Chỉ tiêu thanh khoản 1 Khả năng thanh toán ngắn hạn 8% 1.9 1 0.8 0.5 <0.5 2.1 1.1 0.9 0.6 <0.6 2.3 1. 2 1 0.9 <0.9 2 Khả năng thanh toán nhanh 8% 0.9 0.7 0.4 0.1 <0.1 1 0.7 0.5 0.3 <0.3 1.2 1 0.8 0.4 <0.4 B Chỉ tiêu hoạt động Vòng quay hàng tồn kho 10% 3.5 3 2.5 2 <2 4 3.5 3 2.5 <2.5 3.5 3 2 1 <1 Kỳ thu tiền bình quân 10% 60 90 12 0 15 0 >150 45 55 60 65 >65 40 50 55 60 >60 Hiệu quả sử dụng tài sản 10% 2.5 2.3 2 1.7 <1.7 4 3.5 2.8 2.2 <2.2 5 4. 2 3.5 2.5 <2.5 C Chỉ tiêu cân nợ (%) 6 Nợ phải 10% 55 60 65 70 >70 50 55 60 65 >65 45 50 55 60 >60

trả/tổng tài sản Nợ phải trả/nguồn vốn chủ sở hữu 10% 69 10 0 15 0 23 3 >233 69 10 0 12 2 15 0 >150 66 69 10 0 12 2 >122 Nợ quá hạn/tổng dư nợ ngân hàng 10% 0 1 1.5 2 >2 0 1.6 1.8 2 >2 0 1 1.5 2 >2 D Chỉ tiêu thu nhập Tổng thu nhập trước thuế/doanh thu 8% 8 7 6 5 <5 9 8 7 6 <6 10 9 8 7 <7 Tổng thu nhập trước thuế/ tổng tài sản 8% 6 4.5 3.5 2.5 <2.5 6.5 5.5 4.5 3.5 <3.5 7.5 6. 5 5.5 4.5 <4.5 Tổng thu nhập trước thuế/ nguồn vốn chủ sở hữu. 8% 9.2 9 8.7 8.3 <8.3 12 11 10 8.7 <8.7 11 11 10 9.5 <9.5 Tổng 100%

- Đánh giá khách hàng thông qua các chỉ tiêu tài chính ( khả năng thanh toán , khả năng sinh lời, tự trả nợ , hoạt động của khách hàng …) và phi tài chính ( tỷ lệ nợ quá hạn , tỷ lệ lãi quá hạn , tái sản đảm bảo , các mói quan hệ của khách hàng , quan hệ với VP bank …).

- Mở rộng các hoạt động tín dụng , đa dạng hoá rủi ro : Trong hoạt động kinh doanh ngân hàng thực hiện theo Phương châm “ không bỏ trứng vào một giỏ” nên VP Bank đã đưa ra rất nhiều loại hình tín dụng mới có hình thức phong phú, nhiều ưu đãi và khuyến mại hấp dẫn. Nhờ đó ngân hàng có thể tránh được nhiều rủi ro, nhất là rủi ro hàng loạt. Ví dụ như : cho vay mua nhà trả góp , cho vay hỗ trợ kinh doanh và tiêu dùng,cho vay tín chấp đối với cán bộ nhân viên ,cho vay từng lần , cho vay theo hạn mức tín dụng ,cho vay chiết khấu chứng từ xuất khẩu, cho vay theo dự án đầu tư , cho vay theo bảo lãnh …

• Giảm các khoản cho vay không có tài sản đảm bảo , nhằm nâng cao nguồn thu cho ngân hàng trong trường hợp khách hàng gặp rủi ro, nhất là các rủi ro bất khả kháng .

• Chuyển rủi ro tín dụng : thông qua hình thức bán các hợp đồng tín dụng có nguy cơ xảy ra rủi ro cao cho các ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng khác có khả năng giải quyết và phí hưởng hoa hồng (đây là những hợp đồng tín dụng có rủi ro cao VP Bank không có khả năng xử lý )

Đồng tài trợ cũng là một hình thức chuyển rủi ro mà ngân hàng VP bank lựa chọn. Hình thức này có nghĩa là VP Bank sẽ liên kết với một hoặc một số ngân hàng khác để cùng thực hiện một dự án tín dụng cần nhu cầu vốn lớn mà ngân hàng không đủ khả năng thực hiện một mình hoặc có nhiều rủi ro .

Xây dựng hệ thống quản trị rủi ro và kiểm soát hoạt động của ngân hàng: có rất nhiều rủi ro có thể xảy ra với ngân hàng trong quá trình hoạt

động như rủi ro lãi suất , rủi ro thanh khoản , rủi ro đạo đức … Vì vậy việc xây dựng hệ thống quản trị rủi ro hợp lý sẽ giúp cho ngân hàng kiểm soát được hoạt động của mình , ngân hàng sẽ an toàn và hiệu quả hơn nhất là khi hệ thống chi nhánh của VP Bank ngày càng mở rộng.

Nâng cao trình độ nghiệp vụ của cán bộ tín dụng : Cán bộ tín dụng là người trực tiếp thẩm định các hợp đồng tín dụng, quyết định các khoản cho vay đó có rủi ro hay không . Vì vậy trình độ nghiệp vụ của cá bộ tín dụng là rất quan trọng. Nhận thức rõ điều này , VPBank luôn quan tâm đến việc lựa chọn và đào tạo cán bộ tín dụng. Hàng năm , các khoá huấn luyện nghiệp vụ thường xuyên được mở qua dó các cán bộ tín dụng có thể nâng cao trình độ của mình.

Thứ hai, xử lý các khoản nợ quá hạn, nợ có vấn đề : Có thể nói nợ quá hạn gây ra rất nhiều ảnh hưởng xấu tới ngâ hàng nếu không được xử lý .Vì vậy VP Bank đã áp dụng nhiều biện pháp nhằm giúp cho khàch hàng có khả năng trả nợ , đồng thời thu hồi vốn , giảm thiểu một cách thấp nhất những rủi ro có thể xảy ra. Cụ thể là :

Đôn đốc khách hàng khi đến kỳ hạn :

Đến kỳ hạn trả nợ mà khách hàng chưa tới thanh toàn ngân hàng sẽ gửi thông báo tới khách hàng , hoặc trừ ngay vảo tài khoản của khách hàng nếu khách hàng có tài khoản tại ngân hàng.

Cơ cấu lại kỳ hạn nợ của khách hàng :

Trong trường hợp khách hàng gặp khó khăn trong việc trả nợ , VP Bank tiên hành cơ cấu lại kỳ hạn nợ cho khách hàng. Đây là biện pháp xử lý rất linh hoạt và hiệu quả. Thời hạn cơ cấu lại nợ với khoản vay ngằn hạn là 12 tháng , với các khoản vay trung và dài hạn là một nửa thời hạn trong hợp đồng tín dụng.

Tư vấn cho khách hàng trong hoạt động đầu tư :

Với các khàch hàng truyền thống , bên cạnh những ưu đãi VP Bank cón tư vấn cho khách hàng trong việc đầu tư tài chính , giúp cho khách

hàng đạt được hiệu quả trong kinh doanh. Qua đó các khoản nợ của khách hàng sẽ không gặp rủi ro, ngân hàng sẽ thu hồi được nợ , đồng thời tăng cường mối quan hệ giữa khách hàng và ngân hàng.

Phân loại nợ :

Với các khoản nợ của khách hàng, ngân hàng sẽ tiến hành phân loại theo các quy định của NHNN . Qua đó ngân hàng có thể kịp thời chuyến nhóm khoản nợ khi khách hàng không có khả năng trả nợ đúng hạn . Việc phân loại nợ cũng giúp cho ngân hàng nắm rõ được tình hình hoạt động tín dụng , tỷ lệ nợ xấu … ngân hàng sẽ có những điều chỉnh hợp lý nhằm tránh những tổn thất lớn xảy ra .

Xử lý tài sản đảm bảo :

Khi khách hàng không có đủ khả năng thanh toán khoản nợ, ngân hàng sẽ xủ lý các tài sản đảm bảo mà khách hàng đã đồng thế chấp để thu hồi vốn thông qua việc phát mãi tài sản đó. Ngân hàng sẽ thu được một khoản để bù vào phần rủi ro cua khoản tín dụng mà khách hàng vay.

Trích lập quỹ dự phòng rủi ro:

Hàng năm , ngân hàng đều trích một phần lợi nhuận để đưa vào quỹ dự phòng rui ro. Khi đã áp dụng cácbiện pháp mà vẫn không thu hồi được nợ , ngân hàng trich quỹ dự phòng rủi ro của mình để xử lý khoản nợ này.Sau dó khoản nợ sẽ được đưa ra tài sản ngoại bảng để theo dõi , và có biện pháp thu hồi triệt để.

Ngoài những biện pháp trên , trong một số trường hợp ngân hàng có thể nhờ đến pháp luật để xử lý nếu khách hàng lừa đảo , chiếm đoạt tài sản,…

2.2.3.2 Những hạn chế trong công tác phòng ngừa , xử lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng VP Bank.

Tỷ lệ nợ xấu tuy có giảm hơn nhưng vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro ( các khoản nợ không có taì sản đảm bảo ngày càng cao.

Chất lượng cán bộ tín dụng ở các chi nhánh không đồng đều, phải thường xuyên nâng cao , bồi dưỡng .

Những hạn chế nay là do :

Thứ nhất , VP Bank là ngân hàng TMCP lớn, số lượng chi nhánh nhiều, nên việc kiểm soát hoạt động của các chi nhánh ,nhất là các phòng giao dich không phải lúc nào cũng kịp thời, việc thông tin thu thập đôi khi cũng sai lệch là cho quyết đinh cho vay cũng sai lệch.

Thứ hai, việc thu hối nợ thông qua tài sản bảo đảm thường gặp khó khăn khi phát mại.Sự chênh lêch về giá cả của thị trưòng làm cho tài sản bị mất giá sẽ ảnh hưởng không tốt tới ngân hàng.

Thứ ba , các hình thức chuyển rủi ro không phải lúc nào cũng thực hiện được, va các biện pháp này cũng chưa thực sự phổ biến.

Thứ tư , hạn chế về nghiệp vụ của các cán bộ tín dụng gây ảnh hưởng rất lớn đến ngân hàng. Ngoài việc phải mất chi phí đào tạo, thì những tổn thất khi rủi ro xảy ra ( không nắm bắt được thông tin, phát hiện và xử lý chậm) là rất lớn.

Thứ năm, rủi ro về đạo đức cũng gây thiệt hại nhiều cho ngân hàng .Không chỉ khách hàng mà ngay một số cán bộ tín dụng của ngân hàng cũng bịi tha hoá về đạo đức , lừa đảo , chiếm đoạt tài sản của ngân hàng, gây thiệt hại cho ngân hàng.

Thứ sáu , việc phân tích và thẩm định các dự án chưa thực hiện tốt, cán bộ tín dụng chưa thu thập thông tin , thăm dò thực tế, chưa giám sát việc xư dụng vốn của khách hàng nên không kịp thời phát hiện các khoản nợ xấu .

Thứ bẩy , các cơ chế chính sách của NHNN và Nhà Nước. thị trường biến đổi liên tục, trong khi đó các chính sách kinh tế của Nhà Nước có nhiều điểm chưa phù hợp với thực tế , việc đổi mới , bổ sung , chỉnh sửa thương chậm không đáp ứng dược nhu cầu . Năm 2000 Nhà nước ban hành Luật doanh nghiệp mới trong đó có một số nội dung mới

liên quan đến viêc giải thể và thanh lý tài sản của doanh nghiệp, việc giải thể doanh nghiệp…Nhiều doanh nghiệp muốn được tuyên bố phá sản nhưng không thực hiên được. Điều này làm cho ngân hàng gặp nhiều khó khăn khi muốn phát mại tài sản để thu hồi vốn , ngân hàng không thể bán tài sản đảm bảo trong khi số nợ của khách hàng ngày càng tăng. Việt Nam ra nhập WTO sức cạnh tranh tư bên ngoài vào Việt Nam rất lớn nhưng sự can thiệp của Nhà Nước trên thị trường còn rất lớn. Mặc dù là ngân hàng cổ phần ngoài quốc doanh nhưng sự tác động của những chính sách của Nhà Nước đối với ngân hàng là rất lớn . Các thủ tụ pháp ly khi cần đén sự can thiệp của Pháp luật lại quá rườm rà, mất nhiều tàơi gian , công sức, hoạt động không có hiệu quả .

Những nguyên nhân trên làm cho ngân hàng không thể tránh khỏi những rủi ro mặc dù đã hết sức cố gắng.

CHƯƠNG III

BIỆN PHÁP QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOÀI QUỐC DOANH VP BANK

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro trong hoạt động tín dụng tại ngân hàng TMCP ngoài quốc doanh VP Bank (Trang 55 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(88 trang)
w