ra, tỷ gía hối đoái cũng có thể tác động mạnh mẽ lên dòng tiết kiệm nước ngoài. Ví dụ: khi đồng USD được dự tính trong tương lai sẽ lên giá so với các loại tiền tệ khác thì dòng tiết kiệm chảy vào Mỹ sẽ tăng cao và ngược lại.
-Tiền.
Một nguồn bổ sung cho vay là việc cung ứng tiền. Khối lượng của nó chiụ sự tác động bởi khả năng tạo bút tệ của các ngân hàng thương mại và việc phát hành tiền của Ngân hàng Trung ương. Trong các yếu tố của cung quỹ cho vay, tiết kiệm của cá nhân và hộ gia đình là nguồn cung cấp quỹ chủ
yếu, tỷ lệ tiết kiệm của ngân sách hầu như không phụ thuộc vào lãi suất. Mối quan hệ giữa lãi suất và cung quỹ cho vay.
Lãi suất
I2 I1
Hình minh hoạ cho thấy tương quan giữa lãi suất khác nhau và số
lượng quỹ cho vay được cung cấp. Số lượng quỹ cho vay được cung cấp có chiều hướng lên cao khi có sự gia tăng về lãi suất. Nghĩa là lượng cung và lãi suất có mối quan hệ thuận chiều ứng với sự thay đổi lãi suất là sự thay đổi của cung quỹ cho vay biến đổi dọc đường cung. Nhưng nếu lãi suất không
đổi, đường biểu diễn cung của quỹ cho vay sẽ dịch chuyển khi có một trong các nhân tố cơ bản của chúng thay đổi.
Sự biến đổi của đường cung quỹ cho vay:
Cân bằng thị trường diễn ra khi cung bằng cầu hay khi có số lượng mà dân chúng có ý định mua bằng số lượng mà dân chúng có ý định bán.
Và lãi suất tại điểm cân bằng của thị trường gọi là lãi suất cân bằng. Lãi suất
S2
S1
5.2. Những nhân tố làm thay đổi lãi suất cân bằng. a.Lạm phát dự tính.
Chi phí thực của việc vay tiền được đo một cách chính xác hơn bằng lãi suất thực. Với một lãi súât cho trước khi lạm phát dự tính tăng lên chi phí của việc vay tiền giảm xuống do đó lượng cầu quỹ cho vay tăng lên ở bất kỳ
lãi suất nào cho trước. Đồng thời khi lạm phát dự tính tăng lên có nghĩa giá cả hàng hoá dự tính tăng, do đó tăng lợi tức dự tính của tài sản thực, đồng thời tiền tệ mất giá do đó sẽ làm sụt giảm lợi tức dự tính của những tài sản tài chính so vơí tài sản thực. Nghĩa là với một lãi suất cho trước, sự tăng lên của lạm phát dự tính sẽ sụt giảm lợi tức dự tính của việc cho vay nên lượng cung quỹ cho vay sẽ giảm.
b.Sự phát triển của kinh tế trong chu kỳ kinh doanh.
Trong giai đoạn phát triển của một chu kỳ kinh doanh, tổng số hàng hoá dịch vụ sản xuất trong nền kinh tế tăng lên, thu nhập quốc dân tăng, do
LãI suất,i(%) i2 S 0 i1 D q1 q2 quỹ cho vay
đó tạo nhiều cơ hội đầu tư sinh lợi cho các doanh nghiệp. Khi đó doanh nghiệp càng có nhiều ý định vay vốn, tăng số dư vay nợ nhằm tài trợ cho các cuộc đầu tư.
Khi nền kinh tế phát triển cũng sẽ tác động đến lượng cung quỹ cho vay. Khi kinh tế phát triển thu nhập tăng, của cải tăng do đó lượng cung quỹ
cho vay tăng.
c.Tỷ suất lợi nhuận bình quân của nền kinh tế
Lợi tức chỉ là một bộ phận của lợi nhuận bình quân, do đó lãi suất cũng sẽ phụ thuộc vào tỷ suất lợi nhuận bình quân. Sự tăng hay giảm của tỷ
suất lợi nhuận bình quân sẽ tạo điều kiện mở rộng hay thu hẹp khoảng giao
động của lãi suất tín dụng. Sự tăng lên của tỷ suất lợi nhuận bình quân sẽ
kích thích đầu tư do đó sẽ kích thích cầu quỹ cho vay, giảm cung quỹ cho vay, do đó lãi suất cân bằng tăng lên và ngược lại
d.Thời giá, rủi ro và tính lỏng của các tài sản tài chính.
Thời giá: Khi lượng cầu tài sản tài chính tăng, lương cung tài sản tài chính giảm thì sẽ làm cho giá cả của các loại tài sản tài chính trên thị trường tăng. Đồng thời lượng cầu tài sản tài chính tăng nghĩa là cung quỹ cho vay tăng, lượng cung tài sản tài chính giảm thì sẽ làm cho cầu quỹ cho vay giảm. Do đó lãi suất sẽ giảm. Như vậy thời giá của các tài sản tài chính và lãi suất có mối tương quan nghịch đảo.
Rủi ro: nếu giá cả của các lọai tài sản tài chính trở nên bất định hơn, sự rủi ro gắn liền với các tài sản tài chính tăng hơn so với các tài sản khác, tài sản tài chính sẽ kém hấp dẫn hơn sẽ làm cho lượng cầu tài sản tài chính giảm sút do đó cung quỹ cho vay giảm, làm cho đường cung dịch chuỷên sang bên trái, lãi suất cân bằng sẽ tăng lên.
Ngược lại một sự tăng tính bất định của giá cả và sự rủi ro trong một thị trường tài chính khác như cổ phiếu sẽ khiến cho tài sản tài chính tăng thêm tính hấp dẫn, do đó làm tăng lượng cầu tài sản tài chính, tăng cung quỹ
cho vay , lãi suất giảm.
Tính lỏng: tính lỏng của các tài sản tài chính được quyết định bởi hai yếu tố:
+ Khả năng hoán chuyển ra tiền mặt.
+ Chi phí quản lý và chi phí hoán chuyển ra tiền mặt.
Một tài sản tài chính có tính lỏng cao là một tài sản có thể chuyển đổi sang tiền mặt một cách nhanh chóng với chi phí quản lý và chi phí hoán chuyển thấp nhất.
Tính lỏng của tài sản tài chính cầng tăng thì nó càng được ưa chuộng, lượng cầu tài sản tài chính càng tăng do đó cung quỹ cho vay tăng, đường cung quỹ cho vay dịch chuyển sang phải, làm cho lãi suất cân bằng giảm xuống.
e.Chính sách tài chính của Nhà Nước.
Khi Nhà nước thực hiện một chính sách bành trướng: tăng chi tiêu của chính phủ sẽ trực tiếp làm tăng lượng cầu quỹ cho vay làm dịch chuyển
đường cầu quỹ cho vay về bên phải do đó lãi suất tăng. Đồng thời giảm thu thuế, mặc dù không làm ảnh hưởng trực tiếp đến tổng cầu, nhưng thay vào
đó lại làm tăng số thu nhập từ đầu tư mới, từ đó kích thích đầu tư. Do đó tăng cầu quỹ cho vay. Mặt khác sự giảm xuống của thuế sẽ làm tăng số thu nhập sẵn sàng để chi tiêu, làm tăng nhu cầu chi tiêu, do đó làm tăng cầu quỹ
cho vay. Vì vậy lãi suất tăng.
Khi Ngân hàng Trung ương thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt thông qua các công cụ như dự trữ bắt buộc, tái cấp vốn, thị trường mở… sẽ
tác động đến cung cầu tiền tệ làm cho cung tiền giảm (hoặc tăng) , do đó giảm (hoặc tăng) cung quỹ cho vay từ đó tác động đến lãi suất.
6. Sựđiều hành lãi suất tín dụng ngân hàng cuả NHTƯ.
6.1.Nguyên tắc hoạt động của NHTƯ trong thực hiện chính sách lãi suất. Thứ nhất, NHTƯ không trả lãi tiền gửi cho NHTM, TCTD nào.
Là ngân hàng của các ngân hàng, NHTƯ luôn là chủ nợ của cả hệ
thống ngân hàng. Vị trí chủ nợ đó là cần thiết để NHTƯ có thể điều tiết việc mở rộng hay thu hẹp khối lượng cung ứng tiền tệ. Nếu NHTƯ trả lãi tiền gửi, nghĩa là con nợ của NHTM , thì NHTƯ không có khả năng tác động trực tiếp vào sự ra tăng khối lượng tiền tệ, vì bất cứ lúc nào NHTM cũng có thể rút tiền của họ. Mối quan hệ hữu cơ giữa thị trường tiền tệ với thị trường tín dụng bị phá vỡ và NHTƯ mất đi khả năng điều tiết của mình. Chính vì lý do đó các NHTM, Kho bạc Nhà nước cũng như các tổ chức tín dụng khác không bao giờ được phép gửi tiền có lãi tại NHTƯ vì điều đó sẽ chôn vùi vị
trí chủ nợ của NHTƯ. Các ngân hàng thương mại gửi tiền tại NHTƯ có thể
mua tín phiếu NHNN hoặc tín phiếu kho bạc Nhà nước. Thứ hai, NHTƯ chỉđược phép cho NHTM vay ngắn hạn.
Đây là vấn đề cốt lõi đối với khả năng điều tiết cuả NHTƯ, vì chỉ như
vậy NHTƯ mới có thể phản ứng nhanh với những rối loạn có thể xảy ra trong hệ thống tiền tệ bằng việc thay đổi chi phí tái cấp vốn. Điều đó có nghĩa là chỉ NHTM mới được cấp tín dụng dài hạn. Nếu một khi NHTƯ có những khoản nợ dài hạn, thì khác nào họ tự chôn vùi khả năng điều tiết của mình và thúc đẩy sự bất ổn của thị trường tiền tệ.
6.2 Các công cụđiều tiết lãi suất thị trường của NHTƯ
Đây là hình thức quan trọng để NHTƯ cung ứng tiền tệ trung ương cho các NHTM. Thời hạn cho vay thường ngắn (khoảng 10 đến 15 ngày) và
được tổ chức thường xuyên 1 đến 2 lần một tuần. Giả sử sau khi NHTƯ
thông báo gọi thầu (chỉ công bố thời hạn cho vay, chứng phiếu thế chấp, không bao giờ công bố lãi suất) và nhận được đơn xin vay của NHTM như
sau:
Ngân hàng thương mại 1 xin vay 20 tỷ với lãi suất 10%/năm Ngân hàng thương mại 2 xin vay 35 tỷ với lãi suất 9,75%/năm Ngân hàng thương mại 3 xin vay 5 tỷ với lãi suất 9,5%/năm Ngân hàng thương mại 4 xin vay 10 tỷ với lãisuất 9,4%/năm Ngân hàng thương mại 5 xin vay 20 tỷ với lãi suất 9,3%/năm
Căn cứ số tiền cần phát hành, NHTƯ quyết định cho vay 30 tỷ với lãi suất 9,5%/năm. Có ba ngân hàng trúng thầu với lãi suất 9,5% nhưng số tiền xin vay là 60 tỷ. Như vậy mỗi ngân hàng sẽ được vay lượng tiền yêu cầu (=30/60 tỷ) với cùng mức lãi suất. Lãi suất 9,5%/năm này cực kỳ quan trọng, qua đó đánh tín hiệu với thị trường rằng NHTƯ không muốn lãi suất giảm xuống dưới 9,5%/năm. Căn cứ vào đó, các ngân hàng thương mại tự định
đoạt lãi suất thị trường.
Thứ hai, lãi suất tái chiết khấu hay tạm ứng trên chứng từ.
Hình thức gọi thầu cho vay được thực hiện định kỳ hoặc theo quyết
định của NHTƯ với thời hạn cố định, vì vậy không đáp ứng nhu cầu xin vay bất thường với thời gian không qui định trước của các NHTM. Hình thức cho vay tạm ứng trên cơ sở thế chấp chứng từ cho phép khắc phục điều đó. Loại hình cho vay này được thực hiện bất cứ lúc nào với thời hạn thoả thuận giữa NHTƯ và NHTM (thường từ 5 đến 10 ngày), lãi suất cao hơn cho vay
với điều kiện có chứng từ thế chấp tốt. Đó là lãi suất chỉ đạo thứ hai của NHTƯ.
Với hai hình thức trên, NHTƯ có thể hướng lãi suất thị trường dao
động trong khung tạo bởi hai mức lãi suất đó. Lãi suất cho vay đấu thầu(ví dụ là 9,5%)là lãi suất thấp nhất của thị trường, đóng vai trò như lãi suất sàn, còn lãi suất tạm ứng chứng từ(ví dụ trên là 10%) là lãi suất chặn đứng thị
trường, đóng vai trò là lãi suất trần. Lãi suất thị trường dao động trong khung mong muốn của NHTƯ theo đuổi lượng cung tiền, tỷ giá hối đoái.
Ở một số nước, thị trường tài chính chưa phát triển, NHTƯ có thể trực tiếp qui định lãi suất trần và lãi suất sàn bằng những sắc lệnh của Chính phủ. Thứ ba, lãi suất can thiệp cụ thể của NHTƯ.
Nếu lãi suất trên thị trường ví lý do không dự kiến được tăng quá cao
đột xuất NHTƯ sẽ can thiệp bằng cách thông báo lãi suất thi trường quá mức chặn dươí. NHTƯ sẽ công bố lãi suất cho vay bằng hoặc cao hơn lãi suất chặn trên một chút. Đó là lãi suất can thiệp.
Trong ba hình thức trên, lãi suất cho vay đấu thầu và lãi suất vay tạm ứng là lãi suất quan trọng nhất, đóng vai trò lãi suất chỉ đạo của NHTƯ. Còn lãi suất can thiệp chỉ là phụ và tuỳ thuộc vào diễn biến thị trường. Ngoài ra NHTƯ còn can thiệp vào lãi suất thị trường thông qua kỹ thuật thị trường mở, nghĩa là NHTƯ mua bán các chứng khoán trên thị trường để điều tiết việc bơm hoặc rút tiền khỏi lưu thông.
--> Như vậy thông qua chương I, chúng ta đã có những khái niệm cơ bản về
lãi suất, chính sách tiền tệ, và các công cụ của chính sách tiền tệ. Những kiến thức cơ bản này sẽ là nền tảng để chúng ta tiếp tục nghiên cứu chương II.
`CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH LÃI SUẤT Ở VIỆT NAM TRONG THỜI
GIAN VỪA QUA.
Cũng như nhiều nước trên thế giới, ở Việt Nam, lãi suất cũng là một trong những công cụ vô cùng quan trọng mà NHNN Việt Nam đã sử dụng để
thực hiện mục tiêu chính sách tiền tệ của mình. Cùng với những biến chuyển tích cực trong hoạt động của hệ thống ngân hàng Việt Nam thì chính sách lãi suất cũng có những điều chỉnh thay đổi để hoàn thiện và tiến tới một lãi suất tiền tệ theo hướng tự do lãi suất dựa trên quan hệ cung cầu vốn đúng như
bản chất cuả lãi suất.
Từ khi thành lập cho đến nay NHNN Việt Nam đã nhiều lần điều chỉnh chế độ lãi suất của mình. Những thay đổi chính sách lãi suất mang tính tích cực về mặt lý thuyết. Tuy nhiên trong thực tế những thay đổi này có
đem lại hiệu quả hay không còn phải xem xét trên nhiều khía cạnh.
Sau đây chúng ta hãy xem xét sự điều hành chính sách lãi suất trong giai đoạn vừa qua của NHNN Việt Nam.
1.Giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1951.
Sau ngày 2/9/19945, ngày thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, nước ta bị các nước đế quốc và các thế lực phản động quốc tế trong và ngoài nước liên kết với nhau chống phá quyết liệt. Vì vậy bên cạnh việc chuẩn bị về mặt lực lượng để tiếp tục chiến đấu bảo vệ thành quả Cách mạng, bảo vệ Đất nước thì Chính phủ mới thành lập còn phải ổn định tình hình tài chính để ổn định nền kinh tế, đời sống nhân dân, và chuẩn bị cho cuộc kháng chiến lâu dài.
Trong giai đoạn từ năm 1946 đến 1951, chúng ta không quốc hữu hoá Ngân hàng Đông Dương và cũng không thành lập NHTƯ của Việt Nam. Lúc này tiền tệ do Bộ tài chính phát hành. Lượng tiền cho lưu thông chủ yếu là do phát hành vì thuế thu được rất ít. Không có một loại hình tín dụng nào trong giai đoạn này. Mãi đến năm 1947 mới có hình thức huy động vốn để
cho sản xuất nông nghiệp, nên nhìn chung chính sách lãi suất trong giai đoạn này không có gì đáng nói.
2.Giai đoạn từ năm 1951 đến năm 1986.
Tháng 2 năm 1951 thành lập Ngân hàng Quốc gia Việt Nam. Lúc này nó đã có một số chức năng cơ bản sau:
-Độc quyền phát hành tiền và điều hoà lưu thông tiền tệ. -Điều hoà và mở rộng tín dụng để phát triển sản xuất. -Quản lý ngân quỹ quốc gia.
-Quản lý ngoại tệ và giao dịch thanh toán với nước ngoài. -Quản lý kim dung bằng thể lệ hành chính.
-Đấu tranh tiền tệ với địch.
Đây là thời kỳ mà cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta đi vào giai đoạn quyết liệt nên nhu cầu tiền dành cho chiến tranh là rất lớn.Vì vậy NHNN Việt Nam thực hiện chính sách lãi suất cố định, NHNN Việt Nam đã qui định quá chi tiết các mức lãi suất khác nhau. Tại mức lãi suất ban hành theo quyết định số 125/NH- QĐ ngày 04/9/1986 ta thấy có gần 30 mức lãi suất khác nhau. Chúng được phân biệt rõ rệt bởi hình thức sở hữu: quốc doanh và tập thể, bởi ngành nghề, bởi sự thực hiện cái gọi là hạn mức kế hoạch …Và một điều ta không thể không nhận thấy là sự bất hợp lý trong chính sách lãi suất là mức lãi suất tiền gửi và cho vay được qui định ở biểu quá nhỏ bé so với mức lãi suất huy động tiết kiệm, cho vay tư nhân cá thể và
nó càng nhỏ bé khi so sánh với tỷ lệ lạm phát của năm 1986 (khỏang 14%/ tháng).(xem phụ lục 1)
Đây là thời kỳ lãi suất thực âm được duy trì trong suốt thời kỳ bao cấp và trong điều luật mục lạm phát cao.
Một trong những lý do biện giải cho việc áp dụng chính sách lãi suất cố định, Lãi suất thực âm này là:
-Thời kỳ này nền kinh tế nước ta đang hoạt động theo cơ chế kế hoạch hoá tập trung bao cấp, chịu ảnh hưởng nặng nề, dập khuôn mô hình kinh tế