Tăng cường công tác quản lý đối với các doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Đánh giá rủi ro trước khi cho vay đối với các dự án đầu tư tại Ngân hàng MHB-chi nhánh Hà nội.Thực trạng và giải pháp. (Trang 80 - 85)

IV. Kiến nghị với Chính phủ

2. Tăng cường công tác quản lý đối với các doanh nghiệp

Hoạt động của các doanh nghiệp ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động tín dụng ngân hàng. Việc nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp là một trong những biện pháp hữu hiệu nhằm hạn chế những rủi ro trong hoạt động tín dụng ngân hàng. Trong hoàn cảnh nền kinh tế đất nước gặp nhiều khó khăn như hiện nay, năng lực sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp còn nhiều yếu kém, ít có sức cạnh tranh. Trên thị trường hoạt động của nhiều doanh nghiệp mang tính chất nhỏ lẻ, chụp giật, không có tầm nhìn chiến lược là một thách thức lớn đòi hỏi Chính phủ phải có những biện pháp giải quyết kịp thời. Tôi xin đề xuất một số kiến nghị sau:

+ Thực thi tốt kế hoạch phát triển kinh tế tổng thể đã đề ra, có các ưu tiên ưu đãi đối với các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế mũi nhọn, kinh tế trọng điểm.

+ Ban hành và hướng dẫn chỉ đạo các ngành, các cấp thực thi các điều luật đã và sẽ ban hành. Đối với các hoạt động của doanh

nghiệp, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra bảo đảm các doanh nghiệp thực thi nghiêm túc các điều luật đó.

+ Việc cấp giấy phép hoạt động và kinh doanh đối với doanh nghiệp mới, đặc biệt là các công ty TNHH phải đảm bảo điều kiện về vốn, cơ sở vật chất phục vụ kinh doanh, cán bộ điều hành có đủ năng lực và có phẩm chất đạo đức tốt.

+ Đẩy nhanh tiến độ sắp xếp lại các DNNN, tạo điều kiện để các doanh nghiệp có đủ khả năng trong điều hành sản xuất kinh doanh và có tình hình tài chính lành mạnh.

Tiếp tục duy trì chế độ bảo toàn vốn cho các DNNN. Đối với những doanh nghiệp kinh doanh không có hiệu quả, không bảo tồn được vốn kinh doanh thì kiên quyết thay đổi bộ máy lãnh đạo, cán bộ quản lý, giám đốc điều hành. Nếu những DNNN làm ăn thua lỗ kéo dài, sản phẩm không cạnh tranh được với cơ chế thị trường thì kiên quyết giải thể.

Tiếp tục thực hiện chủ trương cổ phần hoá các DNNN, gắn chặt quyền lợi và trách nhiệm của người lao động với doanh nghiệp.

Tóm lại, trên đây là những ý kiến đóng góp của em góp phần vào việc hạn chế rủi ro tín dụng đối với MHB- chi nhánh Miền Bắc. Để đạt được điều này đòi hỏi không chỉ có sự cố gắng của bản thân cán bộ, nhân viên Ngân hàng MHB- chi nhánh Miền Bắc mà còn phải có sự quan tâm, hỗ trợ của các ngành, các cấp có liên quan. Em rất hy vọng những ý kiến nêu ra trên đây sẽ góp phần giảm thiểu các rủi ro tín dụng, nâng cao hiệu quả hoạt động của chi nhánh, tiếp tục

chứng tỏ MHB- chi nhánh Miền Bắc là một chi nhánh vững mạnh trong hệ thống NHCT Việt Nam.

Kết luận

Trong điều kiện nền kinh tế thị trường còn nhiều biến động, hoạt động tín dụng của các Ngân hàng thương mại nói chung và của MHB- chi nhánh Miền Bắc nói riêng hiện nay gặp khá nhiều rủi ro.Để có thể tồn tại và phát triển các Ngân hàng phải biết vượt lên chính mình, đẩy lùi những khó khăn vướng mắc còn tồn tại trong kinh doanh, hạn chế rủi ro đến mức thấp nhất bằng các biện pháp khác nhau. Song việc ngăn chặn rủi ro một cách tuyệt đối là hoàn toàn thiếu thực tế. Do vậy trong quá trình kinh doanh mỗi Ngân hàng phải biết chấp nhận rủi ro mức độ nhất định có thể chấp nhận được đảm bảo cho hoạt động Ngân hàng ổn định và phát triển vững chắc.

Do đó việc phân tích và đưa ra các biện pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh cho vay của ngân hàng nói chung và MHB- chi nhánh Miền Bắc nói riêng là cần thiết và nó cũng là nhân tố quyết định đến sự thành bại của ngân hàng.

Có thể nói những kết quả đạt được trong những năm qua đã tạo đà cho MHB- chi nhánh Miền Bắc bước vào giai đoạn mới có nhiều thuận lợi

nhưng cũng gặp không ít khó khăn. Từ đó đòi hỏi MHB- chi nhánh Miền Bắc phải tiếp tục đổi mới, phát triển toàn diện, vững chắc, hiệu quả, an toàn cả về huy động vốn, dư nợ tín dụng, dịch vụ ngân hàng, kế toán tài chính, tối đa hoá lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro.

Đó là nội dung chuyên đề thực tập của em, mặc dù đã hết sức cố gắng nhưng kinh nghiệm thực tế có hạn, thời gian thực tập không nhiều, chắc chắn bài viết còn nhiều khiếm khuyết, em mong nhận được sự góp ý của các thầy cô giáo.

Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn chu đáo và tận tình của Cô giáo-Th.s Nguyễn Thu Hà , cùng tập thể cán bộ nhân viên, ban lãnh đạo các cán bộ phòng Rủi ro và thẩm định Ngân hàng MHB- chi nhánh Miền Bắc đã giúp đỡ em trong thời gian thực tập cũng như trong quá trình hoàn thành chuyên đề này.

MỤC LỤC

* Tăng cường công tác thu thấp và xử lý thông tin. ... 65

* Các giải pháp về phân tán rủi ro. ... 66

* Đa dạng hoá đối tượng đầu tư. ... 66

* Cho vay đồng tài trợ. ... 67

* Tăng cường kiểm soát, kiểm tra nội bộ ... 68

II. Kiến nghị với Hội sở Ngân hang MHB ... 73

1. Chỉ đạo, hướng dẫn cụ thể, kịp thời các chủ trương, chính sách của Chính phủ và của ngành ... 73

2. Chuẩn hoá cán bộ ngân hàng và đặc biệt là cán bộ tín dụng ... 74

3. Nâng cao hiệu quả hoạt động của trung tâm phòng ngừa rủi ro (TPR) ... 75

III. Kiến nghị với Ngân hang Nhà nước và các cấp, ngành có lien quan: ... 75

1. Xử lý thoả đáng những việc liên quan đến hợp đồng tín dụng ... 75

2. Tăng cường các biện pháp quản lý tín dụng ... 76

3. Hỗ trợ các NHTM trong việc xử lý nợ ... 76

IV. Kiến nghị với Chính phủ ... 78

1. Hoàn thiện môi trường pháp đảm bảo an toàn cho hoạt động đánh giá rủi ro tại ngân hàng ... 78

Một phần của tài liệu Đánh giá rủi ro trước khi cho vay đối với các dự án đầu tư tại Ngân hàng MHB-chi nhánh Hà nội.Thực trạng và giải pháp. (Trang 80 - 85)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(85 trang)
w