Cơ hội và thách thức đối với các DN Việt nam khi hội nhập kinh tế thế giới

Một phần của tài liệu Chiến lược xuất khẩu của công ty cổ phần dệt may thành công sang thị trường mỹ giai đoạn 2008-2015 luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 32)

1.2.5.3.1 Những cơ hội

Một là, mở rộng thị trường cho doanh nghiệp: Việc ký kết các hiệp định song phương và đa phương về mở cửa, tự do hóa thương mại và đầu tư cũng như việc gia nhập các tổ chức kinh tế khu vực và thế giới như ASEAN, APEC và đặc biệt là WTO tạo điều kiện rất lớn cho các doanh nghiệp mở rộng thị trường sang các nước thành viên và được đối xử bình đẳng theo nguyên tắc MNF và NT tại các nước thành viên. Việt Nam đã tận dụng tốt cơ hội này. Bằng chứng là các doanh nghiệp đã tăng cường xuất khẩu sang các nước phát triển như: Mỹ, EU, Nhật Bản.

Hai là, được đối xử bình đẳng trong hoạt động thương mại quốc tế và giải quyết tranh chấp: Hội nhập kinh tế sẽ tạo điều kiện nâng cao vị thế của các doanh nghiệp, được đối xử bình đẳng, tránh được các biện pháp phân biệt đối xử của các nước lớn đối với các nước còn bị coi là nước có nền kinh tế phi thị trường như Việt Nam. Khi có tranh chấp thương mại, các doanh nghiệp được sử dụng hệ thống giải quyết tranh chấp công bằng và hiệu quả của WTO để giải quyết, nhờđó mà hạn chếđược sự chèn ép của các công ty hay chính phủ của các nước khác. Các vụ kiện bán phá giá của các tổ chức và doanh nghiệp Mỹđối với cá da trơn nhập khẩu từ Việt Nam là những minh chứng tốt cho việc giải quyết tranh chấp thông qua đàm phán quốc tế. Thực tế đó cho thấy, nếu không dựa vào những thể chế minh bạch, công khai để đấu tranh thì các doanh nghiệp ở các quốc gia yếu thế như Việt Nam rất khó có thể thắng trong việc giải quyết tranh chấp với các doanh nghiệp lớn ở các nước có vị thế mạnh.

Ba là, các doanh nghiệp được hưởng lợi từ việc “ thuận lợi hóa” thương mại và đầu tư ngay trên “ sân nhà”. Trong quá trình hội nhập kinh tế, nước ta phải thực hiện việc công khai hóa, minh bạch hóa các chính sách thuận lợi hóa thương mại và đầu tư, đáp ứng các yêu cầu công khai, minh bạch, dễ dự đoán của “luật chơi quốc tế”. Trên tinh thần đó, thể chế, bộ máy quản lý và các thủ tục hành chính được đổi mới theo hướng đơn giản hóa, thuận lợi hóa, phục vụ phát triển kinh tế, phục vụ doanh nghiệp. Nhờ đó, các doanh nghiệp không chỉ thực hiện nhanh các thủ tục, tiếp cận nhanh các nguồn lực mà còn tiết kiệm thời gian, công sức, tiền bạc trong quá trình gia nhập, tiếp cận và tham gia thị trường. Kết quả là, từ khi Việt Nam trở thành viên chính thức WTO đến nay, đầu tư phát triển của các doanh nghiệp tăng lên rất lớn, đặc biệt là các doanh nghiệp khu vực kinh tế tư nhân tăng trưởng nhanh với mức 20,5% so với năm 2006 – gấp đôi mức tăng trưởng của các doanh nghiệp nhà nước.

Bốn là, hội nhập kinh tế quốc tế làm tăng thêm các cơ hội kinh doanh cho doanh nghiệp. Hội nhập kinh tế tạo cho các doanh nghiệp trong nước có nhiều cơ hội đầu tư và kinh doanh cả trong và ngoài nước dưới nhiều hình thức: liên doanh, liên kết, hợp tác kinh doanh, thầu phụ, huy động vốn từ bên ngoài, mở rộng hoạt động thương mại với bên ngoài, đầu tư ra bên ngoài. Việc mở cửa nền kinh tế, thuận lợi hóa thương mại và đầu tư…sẽ tạo điều kiện thu hút các nhà kinh doanh từ bên ngoài. Những kết quả thực tế phần nào minh chứng cho điều đó: nửa năm đầu 2007, đầu tư tăng 14% và phần

lớn tăng trưởng này từ khu vực tư nhân trong nước với đóng góp trong tổng vốn đầu tư khoảng 35%.

Năm là, tạo điều kiện để các doanh nghiệp tiếp thu công nghệ, kỹ năng quản lý. Quá trình hội nhập càng sâu thì cạnh tranh càng gay gắt nên đã tạo động lực để các doanh nghiệp đổi mới thiết bị, công nghệ. Hội nhập kinh tế mở ra cơ hội cho các doanh nghiệp tiếp cận thị trường cộng nghệ rộng mở khắp toàn cầu, thúc đẩy chuyển giao công nghệ, tiếp thu học hỏi được kinh nghiệm quản lý thông qua các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Thông qua sự cọ xát với các mô hình đầu tư, kinh doanh từ bên ngoài, ý thức, năng lực, trình độ của các chủ doanh nghiệp, các nhà quản lý doanh nghiệp sẽ được nâng cao. Số liệu thực tế cho thấy, 6 tháng sau khi gia nhập WTO, nhập khẩu máy móc, thiết bị tăng 46,5%.

Sáu là, hội nhập kinh tế quốc tế làm tăng tính năng động, hiệu quả của các doanh nghiệp. Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, các doanh nghiệp được đặt trong môi trường cạnh tranh gay gắt. Do vậy, để có thể tồn tại, các doanh nghiệp không ngừng vươn lên, tích cực đổi mới tổ chức quản lý, đổi mới công nghệ…Trước áp lực cạnh tranh, các doanh nghiệp không chỉ hoạt động trên “sân nhà” truyền thống mà năng động hơn, vươn xa hơn. Theo xu thếđó, hiện có nhiều doanh nghiệp mở chi nhánh tại các thị trường lớn như Mỹ, EU và một số doanh nghiệp tăng cường đầu tư ra nước ngoài. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, năm 2006 có 36 dự án đầu tư trực tiếp của Việt Nam ra nước ngoài với số vốn điều lệ 320,8 triệu USD.[6]

Về những thuận lợi mà bản thân công ty có thể tìm kiếm được:

Thuận lợi quan trọng nhất là công ty kiếm được các khách hàng mới trong việc tiêu thụ hàng hóa của mình, và nhờ vậy công ty có thể phát triển và lớn mạnh song hành với sự gia tăng về thu nhập và lợi nhuận. Nếu sự phát triển là thước đo thành công của công ty trong quá trình hoạt động thì sự gia tăng về thu nhập và lợi nhuận là mục tiêu hàng đầu mà công ty luôn theo đuổi và cũng là sự mong đợi của của các cổđông.

Ngoài việc theo đuổi sự phát triển, công ty còn có những mối lợi tiềm năng, những lý do có tính động cơ cho việc khởi đầu, tiếp tục và phát triển các hoạt động kinh doanh quốc tế như: hoạt động kinh doanh ở nước ngoài có thể thu hút được công suất dư thừa, giảm đơn giá sản phẩm và phân tán được những rủi ro về kinh tế trên số lượng thị trường lớn hơn.

1.2.5.3.2 Những khó khăn và thách thức

Thứ nhất, các doanh nghiệp phải đối mặt với cạnh tranh gay gắt của hàng hóa nhập khẩu từ bên ngoài vào Việt Nam do việc cắt giảm thuế nhập khẩu xuống mức 0%-5% và loại bỏ các hàng rào phi thuế, hàng hóa của các nước ASEAN, của các nước APEC và của các thành viên WTO, đặc biệt là hàng hóa của Trung Quốc. Một số nhà phân tích khi đánh giá khả năng cạnh tranh của hàng may mặc của Việt Nam đã chỉ rõ: “Với giá bán chỉ bằng 1/3 giá các mặt hàng cùng chủng loại, hàng Trung Quốc đã và đang làm điêu đứng các nhà sản xuất trong nước”.

Thứ hai, các doanh nghiệp phải đối mặt với các doanh nghiệp nước ngoài có tiềm lực tài chính mạnh, công nghệ, quản lý mạnh hơn, hàng hóa chất lượng cao hơn, mẫu mã đẹp hơn…Đặc biệt, các doanh nghiệp trong những ngành lâu nay được bảo hộ cao, những ngành có trình độ thấp, hoặc doanh nghiệp mới hình thành sẽ gặp rất nhiều khó khăn, thách thức. Những doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghệ cao, lĩnh vực dịch vụ như tài chính, ngân hàng viễn thông… sẽ gặp rất nhiều khó khăn bởi đây cũng là những lĩnh vực mà các doanh nghiệp nước ngoài có ưu thế cạnh tranh rất lớn.

Thứ ba, các doanh nghiệp Việt Nam đối mặt với khó khăn là nền kinh tế còn ở trình độ phát triển thấp, khoảng cách chênh lệch với các nước trong khu vực và thế giới còn rất lớn, trong khi các doanh nghiệp Việt Nam chưa tích lũy được nhiều kinh nghiệm và kiến thức kinh doanh. Ngoài ra, hàng hóa của các doanh nghiệp Việt Nam có chất lượng thấp, mẫu mã kém hấp dẫn. Nhiều cán bộ quản lý doanh nghiệp kém hiểu biết về thị trường xuất khẩu, kỹ năng đàm phán, giao dịch, chiến lược phát triển và xúc tiến thương mại còn nhiều hạn chế.

Thứ tư, các doanh nghiệp phải đối mặt với cạnh tranh gay gắt trên thị trường hàng hóa xuất khẩu, đặc biệt là các hàng hóa tương tự với Trung Quốc, Thái Lan… như dệt may, nông sản. Một số thách thức to lớn đặt ra là các hạn chế về nguồn nhân lực và trình độ quản lý trong các doanh nghiệp Việt Nam còn rất hạn chế, bao gồm kỹ năng, phươngpháp làm việc và trình độ ngoại ngữ. Điều này sẽ là cản trở lớn đối với khả năng hội nhập quốc tế của các doanh nghiệp.[6]

1.2.5.4 Một số yếu tố phát triển xuất khẩu :

Đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ luôn là mục tiêu theo đuổi của các nhà sản xuất kinh doanh trong hoạt động kinh doanh quốc tế. Để có thểđạt được

hiệu quả cao trong việc xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ ra nước ngoài, các nhà sản xuất kinh doanh trong nước phải có chiến lược rõ ràng, cụ thể cho từng thời kỳ hoạt động, cho từng đối tượng khách hàng, phải thực hiện đồng bộ và tốt nhất các công đoạn khác. * Đánh giá th trường quc tế : Đánh giá thị trường thế giới là nhằm ước tính lượng hàng hóa và dịch vụ mà công ty có thể bán ở phạm vi của thị trường này, và nó liên quan đến một loạt các phân tích, gạn lọc nhằm mục đích định vị chính xác các thị trường mục tiêu trước khi công ty quyết định thâm nhập vào các thị trường như vậy. - Thứ nhất: bước đầu tiên của qui trình ‘đánh giá thị trường quốc tế’ là quá trình nghiên cứu, kiểm tra “nhu cầu cơ bản và tiềm năng ở thị trường nước ngoài về hàng hóa và dịch vụ” của công ty. Quá trình này được tiến hành bằng việc kiểm tra các chính sách nhập khẩu hiện hành của các quốc gia để qua đó chỉ ra được các loại hàng hóa và dịch vụđang được mua từ nước ngoài

- Thứ hai: bằng cách phân tích các “điều kiện về kinh tế và tài chính” của quốc gia mà công ty đang hướng tới, công ty có thể rút gọn danh sách những thị trường tiềm năng. Trong đó, các điều kiện về tài chính bao gồm tỷ lệ lạm phát, lãi suất, lợi nhuận đầu tư kỳ vọng, thói quen mua sắm của khách hàng, và các điều kiện về kinh tế thì liên quan đến những ảnh hưởng khác nhau của nhu cầu thị trường kể cả các chỉ số thị trường như quy mô thị trường, cường độ thị trường, sự phát triển của thị trường.

- Thứ ba: xác định thị trường tiềm năng bằng việc xem xét “những tác động của chính trị và luật pháp”. Điểm chính yếu nhất cần xem xét là những rào chắn hạn chế nhập khẩu. Bên cạnh đó, công ty cũng cần phải cân nhắc trước những thị trường có các đặc điểm như môi trường kinh tế và chính trị dễ thay đổi, hạn chế về sản xuất, giới hạn sự hợp tác kinh doanh của các doanh nghiệp, giới hạn việc di chuyển lợi nhuận, hạn chế tính linh hoạt trong hoạt động, tràn ngập những sản phẩm nhái hoặc giả mạo do không có chế tài rõ ràng và nghiêm khắc đối với nạn ăn cắp bản quyền, bằng sáng chế, thương hiệu...

- Thứ tư: xem xét “những giá trị và tác động của văn hóa, xã hội” như ngôn ngữ, thói quen làm việc, truyền thống, tôn giáo...đến lối sống sinh hoạt, cách thức chi tiêu, mua sắm của người tiêu dùng.

- Thứ năm: “các yếu tố cạnh tranh” cũng là vấn đề cần được lưu tâm xem xét. Trong thực tế, nếu có một vài vị trí được xác định với mức độ hấp dẫn ngang bằng nhau, một công ty đa quốc gia sẽ có quyết định sau cùng dựa vào mức độ cạnh tranh tồn tại ở

mỗi vùng.

- Thứ sáu: “kiểm chứng lại các thông tin về thị trường” trước khi đưa ra quyết định sau cùng bằng cách đi thực địa và nói chuyện với các văn phòng đại diện thương mại hoặc các quan chức địa phương. Những chuyến đi khảo sát như thế này thường rất phổ biến và có thể bổ sung thêm rất nhiều thông tin có giá trị cho những thông tin mà công ty đang có.

* Yếu t nn kinh tế chính tr : an ninh và ổn định kinh tế của một quốc gia là yếu tố quan trọng có liên quan đến chi phí sản xuất sản phẩm, kiểu cách của sản phẩm, và tác động đến khả năng tiêu thụ sản phẩm ở một quốc gia khác.

* Yếu t văn hóa: Văn hóa ảnh hưởng rất lớn đến các quyết định mua sắm của người tiêu dùng ở mỗi quốc gia khác nhau, nó phụ thuộc vào nền tảng của phong cách hoặc mỹ học, của ngôn ngữ hoặc màu sắc bởi ngôn ngữ truyền đạt đúng hình ảnh về sản phẩm ở các quốc gia sử dụng nhiều ngôn ngữ như Canada, Thụy sĩ và màu sắc gắn liền với tập quán.

* Yếu t lut pháp địa phương: Luật pháp của địa phương đòi hỏi nhà sản xuất phải sửa đổi sản phẩm nhằm đáp ứng những đòi hỏi về môi trường và tính an toàn cho người sử dụng, nhằm đảm bảo các qui định vềđóng gói, dán nhãn,…

* Xúc tiến thương mi : Xúc tiến thương mại là tiến trình kích cầu cho các hàng hóa và dịch vụ của công ty thông qua việc quảng cáo và bán hàng cá nhân. Trong quá trình xúc tiến thương mại, công ty có thể sử dụng nhiều phương pháp khác nhau từ việc giữ nguyên hoặc thay đổi nội dung quảng cáo, khuyến mại, tái định vị thương hiệu cho đến việc giữ nguyên hoặc thay đổi phương thức truyền thông, cách thức tiếp cận khách hàng...

Quảng cáo là một hình thức của xúc tiến thương mại mà công ty áp dụng để thuyết phục người tiêu dùng tiêu thụ sản phẩm của mình. Trong nhiều trường hợp, công ty có thể sử dụng một thông điệp quảng cáo chung khi sản phẩm đáp ứng các nhu cầu giống nhau trên khắp thế giới nhằm giảm chi phí quảng cáo. Tuy nhiên, trong những trường hợp khác, thông điệp quảng cáo phải được sửa đổi cho thích hợp với thị trường địa phương bởi vì hai lý do: một là có sự khác biệt trong cách sử dụng giữa thị trường nước ngoài và thị trường trong nước, hai là thông điệp quảng cáo không có nghĩa nếu được dịch trực tiếp

chịu ảnh hưởng của các yếu tố xuất hiện trong việc định giá ở thị trường trong nước. Các yếu tố này gồm có sự kiểm soát của Chính phủ, sự biến động của tiền tệ, sự leo thang giá cả, sựđa dạng của thị trường, thương hiệu của sản phẩm, thị hiếu,... Do vậy, để có thể sản xuất hay tạo ra một sản phẩm với giá cạnh tranh, công ty phải thật sự kiểm soát được các yếu tố này. * Phân phi sn phm: Phân phối là quá trình đưa hàng hóa từ nơi sản xuất đến tay người tiêu dùng cuối cùng. Quá trình này thường không giống nhau dựa trên nền tảng của từng quốc gia xuất khẩu hay nhập khẩu trong các giao dịch mua bán quốc tế cụ thể. Để có thể thực hiện việc phân phối hiệu quả và tiết giảm chi phí, công ty phải có chiến lược thích hợp trên cơ sở kiểm tra, xem xét các hệ thống phân phối khác nhau ở nơi tiêu thụ, các tiêu chuẩn để lựa chọn nhà phân phối, các kênh phân phối và sự phân khúc phân phối.

Trên thực tế, để chuẩn hóa một hệ thống phân phối và sử dụng cùng một phương pháp phân phối trong mọi quốc gia là vấn đề cực khó bởi lẽ có quá nhiều sự khác biệt về hệ thống phân phối giữa các quốc gia, châu lục.

Thói quen tiêu dùng (về địa điểm mua hàng, về phương thức thanh toán), tình trạng độc quyền của nhà trung gian phân phối trong phạm vi một quốc gia cũng có thể

Một phần của tài liệu Chiến lược xuất khẩu của công ty cổ phần dệt may thành công sang thị trường mỹ giai đoạn 2008-2015 luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)