Chính sách thu nợ, gia hạn nợ và các biện pháp phòng ngừa rủi ro

Một phần của tài liệu Giải pháp nhằm phát triển hoạt động cho vay xuất nhập khẩu tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Trang 54 - 56)

II. CHÍNH SÁCH TÍN DỤNG XUẤT NHẬP KHẨU CỦA NGÂN HÀNG

8. Chính sách thu nợ, gia hạn nợ và các biện pháp phòng ngừa rủi ro

Mục tiêu của chính sách này là làm thế nào thu hồi được cả vốn và lãi mà vẫn duy trì được mối quan hệ tốt đẹp giữa ngân hàng và khách hàng. Trên nguyên tắc khi hết thời hạn cho vay, khách hàng phải hoàn trả nhưng có thể do một số nguyên nhân như hàng hoá chưa bán được để thu hồi vốn, gặp phải những rủi ro trong quá trình sản xuất kinh doanh, do ý thức đạo đức của khách hàng... mà khách hàng không hoàn trả đúng hạn. Tuỳ từng trường hợp cụ thể mà cán bộ tín dụng quản lý việc thu nợ áp dụng những biện pháp thích hợp.

Việc thu nợ đối với các khoản vay trung và dài hạn được Ngân hàng Ngoại thương VN qui định quá trình thu nợ như sau:

- Nợ gốc thu theo thời hạn đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng, lãi thu hàng tháng. Trường hợp đặc biệt bên vay không có nguồn trả lãi hàng tháng thì giám đốc xét duyệt thu vào các tháng kế tiếp kể từ sau khi công trình đưa vào sản xuất do hai bên thoả thuận trong hợp đồng.

- Đến hạn trả nợ gốc và lãi bên vay phải chủ động chuyển tiền trả nợ. Nếu bên vay không chủ động ngân hàng được quyền trích tài khoản tiền gửi các loại của bên vay để thu nợ. Nếu tài khoản tiền gửi của bên vay không đủ sẽ chuyển số tiền còn lại sang nợ quá hạn và theo dõi thu khi tài khoản tiền gửi của khách hàng có tiền. Số tiền lãi chưa thu được hạch toán ngoại bảng.

- Nguồn vốn bên vay dùng để trả nợ gồm toàn bộ khấu hao cơ bản hình thành từ vốn vay, một phần lợi nhuận, các quĩ và nguồn vốn khác có thể huy động được. Bên vay có thể trả nợ trước cho ngân hàng sau khi thông báo bằng văn bản cho ngân hàng.

Với tiền vay ngắn hạn Ngân hàng Ngoại thương VN qui định việc thu nợ như sau:

- Đơn vị vay vốn có thể nộp tiền bán hàng vào bên có tài khoản vay hoặc trích từ tài khoản tiền gửi để trả nợ.

- Trường hợp khoản vay vượt hạn mức tín dụng, ngân hàng chấm dứt phát tiền vay mới, trích tài khoản tiền gửi của bên vay để thu nợ. Nếu tài khoản tiền gửi của bên vay không đủ trả nợ, ngân hàng yêu cầu bên vay tìm nguồn để trả nợ kịp thời.

- Nếu bên vay không có nguồn nào để giảm dư nợ vượt mức, ngân hàng chuyển dư nợ vượt mức sang tài khoản cho vay thông thường với thời hạn tối đa là 30 ngày (không được gia hạn nợ). Sau thời hạn này ngân hàng thu theo lãi phạt quá hạn.

- Trường hợp cho vay ngoại tệ bên vay nhận nợ bằng ngoại tệ nào thì trả nợ gốc và lãi bằng ngoại tệ đấy. Nếu bên vay không có loại ngoại tệ thích hợp thì có thể sử dụng loại ngoại tệ tự do chuyển đổi khác hoặc đồng Việt nam qui đổi ra loại ngoại tệ cần thiết thông qua việc mua bán ngoại tệ của Ngân hàng Ngoại thương VN.

- Đến hạn trả nợ bên vay nếu có lý do khách quan dẫn đến chậm trả thì bên vay có thể gửi văn bản đến Ngân hàng Ngoại thương VN xin gia hạn nợ. Giám đốc Ngân hàng Ngoại thương VN xem xét nếu thấy có thể gia hạn nợ được thì cho phép làm thủ tục gia hạn nợ nhưng thời gian gia hạn nợ tối đa không được vượt quá thời hạn cho vay. Tổng cộng thời gian cho vay và thời gian gia hạn nợ không được quá 12 tháng. Các hợp đồng tín dụng có thời hạn cho vay từ 10 đến 12 tháng có thời hạn gia hạn nợ tối đa là 3 tháng.

t Các biện pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Ngoại thương VN:

Biện pháp 1: làm tốt khâu thẩm định và phân tích khách hàng, kiểm tra, giám sát một cách tốt nhất việc sử dụng vốn của khách hàng.

Biện pháp 2: Các đơn vị kinh doanh xuất nhập khẩu phải thực hiện thanh toán qua Ngân hàng Ngoại thương VN. Qua hoạt động này ngân hàng sẽ kiểm tra một cách chặt chẽ khoản tiền cho vay của mình, khi có tiền về ngân hàng sẽ biết và thu hồi nợ ngay.

Biện pháp 3: khi đơn vị không trả được nợ theo đúng thời hạn thì ngân hàng có thể xem xét giảm mức lãi suất, gia hạn nợ.

Biện pháp 4: đơn vị không có khả năng trả nợ sau khi ngân hàng đã áp dụng tất cả các biện pháp cần thiết, ngân hàng buộc phải sử dụng biện pháp phát mại tài sản thế chấp và cầm cố của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Giải pháp nhằm phát triển hoạt động cho vay xuất nhập khẩu tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Trang 54 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(71 trang)
w