Kiến nghị tăng cường giải pháp đánh giá năng lực thực hiện công việc của nhân lực

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực tại Công ty TNHH Quang Hưng (Trang 63 - 68)

II. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG NGUỒN NHÂN LỰC CỦA CÔNG TY TNHH QUANG HƯNG

4. Kiến nghị tăng cường giải pháp đánh giá năng lực thực hiện công việc của nhân lực

nhân lực

4.1. Xây dựng tiêu chuẩn CBCV và CBCN

Để tiện cho quá trình tính lương và nâng bậc cho người lao động, thời gian vừa qua Công ty TNHH Quang Hưng cũng đã có định hướng kế hoạch xây dựng tiêu chuẩn CBCV và CBCN. Vì vậy Công ty cần nghiên cứu phương pháp xác định CBCV và CBCN như sau:

 Xác định cấp bậc công việc bằng phương pháp cho điểm các chức năng: Trình tự phương pháp:

* Chia quá trình lao động ra các chức năng và yếu tố:

Quá trình lao động được phân chia theo 4 chức năng và 1 yếu tố,đó là:

- Chức năng tính toán: Bao gồm toàn bộ quá trình tính toán mà người công nhân phải làm trước và trong quá trình lao động.

- Chức năng chuẩn bị và tổ chức nơi làm việc: Bao gồm các công việc chuẩn bị như đối tượng lao động, công cụ lao động, tìm hiểu bản vẽ, qui trình công nghệ…

- Chức năng thực hiện quá trình lao động: Bao gồm những hoạt động có ích của công nhân nhằm đảm bảo yêu cầu của quá trình công nghệ, làm thay đổi đối tượng lao động.

- Chức năng phục vụ, điều chỉnh thiết bị: Gồm những hoạt động của công nhân khi điều khiển và phục vụ, điều chỉnh các loại thiết bị để quá trình sản xuất được liên tục.

Yếu tố trách nhiệm: Thể hiện ở tinh thần trách nhiệm đối với công việc, với máy móc thiết bị, với con người…

* Xác định mứcđộ phức tạp cho từng chức năng và cho điểm:

Mỗi chức năng được phân chia thành 4 mức độ phức tạp:

- Rất đơn giản

- Đơn giản

- Trung bình

- Phức tạp

Mỗi mức độ phức tạp lại chia thành 2 bậc: tối thiểu, tối đa

Bảng 3.1 :Bảng điểm quy ước của các chức năng Tên các chức năng và yếu

tố

Các mức độ phức tạp của các chức năng

Số lượng điểm Tối thiểu Tối đa

Tính toán Rất đơn giản Đơn giản Trung bình Phức tạp 0 3 4 8 0 3 6 10 Chuẩn bị và tổ chức nơi làm việc Rất đơn giản Đơn giản Trung bình Phức tạp 4 5 8 12 4 6 10 17

Thực hiện quá trình lao động Rất đơn giản Đơn giản Trung bình Phức tạp 63 80 100 125 71 90 110 145 Phục vụ điều chỉnh thiết bị Rất đơn giản

Đơn giản

0 3

0 3

Trung bình Phức tạp 4 8 6 11 Tinh thần trách nhiệm Rất đơn giản Đơn giản Trung bình Phức tạp 0 4 6 12 0 4 8 17

Qua bảng điểm qui ước ta thấy bậc 1 không nhỏ hơn 67 điểm và bậc tối đa không vượt quá 200 điểm.

* Tổng hợp điểm và chuyển từ điểm sang bậc:

Sau khi đã tiến hành đánh giá và cho điểm các chức năng, tiến hành tổng hợp điểm của 4 chức năng và yếu tố trách nhiệm.

Tiến hành xây dựng khung điểm theo từng bậc của công việc theo thang lương đã xác định. Khung điểm theo từng bậc xác định như sau:

Bậc 1 từ 67 đến 86 điểm Bậc 2 từ 87 đến 105 điểm Bậc 3 từ 106 đến 124 điểm Bậc 4 từ 125 đến 143 điểm Bậc 5 từ 144 đến 162 điểm Bậc 6 từ 163 đến 181 điểm Bậc 7 từ 182 đến 200 điểm  Xác định cấp bậc công nhân:

Ta sử dụng tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật công nhân làm thước đo trình độ và tổ chức thi để xác định cấp bậc cho công nhân.

Tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật công nhân gồm 2 phần: Phần quy định chung và phần quy định cụ thể:

- Phần quy định chung: Là phần quy định những vấn đề cơ bản chung nhất mà công nhân ở bất kỳ bậc nào cũng phải hiểu, biết và làm được như:

+ Thông thạo quy tắc an toàn và vệ sinh công nghiệp. + Biết bảo quản, bảo dưỡng máy móc, thiết bị, dụng cụ

+ Tôn trọng kỷ luật lao động, nội quy của đơn vị

+ Trong một nghề, thợ bậc trên phải hiểu và làm được công việc của thợ bậc dưới.

- Phần quy định cụ thể:

Phần này diễn giải trình độ lành nghề của người lao động, phản ánh rõ yêu cầu đòi hỏi về kiến thức và kỹ năng lao động, quy định người công nhân ở bậc nào đó phải hiểu biết những gì về lý thuyết và làm được những gì về mặt thực hành như: hiểu biết về máy móc thiết bị, nguyên vật liệu, quy trình công nghệ, dụng cụ, chế độ gia công… phần thực hành nghề nêu lên một số công việc điển hình của bậc nào đó đòi hỏi công nhân phải làm được.

4.2. Mô hình đánh giá năng lực thực hiện công việc

Đánh giá năng lực thực hiện công việc của người lao động là một hoạt động quan trọng của quản lý nhân sự. Nó giúp cho công ty có cơ sở để hoạch định tuyển chọn đào tạo và phát triển nhân sự, hơn thế nữa đánh giá năng lực thực hiện công việc của người lao động còn là cơ sở để khen thưởng, động viên khích lệ hoặc kỷ luật người lao động.

Đối với người lao động thực hiện công việc ở mức độ xuất sắc, có nhiều tham vọng, cầu tiến sẽ coi việc đánh giá năng lực thực hiện công việc của người lao động như những cơ hội giúp họ khẳng định vị trí của họ trong Công ty và thêm cơ hội thăng tiến trong nghề nghiệp.

Thực tế tại Công ty Quang Hưng việc đánh giá năng lực thực hiện công việc của người lao động còn chưa mang tính khoa học. Phương pháp đánh giá công việc của Công ty nhiều khi còn dựa vào cảm tính, không mang tính khoa học. Xuất phát từ những vấn đề có phương pháp mức tham điểm sẽ đánh giá năng lực thực hiện công việc của người lao động một cách tốt hơn.

Theo phương pháp này đánh giá thực hiện công việc của nhân viên qua mỗi bảng điểm mẫu, bảng điểm mẫu này sẽ liệt kê những yêu cầu chủ yếu đối với người

lao động khi thực hiện công tác như: số lượng chất lượng, hành vi, tác phong và triển vọng của người lao động.

Các yếu tố được đánh giá gồm có hai loại: Đặc tính liên quan đến công việc của người lao động bao gồm các yếu tố như khối lượng công việc, chất lượng công việc. Yếu tố thứ hai được đánh giá liên quan đến cá nhân gồm các đặc tính như độ tin cậy, óc sáng tạo khả năng thích nghi, khả năng phối hợp.

Bảng 3.2: Bảng đánh giá tình hình thực hiện công việc của người lao động theo phương pháp thang điểm

Họ tên nhân viên Công việc:

Bộ phận:

Giai đoạn đánh giá (Từ………..đến………..)

Các yếu tố Điểm đánh giá Ghi chú

Khối lượng công việc hoàn thành

Tốt Khá

Trung bình Yếu

Kém

Chất lượng thực hiện công việc

Tốt Khá Trung bình Yếu Kém Hành vi tác phong Tốt Khá Trung bình Yếu Kém Tổng hợp kết quả Tốt Khá Trung bình Yếu Kém

Tiềm năng phát triển cho tương lai

Đang ở mức độ gần mức đánh giá thực hiện công việc

Đang ở mức tối đa đánh giá thực hiện công việc và có một số các tiềm năng Có khả năng tiến bộ và cho đào tạo phát triển

Không thấy hạn chế

Sau khi lập bảng trên, người lao động sẽ được đánh giá theo từng yêu cầu, cấp quản trị sẽ có kết quả đánh giá chung về tình hình thực hiện của người lao động đó.

* Hiệu quả của biện pháp

So với phương pháp đánh giá tình hình thực hiện công việc của Công ty một phương pháp mà chủ yếu dựa vào cảm quan kinh nghiệm không mang tính khoa học của người đánh giá và người được đánh giá, thì giải pháp mức thang điểm được coi là khoa học hơn, thường xuyên được ghi chép về tình hình thực hiện công việc như số lượng, chất lượng, hành vi, tác phong và triển vọng của người lao động, không những thế nó còn làm phát huy óc sáng tạo, tinh thần trách nhiệm đối với công việc.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực tại Công ty TNHH Quang Hưng (Trang 63 - 68)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(85 trang)
w