Ch tiêu ỉ Ch tiêu ỉ

Một phần của tài liệu Mở rộng cho vay đối với DNVVN NQD tại Chi nhánh NHCT Hưng Yên (Trang 56 - 82)

0 1.874 8,09 0 8,09 115.924 0 115.924 53,41 0 53,41 Tổng cộng 177.951 254.377 553.694

2.2.3.5. Quy mô và cơ cấu dư nợ

Trong tổng dư nợ của 3 năm gần đây, tỷ trọng dư nợ của khu vực kinh tế ngoài quốc doanh đang ngày càng chiếm tỷ trọng áp đảo; điều này thể hiện rất rõ thông qua bảng số liệu dưới đây:

- Năm 2003, dư nợ ngắn hạn của DNQD chiếm trọng gấp 5,5 lần so với DNNQD còn dư nợ trung - dài hạn chiếm tỷ trọng gần như tuyệt đối (99,96%).

- Sang năm 2004, dư nợ ngắn hạn của DNQD đã giảm đáng kể, thấp hơn nhiều so với DNNQD; song trong cơ cấu dư nợ trung và dài hạn thì sự chênh lệch này là không đáng kể, tuy tỷ trọng dư nợ của DNNQD cao hơn so với dư nợ của DNQD.

Bảng cơ cấu dư nợ phân theo thành phần kinh tế (bảng 9)

Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005

Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) 1. Ngắn hạn 85.907 100 179.425 100 122.595 100 - DNQD 72.865 84,82 62.883 35,05 6.152 3,43

- DNNQD + DN lớn + DNVVN 13.042 497 12.545 15,18 0,58 14,60 116.542 890 115.652 64,95 0,49 64,46 116.443 1.354 115.089 96,57 2,69 93,88 2. Trung-dài hạn 119.266 100 218.996 100 117.231 100 - DNQD 119.216 99,96 101.587 46,39 483 0,41 - DNNQD + DN lớn + DNVVN 50 0 50 0,04 0 0,04 117.409 10.107 107.302 53,61 4,61 49,00 116.748 61.829 54.919 99,59 52,74 46,85 Tổng cộng 205.173 398.421 239.826

- Tuy nhiên, năm 2005 lại là một sự thay đổi bất ngờ: Tỷ trọng dư nợ của DNQD giảm mạnh (dư nợ ngắn hạn chỉ chiếm 3,43%, dư nợ trung - dài hạn chỉ còn 0,41% do năm 2005 Ngân hàng giảm cho vay ngắn hạn và không cho vay trung và dài hạn đối với DNQD); dư nợ của DNNQD chiếm tỷ trọng gần như tuyệt đối (dư nợ ngắn hạn chiếm 96,57% dư nợ ngắn hạn, dư nợ trung và dài hạn chiếm 99,59% dư nợ trung - dài hạn).

- Trong tổng dư nợ của khu vực kinh tế DNNQD thì:

+ Dư nợ của DNVVN NQD đang chiếm tỷ trọng ngày càng lớn, ở hầu hết các năm, cả trong ngắn hạn cũng như trong trung - dài hạn. Năm 2003, dư nợ đối với DNVVN NQD chiếm 96,57%, năm 2004 là 95,30%, năm 2005 tuy có giảm nhưng vẫn chiếm tỷ trọng cao (chiếm 72,91%); điều này là do số DNVVN NQD luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số khách hàng là DN nói chung vầ DNNQD nói riêng của Chi nhánh nên dư nợ cho vay đối với các DNVVN NQD cũng luôn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu dư nợ.

+ Tuy nhiên, năm 2005 có một sự thay đổi nhỏ tổng cơ cấu dư nợ của khu vực kinh tế NQD, đó là: trong tổng dư nợ trung và dài hạn của kinh tế ngoài quốc doanh thì DN lớn tăng lên và chiếm tỷ lệ 52,74% tổng dư nợ trung - dài hạn, đó là do trong năm 2005, Chi nhánh đã cho vay trung - dài hạn với DS lớn.

2.2.4. Đánh giá về hoạt động cho vay đối với DNVVN NQD của Chi nhánh NHCT Hưng Yên

2.2.4.1. Những thành tựu đạt được

Với sự đổi mới tư duy trong công tác đầu tư, cho vay đối với thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, trong những năm vừa qua, Chi nhánh NHCT Hưng Yên đã có sự đầu tư ngày một lớn vào các DNVVN NQD (mà thực chất là các DNNQD vì hầu hết các DNNQD trên địa bàn tỉnh đều có quy mô vừa và nhỏ, trừ một vài công ty cổ phần do mới chuyển đổi từ mô hình DNNN nên có quy mô vốn lớn).

Như đã phân tích ở trên, qua bảng 7 có thể thấy dược sự dịch chuyển về cơ cấu cho vay của Ngân hàng trong 3 năm qua; Ngân hàng đã có sự đầu tư ngày một lớn vào khu vực kinh tế ngoài quốc doanh, chuyển dần sự quan tâm về phía các khách hàng là các DNVVN NQD; điển hình như việc dành 97,02% khoản cho vay trung và dài hạn năm 2004 cho các DNNQD (trong đó DNVVN chiếm 88,80%); ngoài ra, cho vay ngắn hạn đối với các DNNQD cũng chiếm tỷ trọng ngày một lớn và có chiều hướng tiếp tục tăng trong các năm sau, khi một số DNNN khác tiếp tục hoàn thành CPH.

Bảng tỷ trọng cho vay đối với DNVVN NQD phân theo thời gian (bảng 8)

Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005

Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Ngắn hạn 29.838 100 183.913 62,76 196.784 67,71 Trung-dài hạn 0 0 109.126 37,24 93.541 32,29 Tổng cộng 29.838 100 293.039 100 290.625 100

Mặt khác, nhìn vào bảng 8 có thể thấy Chi nhánh đang có sự đầu tư dài hạn vào các DNVVN NQD để các DN này mua sắm máy móc, thiết bị, cải tiến kỹ thuật, nâng cao trình độ công nghệ nhằm cải tiến mẫu mã và nâng cao chất lượng sản phẩm để nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường trong nước và quốc tế; doanh số cho vay trung và dài hạn đang có chiều hướng tăng lên và năm 2004 đã tăng lên đáng kể; tỷ trọng đầu tư trung và dài hạn cũng có chiều hướng gia tăng (điều này chứng tỏ Chi nhánh đã quan tâm tới việc đầu

tư cho vay đối với các DN để họ tiến hành đầu tư mở rộng sản xuất theo chiều sâu, có nghĩa là Ngân hàng đã ngày một chú trọng và thấy được tiềm năng phát triển của việc đầu tư cho các DNVVN NQD).

Ngoài ra, để thấy được tốc độ phát triển của hoạt động cho vay đối với DNVVN NQD chúng ta hãy nhìn vào tốc độ tăng trưởng của DS cho vay trong 3 năm gần đây.

Bảng doanh số cho vay đối với DNVVN NQD năm 2003 - 2005 (bảng 9) Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 % tăng, giảm

2004/200 3 2005/2004 Ngắn hạn 29.838 183.913 196.784 +516,37 +7,00 Trung - dài hạn 0 109.126 93.541 -14,28 Tổng cộng 29.838 293.039 290.625 +882,10 -0,82

- Năm 2004 là một năm mà tốc độ tăng trưởng thực sự đáng “kinh ngạc” khi mà tốc độ tăng trưởng của DS cho vay trung - dài hạn tăng tới 882,10%; trong đó DS cho vay ngắn hạn tăng với tốc độ 516,37%, bên cạnh đó tốc độ tăng trưởng của DS cho vay trung và dài hạn cũng tăng rất cao, (từ chỗ năm 2003 không cho vay trung - dài hạn đối với DNVVN NQD thì năm 2004, DS cho vay trung - dài hạn đã là 109.126 triệu đồng); đó là do năm 2004, các DN có nhu cầu vốn trung - dài hạn rất lớn để tập trung đầu tư vào tài sản cố định, điều này chứng tỏ Chi nhánh đã quan tâm hơn tới các DNVVN NQD nên đầu tư dài hạn vào các DN này.

- Năm 2005 tốc độ tăng trưởng của DS cho vay giảm; trong đó: DS cho vay ngắn hạn tăng 12.871 triệu đồng (tương ứng với 7%), trong khi đó DS cho vay trung - dài hạn giảm tới 15.585 triệu đồng (tương ứng với 14,28%); đó là do trong năm vừa qua, Chi nhánh đã tập trung vào việc đầu tư vào các DN lớn như: Công ty TNHH thép Việt-Ý, Công ty Cổ phần công trình giao thông... nên số vốn đầu tư cho DNVVN giảm đi đáng kể, nhất là đầu tư trung - dài hạn.

Ngoài ra, một thành tựu nữa cần đề cập đến, đó là về chỉ tiêu nợ quá hạn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005

Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) 1. Ngắn hạn 147 37,03 103 37,59 77 57,89 2. Trung-dài hạn 250 62,97 171 62,41 56 42,11 Tổng cộng 397 100 274 100 133 100

Qua bảng trên có thể thấy tình hình nợ quá hạn nói chung của NHCT Hưng Yên đang có chiều hướng chuyển biến tích cực theo hướng ngày càng giảm nợ quá hạn; trong đó, điều đáng mừng là nợ quá hạn của khu vực DNNN đã hoàn toàn được kiểm soát, năm 2005 không có nợ quá hạn của DNNN; trong tổng số nợ quá hạn thì DNNQD quy mô lớn không phá sinh nợ quá hạn, còn nợ quá hạn của khu vực DNVVN NQD cũng giảm đáng kể, nếu như năm 2003, nợ quá hạn của các DNVVN NQD là 397 triệu đồng thì đến năm 2004 đã giảm xuống còn 274 triệu đồng và năm 2005 là 133 triệu đồng .

2.2.4.2. Hạn chế

Phần trên chúng ta đã phân tích về những thành tựu mà NHCT Hưng Yên đạt được trong thời gian qua, đó là sự tăng trưởng không ngừng về số lượng (chỉ tiêu DS cho vay và chỉ tiêu Dư nợ) và chất lượng (chỉ tiêu nợ quá hạn); song, sự tăng trưởng của chỉ tiêu DS cho vay không đều và không liên tục là một hạn chế cần chú ý của Chi nhánh.

Bảng doanh số cho vay đối với DNVVN NQD năm 2003 - 2005 (bảng 9) Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 % tăng, giảm

2004/200 3 2005/2004 Ngắn hạn 29.838 183.913 196.784 +516,37 +7,00 Trung - dài hạn 0 109.126 93.541 -14,28 Tổng cộng 29.838 293.039 290.625 +882,10 -0,82 Chúng ta có thể thấy:

+ Nếu như năm 2004 là một năm mà DS cho vay tăng trưởng “bùng nổ” với tốc độ đáng kinh ngạc (882,1%) thì đến năm 2005 lại chững lại; nếu như năm 2004, tốc độ tăng trưởng của DS cho vay ngắn hạn là 516,37% thì đến năm 2005 chỉ còn 7%.

+ Năm 2004 cũng là năm mà DS cho vay trung - dài hạn tăng mạnh với DS lên tới 109.126 triệu đồng (trong khi năm 2003 hoàn toàn không có cho vay trung - dài hạn), nhưng đến năm 2005 lại giảm xuống chỉ còn 93.541 triệu đồng.

+ Tổng DS cho vay giảm 0,82% do DS cho vay ngắn hạn chỉ tăng với tốc độ 7%, trong khi đó DS cho vay trung - dài hạn lại giảm tới 14,28%.

- Mặt khác, trong khi tổng nguồn vốn trung - dài hạn mà Chi nhánh huy động được trong năm 2005 là 163.465 triệu đồng mà Chi nhánh mới chỉ sử dụng có 115.263 triệu đồng để cho vay trung - dài hạn, như vậy là còn để xảy ra tình trạng là có vốn mà không sử dụng.

Ngoài ra, một hạn chế nữa mà NHCT Hưng Yên gặp phải là chưa đa dạng hoá các hình thức cho vay, hiện tại chi nhánh mới chỉ tập trung cho vay từng lần, phương thức cho vay theo hạn mức tín dụng là một phương thức giúp giảm bớt thủ tục mỗi lần cho vay đối với DN song mới chỉ được áp dụng đối một số ít DN, mà hầu hết đều là DNNN mới chuyển đổi thành Công ty cổ phần bởi trình độ thẩm định để xem xét hạn mức đối với các DNVVN NQD của CBTD hiện nay còn hạn chế do chưa có cán bộ chuyên thẩm định; mặt khác, do nhiều DN còn e ngại cung cấp thông tin chính xác về tình hình DN mình nên gây không ít khó khăn cho Ngân hàng.

2.2.4.3. Nguyên nhân

2.2.4.3.1. Nguyên nhân chủ quan từ phía Ngân hàng

a. Chất lượng thẩm định tín dụng

Tại NHCT Hưng Yên, do chưa có phòng thẩm định riêng nên CBTD vẫn phải thực hiện công việc này, do đó các quy trình nghiệp vụ vẫn chưa được chuyên môn hoá, mất thời gian cho công tác thẩm định và công tác giải ngân.

Nội dung thẩm định của NHCT Hưng Yên tuy đã tương đối đầy đủ nhưng vẫn còn mang nhiều tình hình thức, chưa thực sự khoa học và linh hoạt. Tuy quy

trình thẩm định đã được NHCT Việt Nam quy định rõ ràng trong sổ tay tín dụng, cần tuân thủ những nguyên tắc đó song mỗi dự án đều có những đặc điểm, với những khó khăn và thuận lợi riêng nên công tác thẩm định cần có sự linh hoạt, đối với mỗi dự án thuộc những ngành, nghề khác nhau, do các chủ đầu tư khác nhau thì nên tập trung vào những chỉ tiêu khác nhau để phân tích để có thể đưa ra kết quả thẩm định tốt nhất.

NHCT Hưng Yên vẫn chưa xây dựng được phương pháp thẩm định cụ thể đối với từng ngành nghề, từng lĩnh vực khác nhau nên đôi khi CBTD tuân thủ cứng nhắc những hướng dẫn chung của NHCT Việt Nam, hoặc đôi khi CBTD tự đưa ra một phương pháp thẩm định riêng nên không thể tránh khỏi sự chủ quan, đôi khi dẫn tới sai lầm trong kết quả thẩm định.

b. Quy chế đảm bảo tiền vay

Các DNVVN NQD do có quy mô kinh doanh nhỏ, nguồn lực vốn và tài sản tự thân hạn chế nên rất khó tiếp cận với vốn tín dụng Ngân hàng, cần đi vay nhưng lại không có đủ tài sản bảo đảm theo quy định của Ngân hàng, ngoài ra còn phải kể đến không ít những nhiêu khê khác nữa; thủ tục, giấy tờ, thời gian giải quyết món vay tuy đã được Ngân hàng tích cực cải tiến nhưng trong con mắt khách hàng vẫn còn rườm rà, phức tạp, chậm chạp so với nhu cầu vốn của DN vì kinh doanh trên thương trường yêu cầu phải có tính tức thời, đơn giản, linh hoạt.

Việc thẩm định, đánh giá điều kiện tài sản đảm bảo tiền vay như: chất lượng tài sản, thời gian sử dụng và tính hợp pháp của việc sở hữu, giao dịch, mua bán, chuyển nhượng tài sản trên thị trường, đăng ký giao dịch bảo đảm, mua bảo hiểm tài sản trong thời gian hợp đồng bảo đảm nợ vay... vẫn còn nhiều rắc rối, chưa tìm ra một cơ chế đủ thông thoáng, tích cực, hữu hiệu từ các ngành chức năng liên quan để giúp Ngân hàng vừa thực hiện đúng pháp luật, vừa đẩy nhanh quá trình thẩm định, hoàn tất thủ tục bảo đảm tiền vay.

Luật đất đai mới ra đời ngày 01/7/2004 coi quyền sử dụng đất là hành hoá nên yếu tố giá cả của nó cũng tuân theo quy luật thị trường, các yếu tố ảnh hưởng đến sự biến động giá cả của đất đai rất đa dạng, nhạy cảm, như: vị trí của

miếng đất, khả năng chuyển nhượng, sự đầu cơ, yếu tố tâm lý...thậm chí xét riêng mỗi yếu tố thì cách đáng giá của mỗi người cũng không giống nhau; đây chính là sự khó khăn của Ngân hàng khi đánh giá giá trị của các loại tài sản nói chung và đất đai nói riêng khi dùng để làm tài sản bảo đảm tiền vay.

Mặt khác, do giá đất mà UBND tỉnh quy định thường thấp hơn rất nhiều so với giá trị thực tế của đất trên thị trường, nhiều khi gây rất nhiều khó khăn cho CBTD trong quá trình thẩm định để xác định giá trị tài sản đảm bảo.

c. Chất lượng nguồn nhân lực

Để đạt được những thành công kể trên, đội ngũ cán bộ, nhân viên của NHCT Hưng Yên đã nỗ lực hết mình vì sự thành công và lớn mạnh của Chi nhánh. Chi nhánh có một đội ngũ cán bộ lãnh đạo từ Ban Giám đốc đến đội ngũ lãnh đạo các phòng rất năng động, chuyên môn nghiệp vụ vững vàng và rất tâm huyết với nghề.

Đồng thời Chi nhánh đã xây dựng một chiến lược kinh doanh trong đó định hướng cho từng cán bộ, nhân viên nhằm nâng cao tinh thần trách nhiệm bằng việc đổi mới thái độ phục vụ, phong cách giao dịch hoà nhã với khách hàng. Bên cạnh đó, mỗi nhân viên đều tự trau dồi kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, nâng cao khả năng tự xử trí công việc một cách độc lập, sáng tạo nhưng vẫn đảm bảo đúng quy chế, chế độ. Đội ngũ cán bộ, nhân viên của Chi nhánh rất gắn bó với nghề, các phòng - ban đều có sự liên hệ trong công tác chung của Chi nhánh, công tác đoàn kết nội bộ được tăng cường. Ban giám đốc Chi nhánh cùng với các nhân viên trong Chi nhánh đã cố gắng xây dựng một tập thể gắn bó, đoàn kết, cùng vì mục đích chung của Ngân hàng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong khâu tổ chức, bố trí cán bộ đã có những bước đột phá, với mục tiêu trẻ hoá đội ngũ cán bộ, từ cán bộ lãnh đạo cấp trưởng, phó phòng đến các cán bộ nghiệp vụ tại các phòng, Chi nhánh đã mạnh dạn đề bạt những cán bộ trẻ, thực sự có năng lực, phẩm chất và bản lĩnh vào những vị trí chủ chốt. Đối với đội ngũ cán bộ nghiệp vụ, tác nghiệp, Chi nhánh đã cử đi đào tạo và đào tạo lại nhằm

Một phần của tài liệu Mở rộng cho vay đối với DNVVN NQD tại Chi nhánh NHCT Hưng Yên (Trang 56 - 82)