Sự gia tăng và tính ổn định của vốn huy động

Một phần của tài liệu Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn tại NHTMCP Công thương Việt Nam chi nhánh Cửa Lò (Trang 27 - 28)

- Khối lượng và cơ cấu hiện tại:

Không thể nói đến hiệu quả huy động vốn cao nếu việc huy động vốn không đáp ứng nổi nhu cầu về khối lượng vốn. Khối lượng vốn phải đạt một qui mô nhất định theo kế hoạch hoạt động của Ngân hàng. Đồng thời cơ cấu

vốn cần hợp lý, thể hiện giữa vốn huy động ngắn hạn với dài hạn, giữa vốn nội tệ với ngoại tệ

- Sự tăng trưởng vốn huy động về số lượng và thời gian:

Vốn huy động phải có sự tăng trưởng về số lượng để có thể thoả mãn các nhu cầu về khối lượng vốn tín dụng, thanh toán, cũng như các hoạt động kinh doanh khác ngày càng gia tăng của Ngân hàng. Đồng thời vốn huy động phải có sự ổn định về mặt thời gian. Nếu Ngân hàng đó huy động được một khối lượng vốn lớn nhưng không ổn định, thì thường xuyên có khả năng một dòng tiền lớn bị rút ra. Ngân hàng luôn phải đối đầu với vấn đề thanh toán thì lượng vốn lớn cho vay và đầu tư sẽ không lớn, như vậy hiệu quả huy động vốn sẽ là không cao, ngược lại nếu nguồn vốn huy động ổn định, Ngân hàng sẽ yên tâm sử dụng phần lớn số vốn đó vào hoạt động kinh doanh có thu nhập cao.

Nguồn vốn tăng đều qua các năm đạt mục tiêu đề ra và có độ gia tăng đều đặn là nguồn vốn tăng trưởng ổn định.

- Xu hướng biến đổi cơ cấu theo hướng tích cực:

Sự biến đổi về cơ cấu vốn sẽ ảnh hưởng đến cơ cấu cho vay, đầu tư… và kéo theo sự thay đổi trong lợi nhuận, rủi ro của hoạt động kinh doanh. Xu hướng biến đổi cơ cấu vốn huy động phải đáp ứng được nhu cầu sử dụng trong tương lai về cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn, cho vay nội tệ và ngoại tệ.

Một phần của tài liệu Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn tại NHTMCP Công thương Việt Nam chi nhánh Cửa Lò (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(102 trang)
w