2.3.3.1. Phân loại nợ và trích lập DPRR tín dụng.
Bảng 2.4 : Phân loại nợ của chi nhánh VCB Đồng Nai.
Năm 2004 2005 2006 2007 2008 31/03/2009 Tổng dư nợ 3,124,055 3,541,437 4,323,920 4,413,731 3,858,928 3,862,025 - Nhóm 1 4,285,654 4,289,534 3,409,467 3,383,590 - Nhóm 2 21,153 28,037 37,277 74,141 - Nhóm 3 10,117 82,093 9,581 11,460 - Nhóm 4 642 7,944 211,291 4,456 - Nhóm 5 6,354 6,124 191,310 388,378 Tổng nợ xấu (nhóm 3->nhóm 5) 7,932 12,703 17,113 96,160 412,183 404,294
Tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ tại CN. 0.3% 0.4% 0.4% 2.2% 10.7% 10.5%
Tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ của
VCB. - 3,4% 2,3% 3,4% 5,5% -
(Nguồn: Báo cáo phân loại nợ và trích lập DPRRTD định kỳ của VCB Đồng Nai)
Trước năm 2006, nợ quá hạn (nợ xấu) của chi nhánh luôn ổn định ở mức thấp (khoảng 15 tỷ đồng, tỷ lệ <0.5%) và thấp hơn nhiều so với mức bình quân của toàn hệ thống. Tuy nhiên từ năm 2006, khi thực hiện phân loại nợ theo QĐ 493/2005/QĐ- NHNN, nợ quá hạn có chiều hướng tăng cao.
Tình hình khó khăn chung của nền kinh tế nước ta trong năm 2008 và những tháng đầu năm 2009 đã chi phối toàn bộ hoạt động tín dụng của chi nhánh với những biểu hiện như dư nợ tín dụng và chất lượng tín dụng đều có sự giảm sút. Tại thời điểm 31/12/2008, nợ xấu của chi nhánh là 412 tỷ quy VND, chiếm tới 10,5% tổng dư nợ. Nợ xấu tăng vọt (tăng gấp 5 lần so với cuối năm 2007) và cao gấp đôi so với số bình quân toàn hệ thống. Nợ xấu phát sinh tập trung ở hai khách hàng lớn:
- Công ty thứ nhất (tiền thân là DN có vốn đầu tư nước ngoài - tạm gọi là công ty A) chuyên về sản xuất bánh kẹo, nước giải khát đóng lon, có dư nợ xấp xỉ 340 tỷ quy VND. Nợ xấu của công ty này phát sinh từ việc công ty sử dụng các
khoản vay ngắn hạn để đầu tư dài hạn có tính chất bắc cầu trong khi chờ nguồn vốn dài hạn từ việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp. Tuy nhiên do diễn biến xấu trên thị thị trường tài chính nên việc phát hành trái phiếu không thể thực hiện được và công ty lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán. Tính tới thời điểm cuối quý I/2009, nợ của công ty này được xếp vào nợ nhóm 5.
Nguyên nhân nợ xấu của công ty này không xuất phát từ bản thân hoạt động kinh doanh mà từ sự mất cân đối về cơ cấu vốn. Nếu giải quyết được sự mất cân đối vốn, giảm nhẹ áp lực tài chính ngắn hạn thì hoạt động của công ty hoàn toàn có thể phục hồi và ổn định trở lại.
Hiện nay, với sự hỗ trợ của các ngân hàng đồng ý cơ cấu lại nợ gốc – lãi, công ty vẫn đang tiếp tục hoạt động bình thường. Công ty đã đạt được thỏa thuận chính thức với một công ty nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực sản xuất bao bì để bán lại dự án đang triển khai. Số tiền nhận được từ việc bán dự án sẽ dùng để trả bớt các khoản nợ vay ngân hàng.
- Công ty thứ hai (tạm gọi là công ty B) có tổng dư nợ nhóm 5 đến 31/03/09 là 46 tỷ đồng. Đây là một doanh nghiệp nhà nước chuyên về sản xuất động cơ, máy nông cụ. Công ty được chỉ định của chính phủ sản xuất và cung cấp động cơ cho IRAQ theo hiệp định thanh toán song phương giữa hai chính phủ. Hợp đồng giao hàng này được sự bảo lãnh thanh toán của Bộ tài chính. Tuy nhiên do tình hình chính trị biến động tại IRAQ nên phần lớn công nợ công ty không liên hệ được với người mua để xác nhận việc nhận hàng làm cơ sở đối chiếu thanh toán giữa hai chính phủ. Hiện nay văn phòng Chính phủ đã có chỉ thị cho Bộ tài chính/Bộ công thương có văn bản đề xuất xử lý theo hướng thanh toán hoặc khoanh nợ cho công ty.
Nợ xấu của hai công ty tổng cộng là 386 tỷ, chiếm 94% tổng nợ xấu của toàn chi nhánh. Nếu các giải pháp xử lý được thực hiện theo đúng kế hoạch thì chất lượng tín dụng của chi nhánh Đồng Nai sẽ tốt trở lại vào cuối năm 2009, dự kiến giảm xuống dưới 3%.
Nợ xấu phát sinh trong năm 2008 tại chi nhánh Đồng Nai tập trung ở các khách hàng trước đây có quan hệ tín dụng rất tốt, đều là những khách hàng có uy tín, hoạt động sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao. Trước đây nợ xấu chủ yếu tập trung ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các khách hàng cá nhân thì nay lại tập trung ở một số khách hàng lớn, lần đầu tiên phát sinh ở khối khách hàng có nguồn gốc FDI và thuộc lĩnh vực VCB ưu tiên đầu tư.
Bảng 2.5: Dư nợ xấu của một số chi nhánh VCB
Tên Chi nhánh Dư nợ xấu năm 2008 (tỷ đồng)
Cần Thơ 494 Đồng Nai 412 Sở Giao dịch 364 Sóc Trăng 324 Hải Phòng 300 Huế 210 Đà Nẵng 179
(Nguồn: Báo cáo tại Hội nghị Giám đốc VCB năm 2008)
Bảng 2.6:So sánh chất lượng tín dụng của các NHTM trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
Đơn vị tính: triệu đồng NĂM 2007 NĂM 2008 STT Tên ngân hàng Tổng dư nợ Nợ xấu Tỷ lệ nợ xấu Tổng dư nợ Nợ xấu Tỷ lệ nợ xấu
1 NH Ngoại thương Đồng Nai 4,413,731 96,160 2.2% 3,858,928 412,183 10.7%
2 NH Ngoại thương Biên Hòa 484,816 - 0.0% 1,095,299 50,498 4.6%
3 NH Ngoại thương Nhơn Trạch 560,283 - 0.0% 650,603 3,315 0.5%
4 NH NN & PTNT 5,661,707 19,731 0.3% 5,890,952 125,025 2.1%
5 NH Công Thương ĐN 1,603,049 - 0.0% 2,634,522 1,289 0.0%
7 NH Đầu tư và phát triển 1,721,691 20,904 1.2% 1,888,608 286,031 15.1% 8 ACB 616,895 2,220 0.4% 458,315 5,131 1.1% 9 Sacombank 904,297 441 0.0% 1,049,654 5,358 0.5% 10 Techcombank 320,637 - 0.0% 520,910 414 0.1% 11 VIB Bank 468,227 15,749 3.4% 725,067 21,325 2.9% 12 NH Đại Á 1,695,197 260 0.0% 1,842,245 8,649 0.5% (Nguồn: Báo cáo tổng hợp tín dụng – NHNN Tỉnh Đồng Nai)
So sánh với các chi nhánh khác và với các TCTD khác trên địa bàn, chi nhánh Đồng Nai hiện là một trong những ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu cao. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả hoạt động của chi nhánh cũng như vị thế mà chi nhánh đã tạo lập được trong suốt gần 20 năm qua. Tuy nhiên, với những nỗ lực của Ban Giám đốc cũng như cán bộ tín dụng nhằm tăng cường kiểm tra giám sát các khoản nợ xấu và đồng hành cùng doanh nghiệp khắc phục khó khăn, có thể thấy các giải pháp tháo gỡ đã bắt đầu phát huy tác dụng.
> Những nguyên nhân chủ yếu có thể dẫn đến việc phát sinh nợ xấu trong thời
gian qua tại VCB Đồng Nai.
Nguyên nhân từ môi trường bên ngoài.
- Do những biến động bất lợi của nền kinh tế vĩ mô: Năm 2008 là một năm đặc biệt khó khăn trong hoạt động tín dụng. Nhằm đối phó với những dấu hiệu lạm phát đầu năm 2008, NHNN thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt để kiểm soát lạm phát. Theo chỉ đạo chung của VCB TW, chi nhánh tập trung vào công tác huy động vốn, giảm dư nợ đảm bảo thanh khoản cho toàn hệ thống. Do ảnh hưởng của khủng hoảng toàn cầu, thị trường bị thu hẹp, lãi suất tăng cao, hàng loạt doanh nghiệp lâm vào tình trạng hết sức khó khăn, đặc biệt là các doanh nghiệp xuất khẩu và các doanh nghiệp đang triển khai các dự án trung dài hạn. Sang cuối năm 2008, nền kinh tế từ nguy cơ lạm phát đã nhanh chóng phải đối mặt với nguy cơ suy giảm kinh tế, NHNN chuyển sang thực hiện chính sách nới lỏng tiền tệ. Những diễn biến này gây ảnh hưởng lớn đến tình hình hoạt động của các khách hàng có quan hệ tín dụng tại chi nhánh, một số khách hàng lớn có mức doanh thu sụt giảm đến 50% dẫn đến việc trả nợ vay ngân hàng gặp khó khăn.
- Tình hình khó khăn chung của nền kinh tế, chính sách thắt chặt tiền tệ của NHNN trong thời gian đầu cũng khiến một vài khách hàng lớn bị động trong việc huy động nguồn vốn khi đang triển khai các dự án đầu tư trung dài hạn để mở rộng sản xuất, dẫn đến mất cân đối tài chính, phải dùng nguồn vốn ngắn hạn bù đắp cho các nhu cầu vốn dài hạn, ảnh hưởng đến khả năng thanh toán các khoản nợ.
Nguyên nhân từ phía ngân hàng.
- Chất lượng công tác thẩm định chưa tốt: Một số trường hợp xác định giới hạn tín dụng cao hơn nhu cầu vốn thực tế của khách hàng dẫn đến việc khách hàng sử dụng vốn vay không đúng mục đích, khó kiểm soát.
- Chưa thận trọng khi cấp tín dụng cho khách hàng trong các trường hợp tình hình tài chính của khách hàng đang bị mất cân đối, luồng tiền suy giảm, ngân hàng cho vay ngắn hạn để tài trợ bù đắp cho các nhu cầu vốn trung dài hạn.
- Chưa khai thác đầy đủ các nguồn thông tin, nhất là các thông tin từ bên ngoài dẫn đến việc phân tích đánh giá khách hàng (tình hình tài chính, sản xuất kinh doanh, đầu ra của sản phẩm, khả năng cân đối vốn...) chưa thật sát với thực tế.
- Công tác kiểm tra sau khi cho vay còn hạn chế: Chưa thực hiện thường xuyên công tác kiểm tra sau cho vay, vì vậy không nắm bắt kịp thời tình hình khách hàng, không phát hiện sớm đựơc những rủi ro của khách hàng để có biện pháp xử lý kịp thời hạn chế rủi ro cho ngân hàng (như bổ sung tài sản bảo đảm, giảm dần dư nợ....)
- Việc định giá tài sản còn thiếu căn cứ và chưa hợp lý, nhất là đối với tài sản bảo đảm là MMTB, khoản phải thu, hàng tồn kho: Chi nhánh chủ yếu căn cứ vào giá trị sổ sách trên cân đối kế toán của doanh nghiệp, ít trường hợp thuê thẩm định giá; việc kiểm tra, giám sát và đánh giá lại giá trị tài sản chưa được thực hiện thường xuyên, việc đánh giá lại giá trị tài sản nhiều khi không được lập thành biên bản và ký phụ lục hợp đồng thế chấp nên việc ghi nhận giá trị tài sản bảo đảm trên ngoại bảng kế toán không được cập nhật kịp thời.
Trong hầu hết trường hợp chi nhánh đều chỉ nhận tài sản bảo đảm là hàng tồn kho và khoản phải thu như là biện pháp thế chấp bổ sung. Đây là những tài sản
có sự biến động liên tục nhưng chưa có biện pháp để kiểm soát đối với những tài sản này.
Bảng 2.7: Tình hình trích lập dự phòng (đơn vị tính: triệu đồng)
Năm Tổng dự phòng
phải trích Dự phòng cụ thể Dự phòng chung
Lợi nhuận sau
trích lập DP
Năm 2006 46,460 6,250 40,210 102,764
Năm 2007 49,629 14,343 35,286 104,859
Năm 2008 135,814 107,213 28,601 47,000
(Nguồn: Báo cáo phân loại nợ và trích lập dự phòng tại VCB Đồng Nai)
Quỹ dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng của chi nhánh tăng theo từng năm và tương ứng với mức độ rủi ro gia tăng của các khoản nợ. Năm 2008, số dự phòng rủi ro phải trích là 135,8 tỷ đồng, lớn nhất từ trước tới nay. Mặc dù lợi nhuận hoạt động những năm qua tương đối ổn định và có sự tăng trưởng nhẹ nhưng lợi nhuận thực tế sau trích lập dự phòng lại giảm đáng kể do số tiền trích lập dự phòng được hạch toán vào chi phí.