trong những năm gần đây
Hoạt động xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam trong những năm gần đây có những bước tăng trưởng đáng kể. Kim ngạch xuất khẩu của năm 2007 đạt 48,4 tỷ USD, tăng 21,5% so với năm 2006 trong đó hàng nông sản xuất khẩu với sản lượng đạt 6766 nghìn tấn với trị giá 5771 triệu USD trong đó các mặt hàng cao su, gạo, cà phê, chè là những mặt hàng xuất khẩu chủ lực. Năm 2008, kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 56,8 tỷ USD, tăng 16,8% so với năm 2007 trong đó nông sản vẫn là mặt hàng xuất khẩu chủ lực. Trong Quý I năm 2009, kim ngạch xuất khẩu chỉ đạt 3,8 tỷ USD, giảm hơn 1 tỷ USD so vơi mức 4,9 tỷ USD vào tháng 12/2008 và gần 25% so với cùng kỳ năm 2008. Hầu hết các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam đều giảm mạnh so với cùng kỳ năm ngoái như cà phê giảm 30%, cao su giảm 54%...Mặt hàng xuất khẩu chủ lực duy nhất của Việt Nam tăng trưởng so với cùng kỳ là gạo. Loại hàng này có mức tăng gần 2,5 lần so với tháng 1/2008.
khủng hoảng kinh tế hiện nay là rất khó khăn. Nhu cầu về mặt hàng nông sản trên thế giới vẫn là khá cao nhưng không có sự tăng trưởng mạnh và thuận lợi như trong giai đoạn 2006-2008. Tuy nhiên, những mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam như cao su, cà phê, chè, hạt tiêu, điều, gạo…vẫn có nhiều cơ hội để đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu.
Thị trường xuất khẩu nông sản trong những năm qua của Việt Nam cũng được mở rộng đáng kể. Một số thị trường xuất khẩu nông sản lớn của Việt Nam:
- ASEAN: đây là thị trường khá thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt NAM xuất khẩu vào do có khoảng cách về vị trị địa lý tương đối gẫn, nhu cầu, thị hiếu và tập quán tiêu dùng có nhiều điểm tương đồng. Trong đó, Inđônêxia, Malaysia, Philipin là những nước nhập khẩu gạo, hạt điều, cao su, cà phê, hồ tiêu lớn.
- Các nước EU: kim ngạch xuất khẩu của nước ta vào thị trường này khoảng 290-350 triệu USD/năm với các mặt hàng chủ yếu là cao su, cà phê, hồ tiêu, chè…Trong những năm gần đây, EU là một trong những thị trường có sự đòi hỏi cao nhất về chất lượng của hàng nông sản nhập khẩu Việt Nam nói riêng và các nước khác nói chung
- Nga và các nước Đông ÂU: đây là những thị trường xuất khẩu có mối quan hệ hợp tác lâu dài với Việt Nam, tuy nhiên trong những năm gần đây do gặp phải sự cạnh tranh lớn đối với nhiều nước như Trung Quốc, EU,…nên kim ngạch xuất khẩu của nước ta vào thị trường này có phần giảm sút. Đây là thị trường nhập khẩu chủ yếu các mặt hàng như cao su, rau quả, gạo, cà phê, hồ tiêu…
cho các doanh nghiệp Việt Nam thâm nhập vào thị trường Mỹ. Mỹ là thị trường nhập khẩu các mặt hàng nông sản chủ yếu như cà phê, hồ tiêu…
- Nhật Bản: Đây là thị trường đòi hỏi chất lượng cao, nghiêm ngặt về tiêu chuẩn chất lượng và vệ sinh an toàn, hàng rào bảo hộ cho sản xuất nông nghiệp là rất cao. Cà phê, cao su, chè là những mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam vào thị trường này với kim ngạch xuất khẩu nông sản Việt Nam vào thị trường này là 40-50 triệu USD
Bên cạnh các thị trường truyền thống như trên, Việt Nam đã và đang có những bước thâm nhập mạnh vào các thị trường mới, hứa hẹn nhiều tiềm năng mang lại lợi nhuận lớn cho các doanh nghiệp xuất khẩu trong nước như Trung Đông, Châu Phi, Mỹ La Tinh…trong đó gạo, chè, quế, cao su, cà phê vẫn là những mặt hàng xuất khẩu chủ lực vào các thị trường này
Mặt hàng xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam ngày càng phong phú, có nhiều cải tiến về chất lượng nhằm đáp ứng được nhu cầu đa dạng đến từ các khu vực thị trường khác nhau. Các sản phẩm nhanh chóng chiếm được cảm tình và tạo dựng được niềm tin nơi người tiêu dùng ở các quốc gia nhập khẩu. Vì vậy, sau một quá trình phát triển lâu dài, Việt Nam được đánh giá là một trong các quốc gia xuất khẩu nông sản lớn nhất trên thế giới.
CHƯƠNG II