Giới thiệu về IPv6:

Một phần của tài liệu tổng quan về công nghệ mobile ip và ứng dụng của nó trong mạng di động (Trang 82 - 84)

c. Các trường Mobile IP:

5.1Giới thiệu về IPv6:

Một trong những đặc điểm nổi bật của giao thưc IPv6 là mở rộng cấu trúc địa chỉ. Với thiết kế mới, IPv6 cho phép tăng chiều dài một địa chỉ từ 32 bit lên 128 bit. Đồng nghĩa với việc tăng không gian địa chỉ lên con số vô cùng lớn. Do vậy khắc phục được hạn chế về số lượng địa chỉ của IPv4.

Những thay đổi từ IPv4 lên IPv6 bao gồm các phần cơ bản sau:

• Tăng dung lượng địa chỉ: IPv6 tăng kích thước địa chỉ từ 32 bit lên 128 bit để hỗ trợ nhiều mức phân cấp địa chỉ hơn, việc cấu hình địa chỉ tự động đơn giản hơn. IPv6 còn định nghĩa thêm một kiểu địa chỉ mới có tên là địa chỉ Anycast, được sử dụng để gửi các gói tin đến một trạm bất kỳ trong một nhóm các trạm.

• Đơn giản hoá cấu trúc của phần tiêu đề: Phần tiêu đề trong gói tin IPv4 dành chỗ cho các trường tuỳ chọn. Các trường này không thường xuyên được sử dụng, song lại được xử lý đối với từng gói tin dẫn đến làm giảm hiệu quả làm việc của bộ định tuyến. IPv6 đã thay các trường này bằng các mở rộng, dựa trên nguyên tắc: Đơn giản hoá việc xử lý các gói tin.

• Hỗ trợ các thông tin tuỳ chọn một cách hiệu quả và linh hoạt: Các tuỳ chọn được truyền trong các phần tiêu đề mở rộng của gói tin IPv6 theo một khuôn dạng xác định để cho phép việc chuyển tiếp gói tin được thực hiện hiệu quả hơn và độ linh hoạt tăng lên để cho phép đưa ra các tuỳ chọn mới trong tương lai.

• Khả năng ghi nhãn luồng: Một khả năng mới là cho phép ghi nhãn các gói tin thuộc về cùng một luồng lưu lượng nhất định để từ đó nới gửi có thể đưa ra những yêu cầu xử lý đặc biệt đối với các gói này, chẳng hạn như yêu cầu dịch vụ thời gian thực hay các dịch vụ với các mực QoS theo yêu cầu.

• Nhận thực và bảo mật: Đưa ra các phần mở rộng cho phép nhận thực, đảm bảo độ tin cậy và tính toàn vẹn của dự liệu.

Đơn giản hoá việc xử lý các gói tin và tạo khả năng mở rộng sau này, IPv6 đã đưa các thông tin tuỳ chọn vào các tiêu đề mở rộng. Dưới đây là một số tiêu đề mở rộng hay hay được sử dụng trong IPv6.

• Tiêu đề định tuyến (Routing header): được sử dụng bởi trạm nguồn IPv6 để xác định danh sách địa chỉ IP của tất cả các trạm mà gói phải đi qua trên đường tới đích. Tiêu đề định tuyến được nhận dạng bởi trường “Next Header” với giá trị là 43. Có thể có nhiều kiểu khác nhau, hiện tại đang sử dụng kiểu 0.

• Tiêu đề phân mảnh (Fragment header): được sử dụng bởi trạm nguồn IPv6 để chứa các thông tin điều khiển trong trường hợp gói tin mức trên được chia thành nhiều gói tin IP. Trong IPv6 gói tin chỉ được phân mảnh một lần tại trạm nguồn và được xử lý bởi trạm đích. Tiêu đề phân mảnh được nhận dạng bởi trường “Next Header” với giá trị là 44.

• Tiêu đề nhận thực (Authentication header): được sử dụng để mang các thông tin điều khiển tạo ra bởi trạm nguồn và được sử dụng bởi trạm đích để nhận thực nơi gửi gói tin IP. Kiểu tiêu đề này được nhận dạng bởi trường “Next Header” với giá trị là 51.

• Tiêu đề các tuỳ chon đích (Destination Options Header): Được sử dụng để mang các thông tin bổ xung cần phải được xử lý bởi trạm đích. Kiểu tiêu đề này được nhận dạng bởi trường “Next Header” với giá trị là 60. Đây cũng chính là tiêu đề được sử dụng chủ yếu trong IPv6.

Mỗi gói tin IPv6 có thể có 0, 1, hoặc nhiều mở rộng. Mỗi mở rộng có kích thước là bội số của 8 octer (64 bit). Các mở rộng phải được xử lý theo thứ tự mà chúng xuất hiện trong gói. Hầu hết các tiêu đề mở rộng được xử lý bởi trạm đích (Ví dụ các mở rộng liên quan đến bảo mật), do đó chúng không làm ảnh hưởng đến tính năng của các bộ định tuyến. Chỉ duy nhất một kiểu mở rộng được xử lý bởi tất cả các trạm trên đường đi của gói tin, đó là tiêu đề “Hop – by – Hop Options”.

Một phần của tài liệu tổng quan về công nghệ mobile ip và ứng dụng của nó trong mạng di động (Trang 82 - 84)