Những hạn chế về hoạt động nhập khẩu

Một phần của tài liệu Hoàn thiện nhập khẩu máy móc thiết bị ở công ty cổ phần xuất nhập khẩu tạp phẩm Hà Nội (Trang 75 - 84)

III. Qui trình nhập khẩu của doanh nghiệp

2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả nhập khẩu máy móc thiết bị

2.2. Những hạn chế về hoạt động nhập khẩu

Phương thức nhập khẩu

TOCONTAP không phải là công ty tự doanh, mà thường nhập khẩu ủy thác. Phần lớn hàng hóa nhập về là ủy thác cho các công ty trong nước. Chính điều này đã hạn chế doanh thu, nghiệp vụ bán hàng tiêu thụ hàng của coongty. Công tác tổ chức mạng lưới kinh doanh, tổ chức tiêu thụ sản phẩm không đơn giản, góp phần không nhỏ vào gia tăng lợi nhuận và nâng cao uy tín của công ty trên thị trường trong nước. Đó chính là điểm chưa hoàn thiện trong toàn bộ quá trình nhập khẩu máy móc thiết bị của TOCONTAP .

Công tác nghiên cứu thị truờng

Trong quan hệ bạn hàng công ty thường duy trì mối quan hệ lâu dài, truyền thống. Về hình thức nhập khẩu, công ty tiến hành nhập khẩu uỷ thác là chủ yếu. Chính vì vậy công tác nghiên cứu, tìm tòi những thị truờng mới, những đối tác mới ít được ban lãnh đạo chú trọng.

Trong công ty chưa có bộ phận chuyên nghiên cứu, dự báo thị trường, chưa có hệ thống thu thập thông tin hiện đại, kịp thời. Bởi vậy, trong thời kỳ kinh tế biến động mạnh mẽ như hiện nay, thuờng có cơn sốt nóng và sốt lạnh về hàng hoá. Nếu công ty không chú trọng tìm hiểu điều này và không ước đuợc dự báo thị truờng trong thời gian sau đó thi có thể dẫn tới suy thoái, vì có thể ở thời điểm này nhu cầu của khách hàng là lớn, giá lên cao, những từ khi ký hợp đồng đến khi nhập hàng thì phải mất vài tháng, lúc đó có thể nhiều nhà kinh doanh khác cũng nhập khẩu mặt hàng này khiến cho giá giảm nhanh

gây lỗ hoặc tồn đọng hàng không tiêu thụ được.

Phòng kinh doanh nào đảm nhiệm hợp đồng nhập khẩu mặt hàng nào thì tiến hành tổ chức nghiên cứu thị truờng của đối tác xuất khẩu đó. Công ty sử dụng phương pháp nghiên cứu tại bàn là chủ yếu, thông qua các bài báo điện tử, các tạp chí kinh tế xuất bản định kỳ, các bản thống kê...Thông tin từ những nguồn này thuờng có đỗ trễ về thời gian, đôi khi không thật sự hữu ích cho công ty.

Phương thức thanh toán

Công ty sử dụng phương thức thanh toán L/C trả ngay, với giá trị mỗi hợp đồng khá lớn, nếu công ty có thể thương lượng kéo dài thời hạn thanh toán thành trả chậm, có thể trả chậm không dài nhưng nó cũng sẽ giúp công ty tận dụng vốn hiệu quả.

Một hạn chế khác trong nghiệp vụ mở L/C của TOCONTAP là công ty không mở trước một L/C mẫu để fax sang cho đối tác.Vì vậy, đối tác không có thời gian xem trước, so sánh đối chiếu báo lại cho công ty, nên rất khó tránh khỏi sai sót trong quá trình mở L/C.

Làm thủ tục hải quan

Với những lô hàng lớn, đôi khi công ty mất nhiều thời gian trong việc khai báo hải quan hoặc do khai báo không đúng, vì thế công ty mất thêm khoản chi phí lưu kho, lưu bãi. Hạn chế này công ty cần khắc phục ngay để không ảnh hưởng đến hiệu quả nhập khẩu.

Mua bảo hiểm cho hàng hoá

Có một thực tế không chỉ là điểm yếu của TOCONTAP mà còn là hạn chế chung của doanh nghiệp kinh doanh nhập khẩu, đó là việc lựa chọn nhập khẩu theo điều kiện CIF. Theo điều kiện, việc ký hợp đồng thuê tàu và mua bảo hiểm cho hàng hoá sẽ được thực hiện bởi người xuất khẩu. Sở dĩ các doanh nghiệp kinh doanh nhập khẩu nói chung và TOCONTAP nói riêng thực

hiện nhập khẩu theo điều kiện CIF là do thiếu thông tin thị trường, cụ thể là thông tin bảo hiểm, giá cước tàu hoặc container, tâm lý của cán bộ nghiệp vụ ngoại thương ngại mua hàng theo điều kiện FOB vì phải tình lệ phí mua bảo hiểm và cước tàu hoặc container.

Một hạn chế nữa trong nghiệp vụ bảo hiểm là mua bảo hiểm loại nào, điều kiện nào. Hầu hết các hợp đồng bảo hiểm mà TOCONTAP tham gia đều là bảo hiểm chuyến với điều kiện A. Trong trường hợp giá trị hợp đồng nhỏ công ty không nhất thiết phải mua bảo hiểm loại A . Đối với hợp đồng nhập khẩu nhiều chuyến hàng trong một thời gian nhất định, thì công ty nên chọ loại hình bảo hiểm bao nhiều chuyến sẽ linh hoạt và tự động hơn hợp đồng bảo hiểm chuyến như công ty vẫn lựa chọn.

3. Nguyên nhân của những hạn chế, khó khăn

3.1. Nguyên nhân chủ quan

3.1.1. Việc huy động và sử dụng vốn còn nhiều hạn chế

Với số vốn hiện có công ty thì công ty sẽ gặp khó khăn trong việc đa dạng hóa phương thức nhập khẩu, như nhập khẩu tự doanh… Đồng thời việc thực hiện các hợp đồng có giá trị lớn cũng gặp trở ngại.

Trước tình hình đối thủ cạnh tranh hiện hữu và tiềm ẩn tham gia vào thị trường nhập khẩu càng nhiều, thì công cụ marketing trong thị trường trong nước rất cần thiết để nâng cao uy tín của công ty. Tuy nhiên ngân sách cho các hoạt động này quả là một trở ngại lớn với công ty.

Việc nghiên cứu thị trường tại hiện trường có tác dụng hơn hết để tìm nguồn hàng có chất lượng tốt, giá cả hợp lý cũng tốn rất nhiều tiền của không phải dễ dàng thực hiện.

Để có đủ vốn cho những hợp đồng lớn, và phục vụ cho công tác nghiên cứu thị trường thì công ty cần phải vay vốn. Tuy nhiên công ty vẫn đang vướng vào bài toán huy động vốn hiệu quả vì sự khó khăn, rườm rà trong thủ

tục vay của ngân hàng.

3.1.2. Hạn chế về nguồn nhân lực có trình độ tham gia nhập khẩu

Công ty có không ít cán bộ, nhân viên có trình độ đại học, có kinh nghiệm, tuy nhiên không phải cán bộ nào cũng giỏi chuyên môn. Một số cán bộ không được đào tạo nghiệp vụ kinh doanh XNK nên kiến thức có được do học hỏi, tự đúc kết không bài bản, và chuyên sâu. Đặc biệt công ty thiếu một lực lượng có trình độ ngoại ngữ giỏi để có thể đàm phán, ký kết, soạn thảo hợp đồng.

Bên cạnh đó cơ chế khoán khiến các phòng ban chịu trách nhiệm về hoạt động kinh doanh của mình đôi khi làm cán bộ không dám mạo hiểm tiến hành thực hiện hợp đồng đòi hỏi trách nhiệm cao. Các phòng kinh doanh XNK hoạt động độc lập nhau làm giảm sự liên kết giữa các phòng này dẫn đến tình trạng đôi khi nguồn vốn và nhân lực chưa được điều phối hợp lý. Đều này có thể làm đánh mất cơ hội kinh doanh của công ty khi một phòng nào đó có khả năng thực hiện hợp đồng theo yêu cầu của khách hàng trong khi các phòng còn lại không thực hiện được. Sự hoạt động độc lập giữa các phòng ban kinh doanh còn ngăn ngừa quá trình học tập kinh nghiệm, nâng cao nghiệp vụ giữa các bộ phận với nhau.

3.1.3. Chưa chú trọng đến công tác tìm nguồn hàng mới

Trong các báo cáo kết quả kinh doanh của các năm, chưa khi nào thấy công ty có phương hướng sẽ phát triển những thị trường đầu vào mới để tạo mặt hàng phong phú hơn, chất lượng và chi phí hợp lý.

Một phần nguyên nhân sâu sa của hạn chế này là do thiếu nguồn ngân sách. Một phần lý do nữa là do quan điểm đường lối của ban lãnh đạo.

3.2.1. Sự không cụ thể trong chính sách của nhà nước và các bộ ngành liên quan

Các chính sách của nhà nước về quản lý xuất nhập khẩu chưa thực sự khuyến khích hoạt động xuất nhập khẩu. Nhiều thủ tục còn rườm rà như việc sửa chữa những sai sót nhỏ trong tờ khai xuất nhập khẩu, thủ tục hải quan rất mất thời gian. Thủ tục Hải quan quá nhiều giấy tờ, thời gian thanh toán cho các doanh nghiệp kéo dài. Các chi cục hải quan, cục hải quan không thống nhất một số luật, thông tư, công văn, nên nhiều khi hàng hóa của công ty thông quan rất mất thời gian, ảnh hưởng đến tiến độ kinh doanh.Thông tư 05/2009/TT-BTC ngày 13/01/2009 qui định việc kéo dài thời hạn nộp thuế nhập khẩu ban hành muộn màng chưa phát huy tác dụng.

Các chính sách quản lý của các bộ chuyên ngành, chính sách thuế, hải quan, kiểm tra chất lượng nhà nước còn chưa minh bạch, rõ ràng làm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty còn nhiều khó khăn, bị động phát sinh nhiều chi phí. Nếu thực hiện đúng các qui định của nhà nước về kiểm tra thì phải mất 2-3 ngày mới xong.

3.2.2. Lãi suất tín dụng cao

8 tháng đầu năm 2008 ngân hàng tăng lãi suất chủ đạo, tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc, các chính sách tín dụng thắt chặt hơn với nhiều thủ tục rườm rà ảnh hưởng lớn đến việc vay vốn kinh doanh của công ty.

Đầu tháng 4 năm 2009 các ngân hàng đã giảm mức lãi suất chủ dạo còn 7%, tỷ lệ dự trữ băt buộc là 5%, lãi suất vay USD còn 4,5-5%, đây là tin đáng mừng với các doanh nghiệp kinh doanh XNK , song việc ban hành muộn màng này chưa thể phát huy tác dụng ngay.

3.2.3. Cạnh tranh gay gắt

Kể từ khi Việt Nam gia nhập WTO, một loạt ưu đãi về thuế nhập khẩu cho các nước thành viên đã làm gia tăng những doanh nghiệp kinh doanh nhập khẩu. Đặc biệt với những mặt hàng máy móc xây dựng cơ sở hạ tầng

cho Công nghiệp hóa- Hiện đại hóa đất nước được nhà nước khuyến khích thì sự cạnh tranh càng nhiều.

Trong thời kỳ kinh tế có nhiều biến động như hiện nay thì việc tận dụng nhập những máy móc thiết bị có giá rẻ phục vụ cho nên công nghiệp non trẻ của ta càng thúc đẩy sự cạnh tranh gay gắt về nguồn cung cấp hàng hóa và về thị trường tiêu thụ hàng nhập khẩu. Đó cũng là thách thức lớn với công ty TOCONTAP.

CHƯƠNG 3

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN NHẬP KHẨU MÁY MÓC THIẾT BỊ Ở CÔNG TY

XUẤT NHẬP KHẨU TẠP PHẨM HÀ NỘI

I. Phương hướng và nhiệm vụ của công ty trong thời gian tới

1. Phương hướng chung

Sự ổn định và phát triển của công ty trong những năm qua đã góp phần quan trọng trong việc thực thi chỉ tiêu kinh tế- xã hội của đất nước. Tiếp tục kinh doanh có hiệu quả, công ty đã xây dựng phương hướng hoạt động cho thời gian tới dể phát huy những gì đã làm được và khắc phục mọi tồn tại nhằm đảm bảo duy trì kinh doanh hiệu quả, tăng trưởng mọi mặt, thực hiện hoàn thành chỉ tiêu được giao.

Công ty đề ra phương hướng kinh doanh chung cho thời gian tới là: Tổng kim ngạch XNK : 70.000.000USD

Doanh thu :100 tỷ đồng Lợi nhuận :8,5 tỷ đồng

Tiếp tục đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu, trong đó tăng dần kim ngạch xuất khẩu trong tổng kim ngạch XNK.

Mở rộng hoạt động của công ty sang lĩnh vực đầu tư cho sản xuất để tạo sự cân bằng trong mọi hoạt động kinh doanh chung của công ty: có cả sản xuất và kinh doanh.

Củng cố và mở rộng thị trường nước ngoài để tăng kim ngạch xuất khẩu. công ty sẽ cố gắng củng cố mặt hàng đang xuất khẩu mở rộng thêm mặt hàng mới vào thị trường truyền thống của công ty, đồng thời tích cực chào bán hàng cho thị trường mới như châu Phi, Trung Đông, các nước ASEAN.

thương mại để phát hiện kịp thời năm bắt các cơ hội kinh doanh, đẩy mạnh xuất khẩu.

Chủ động gắn bó cơ sở sản xuất trong nước để tạo nguồn cung cấp hàng xuất khẩu ổn định, đa dạng mặt hàng xuất khẩu phù hợp nhu cầu, thị hiếu người tiêu dùng nước ngoài, tạo mặt hàng có giả rẻ, chất lượng cao, tạo sức cạnh tranh cho hàng xuất khẩu.

Trong kinh doanh hàng nhập khảu, phải tìm hiểu kỹ khách hàng, hợp tác tố với các đối tác bạn hàng, các nhà sản xuất, các nhà phân phối.

Cùng với phương hướng kinh doanh chung, công ty cũng xây dựng chỉ tiêu cụ thể năm 2009:

Về xuất khẩu: công ty cần nâng cao kim ngạch xuất khẩu trong thời

gian tới.

Về nhập khẩu: Mặt hàng nhập khẩu chính của công ty là nguyên vật

liệu phục vụ cho sản xuất trong nước, và xuất khẩu như máy móc thiết bị, sắt thép, giấy các loại… nhưng do tình hình kinh tế trong nước gặp nhiều khó khăn, hàng sản xuất giá thành cao, các cơ sở sản xuất trong nước tồn kho nhiều, giá cả hàng hóa biến động theo chiều hướng tăng dần… nên đơn đặt hàng có phần giảm sút. Mặt khác chính sách khuyến khích tiêu thụ sản phẩm trong nước cũng ảnh hưởng tới hoạt động nhập khẩu của công ty. Do đó, để vượt qua khó khăn đó, cần sự nỗ lực của công ty trong công tác tìm bạn hàng, mở rộng thị trường tiêu thụ trong nước.

2. Phương hướng hoàn thiện nhập khẩu máy móc thiết bị

Đẩy mạnh nhập khẩu những máy móc thiết bị phục vụ cho sản xuất mặt hàng để xuất khẩu, hàng tiêu dùng.

Mở rộng thị trường nhập khẩu máy móc thiết bị ra rộng hơn để tìm kiếm nguồn hàng hiện đại, phong phú, và tạo mối quan hệ lâu dài bền vững với các đối tác kinh doanh.

II. Các giải pháp hoàn thiện nhập khẩu máy móc thiết bị

1. Hoàn thiện qui trình nhập khẩu

1.1 . Hoàn thiện công tác nghiên cứu thị trường

Hoàn thiện hoạt động kinh doanh nhập khẩu hàng hóa phải được bắt đầu từ việc đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu thị trường trong nước và quốc tế. Để tăng cường nghiên cứu thị trường thì công ty phải hoàn thiện hệ thống thông tin về: hàng hóa và giá cả, đối tác và chế độ pháp lý bên quốc gia xuất khẩu, chất lượng hàng hóa, phương án kinh doanh của đối thủ cạnh tranh… là điều hết sức quan trọng cho hoạt động nhập khẩu trong điều kiện môi trường kinh doanh đầy những biến động như hiện nay. Công ty nên đầu tư hơn cho công tác nghiên cứu để có được hệ thống thông tin nhanh nhậy, hiện đại, chính xác và hữu ích.

Thông tin về hàng hóa và giá cả:

Công ty phải nghiên cứu kĩ về mặt hàng công ty đinh kinh doanh, những cầu của thị trường đối với mặt hàng đó như: qui cách, phẩm chất, số lượng, đồng thời mức giá có thể chấp nhận được của thị trường.

Thông tin về thị trường nhập khẩu:

Cần tìm hiểu kỹ thông tin về doanh nghiệp cung cấp nguồn hàng cho công ty về khả năng cung cấp, về chất lượng và giá cả của mặt hàng công ty tiến hành nhập khẩu. Bên cạnh đó phải chú ý tới những yếu tố khác như: tình hình kinh tế, chính trị, pháp luật của quốc gia đối tác… Đặc biệt quan tâm tới chính sách đối ngoại của quốc gia đó với đất nước mình.

Thông tin về đối thủ cạnh tranh trên thị trường:

Về số lượng, qui mô, phương thức kinh doanh, mục tiêu,văn hóa kinh doanh… của đối thủ cạnh tranh để công ty có thể xác định hình thức cạnh tranh với các đối thủ này. Đối với TOCONTAP là công ty kinh doanh tổng hợp, lại nhập khẩu dưới hình thức ủy thác là chủ yếu thì nên chọn loại hình

cạnh tranh bằng giá, có như vậy công ty sẽ gia tăng doanh số và lợi nhuận từ nhập khẩu nói chung và nhập khẩu máy móc thiết bị nói riêng.

Công ty cần thu thập thông tin từ nhiều nguồn: từ các trang Web về kinh tế, từ các tài liệu của chính phủ, bộ đã ban hành, các văn bản niêm giám thống kê.. đặc biệt phải chú trọng tới nghiên cứu hiện trường. Đối với những hợp đồng nhập khẩu có giá trị, các phòng XNK nên cử nhân viên xuống tận hiện trường nghiên cứu để sâu sát vấn đề.

Tuy nhiên thị trường luôn biến động không ngừng, do vậy không có một kế hoạch kinh doanh nào hoàn hảo cả. Điều quan trọng là trong quá trình kinh doanh, công ty phải có sự áp dụng mềm dẻo, thay đổi phù hợp với môi

Một phần của tài liệu Hoàn thiện nhập khẩu máy móc thiết bị ở công ty cổ phần xuất nhập khẩu tạp phẩm Hà Nội (Trang 75 - 84)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(99 trang)
w