PETRLIMEX 06 Công ty vận tải xăng dầu đường thủy 1(VIETPETRO Co.) 37,758 1996 12 PETRLIMEX 08Công ty vận tải xăng dầu Việt Nam(VITACO)37,000

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược trong quản trị sản xuất tại Công ty Vận tải dầu khí (Trang 29 - 32)

Tổng 280,399

Theo thống kê của đăng kiểm Việt Nam 2004, hiện nay trong nước có khoảng 70 tàu chở xăng dầu trọng tải từ 50- 37.000DWT, phần lớn là các tàu nhỏ dưới 3.000DWT phục vụ vận chuyển từ các kho đầu mối đến kho tiêu thụ, chỉ có 12 con tàu có trọng tải từ 5.000DWT trở lên phục vụ nhu cầu nhập khẩu.

Bảng 5: Danh mục các tàu chở xăng dầu nhập khẩu của Việt Nam

( Nguồn: Số đăng kiểm tàu biển Việt Nam 2004 và PV Trans tổng hợp thông tin thị trường)

Tổng năng lực vận tải xăng dầu nhập khẩu của đội tàu Việt Nam hiện nay khoảng 280.400 DWT, nếu năng lực này được tận dụng 100% cho các tuyến biển quốc tế và tính trung bình 2,5 chuyến/ tháng từ Singgapore tới các cảng của Việt Nam thì cũng chỉ có thể vận chuyển được một lượng xăng dầu nhập khẩu khoảng 7,57 triệu tấn trong 1 năm chiếm 66,4% nhu cầu vận chuyển nhập khẩu

2.3/ Năng lực vận tải LPG

Cho đến thời điểm hiện nay, nhà máy chế biến khí Dinh Cố của PetroVietNam tại tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu, với sản lượng thiết kế khoảng 360.000 tấn/năm, là nơi sản xuất LPG duy nhất tại Việt Nam. Lượng LPG sản xuất trong nước do Công ty Chế biến và kinh doanh các sản phẩm khí – PV Gas điều hành sản xuất và phân phối cho toàn bộ thị trường thông qua hệ thống phân phối sản phẩm của PV Gas.

Hiện nay có khoảng trên 35 đơn vị kinh doanh sản phẩm LPG, trong đó có khoảng 19 đơn vị kinh doanh với hình thức vừa bán buôn,vừa bán lẻ có khả năng nhận LPG bằng tàu và 16 đơn vị chuyên bán lẻ hàng năm đã phân phối một sản lượng LPG rất lớn, năm sau cao hơn năm trước, trong năm 2004 ước tính đã cung cấp cho thị trường khoảng 806.000 tấn.

Để phân phối cho thị trường LPG Việt Nam, các đơn vị kinh doanh chủ yếu mua LPG của PV Gas hoặc nhập khẩu từ nước ngoài. Do công suất của nhà máy chế biến khí Dinh Cố chỉ khoảng 360.000tấn/năm trong khi nhu cầu tiêu thụ LPG ngày càng tăng nên nhu cầu nhập khẩu ngày càng nhiều.

Hiện nay thị trường Việt Nam, công tác vận chuyển LPG chủ yếu sử dụng phương tiện đường thủy (tàu) và phương tiện đường bộ ( xe bồn), chưa sử dụng phương tiện đường sắt và đường ống.

Vận chuyển bằng phương tiện đường bộ: dùng các xe bồn tải trọng 8-15 tấn vận chuyển trong vùng có cự ly ngắn từ kho đầu mố đến các kho trung chuyển hoặc các trạm chiết nạp sản phẩm. Số lượng xe bồn hiện nay tại thị trường Việt Nam khoảng trên 100chiếc. Trong đó PV Gas có 8 xe loại 8tấn/xe. 3 xe ở khu vực phía Bắc và Bắc Trung Bộ, 5 xe ở khu vực phía Nam.

Vận chuyển LPG bằng tàu: hiện nay Việt Nam có khoảng 10 tàu chuyên chở LPG để phục vụ sản xuất kinh doanh.

Do năng lực vận tải LPG trong nước còn hạn chế, các đơn vị kinh doanh sản phẩm LPG tại Việt Nam cần nhập khẩu từ thị trường quốc tế thường thuê luôn tàu dịch vụ có trọng tải từ 1.000- 3.000DWT của các hàng chở về Việt Nam. Tổng tải trọng phương tiện đội tàu chở LPG của Việt Nam là 17.039DWT, ứng với sức chở khoảng 11.075 tấn( 65% DWT).

Hệ thống kho chứa LPG trên thị trường Việt Nam có công suất nhỏ,phần lớn có khả năng chứa dưới 1.200tấn/kho. Hầu hết các kho loại này đều không có khả năng tàng trữ chién lược đáp ứng nhu cầu của thị trường trong thời gian dài, ngoại

trừ kho LPG của Mobil Unique Gá 2.600 tấn và kho LPG Thị Vải có sức chứa 6.600 tấn là kho tàng trữ LPG lớn nhất Việt Nam hiện nay. Tổng sức chứa của ácc kho trên toàn quốc khoảng 30.815 tấn. Do nhu cầu tiêu thụ LPG ở miền Nam cao nên hệ thống kho ở khu vực này cũng lớn hơn các khu vực khác, chiếm tới 73% tổng sức chứa trên toàn quốc.

Hiện nay ở Việt Nam có khoảng 21 cảng sử dụng cho việc xuất nhập khí hóa lỏng. Các cảng nhập khí hỏa lỏng đều phải được trang bị các thiết bị chuyên dụng để tiếp nhận sản phẩm như: cần nhập sản phẩm ở cầu cảng, hệ thống đường ống kết nối từ cầu cảng tới kho tàng trữ…Các cảng này cho phép tiếp nhận tàu có trọng tải từ 1.500- 2.000DWT. Nhìn chung các kho ở Việt Nam có sức chứa nhỏ, chỉ thích hợp cho các tàu trọng tải 1.000- 3.000DWT.

2.4/ Năng lực vận tải Nhựa đường

Vận chuyển nhựa đường được chia làm 2 dạng: dạng rời ( thùng phuy) và dạng xá ( nóng, lỏng). Hiện nay tại Việt Nam đã có các dây chuyền tiếp nhận nhựa đường nóng lỏng ở các địa bàn Hải Phòng ( của công ty hóa dầu Petrolimex, ADICO, Caltex), Vinh ( của Shell), Đà Nẵng ( Petrolimex)…..Các dây chuyền dạng này còn được phát triển thêm do có nhiều ưu việt trong kinh doanh nhựa đường.

Hiện nay nhựa đường tiêu thụ tại Việt Nam được nhập khẩu từ các nước Singgapore, Thái Lan, Đài Loan… bằng tàu 2.000- 3.000DWT. Các đơn vị kinh doanh nhựa đường hầu hết phải thuê tàu nước ngoài để nhập khẩu do trong nước chỉ có một con tàu chở nhựa đường của Falcon ( tàu Cheery Falcon, 2.131 DWT đóng năm 1991). Năng lực vận chuyển nhựa đường nhập khẩu của tàu trong nước khoảng 48.600tấn/năm.

Các kho nhựa đường nóng, lỏng thường có dung tích khoảng 3.000-4.000 m3, thích hợp nhập khẩu các lô hàng 1.500- 2.500tấn.

Theo số đăng kiểm tàu biển Việt Nam 2004 thì hiện tại Việt Nam chỉ mới có 2 con tàu vận chuyển hóa chất. Đó là:

- Tàu Thành Công, trọng tải 1.850DWT của Vedan chở chất thải cho máy này - Tàu Victory, trọng tải 1.103 DWT của Towage and Salvage Enterprríe chuyên chở dầu ăn.

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược trong quản trị sản xuất tại Công ty Vận tải dầu khí (Trang 29 - 32)