Mô hình hồi quy của Mohsen Bahmani-Oskooee and Tatchawan Kantipong (2001)
Ln(X/M)t = α1 + α1lnY t + α2Y t * + α3lnRER t + α4D + εt
Trong đó Ln là logarit tự nhiên. X/M là tỷ trong thương mại.
Y là chỉ số thu nhập quốc dân (GDP) trong nước Y* là chỉ số thu nhập quốc dân (GDP) của nước ngoài RER chỉ số tỷ giá thực.
Kết luận chương 1
Tỷ giá danh nghĩa là giá cả của một đồng tiền được biểu thị thông qua đồng tiền khác, nó là tỷ giá được giao dịch hàng ngày trên thị trường ngoại hối.
Tỷ giá thực song phương (RER) là tỷ giá danh nghĩa đã được điều chỉnh theo mức chênh lệch lạm phát giữa hai nước. Tỷ giá thực đa phương (REER) hay còn gọi là tỷ giá thực hiệu lực được điều chỉnh theo lạm phát so với các đối tác thương mại có tính đến trọng số thương mại của các đối tác. Tỷ giá thực có thể được xem là thước đo sức cạnh tranh về giá cả trong mậu dịch quốc tế của một quốc gia.
Theo cách phân loại truyền thống, cơ chế tỷ giá bao gồm: (1) cơ chế tỷ giá cố định, (2) cơ chế tỷ giá thả nổi và (3) cơ chế tỷ giá thả nổi có điều tiết. Theo cách phân loại mới của IMF: (1) cơ chế neo cố định (hard pegs), (2) cơ chế neo linh hoạt; (3) thả nổi, bao gồm thả nổi có điều tiết không công bố trước và thả nổi hoàn toàn.
Trong ngắn hạn, phá giá làm giá xuất khẩu rẻ, giá nhập khẩu tăng làm cán cân thương mại tạm thời bị xấu đi được gọi là hiệu ứng giá cả. Trong dài hạn, xuất khẩu rẻ, giá nhập khẩu tăng hơn làm tăng khối lượng xuất khẩu, hạn chế khối lượng nhập khẩu, từ đó làm cán cân thương mại được gọi là hiệu ứng khối lượng.
Đường cong J là một đường mô tả hiện tượng cán cân vãng lai bị xấu đi trong ngắn hạn và chỉ cải thiện trong dài hạn.
Điều kiện Marshall-Lerner: để cho việc phá giá tiền tệ có tác động tích cực tới cán cân thanh toán, thì giá trị tuyệt đối của tổng hai độ co giãn theo giá cả của xuất khẩu và độ co giãn theo giá cả của nhập khẩu phải lớn hơn 1, (|ηx + ηm|>1).
CHƯƠNG 2. TÍNH TỶ GIÁ THỰC VÀ ĐO LƯỜNG TÁC ĐỘNG CỦA TỶ GIÁ THỰC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU Ở VIỆT NAM