1.1 Mục tiêu tổng quát
Xác định rõ trong kinh doanh ngân hàng việc ngân hàng đương đầu với rủi ro tín dụng là điều không thể tránh khỏi được. Thừa nhận một tỷ lệ rủi ro tự nhiên trong
hoạt động kinh doanh ngân hàng là yêu cầu khách quan hợp lý. Vấn đề là làm thế nào để hạn chế rủi ro này ở một tỷ lệ thấp nhất có thể chấp nhận được. Trong thông lệ quốc tế, tổn thất 1% tổng dư nợ bình quân hàng năm là một ngân hàng có trình độ quản lý tốt và hoàn toàn không tác động xấu đến ngân hàng.
Trong hoạt động kinh doanh của mình NASB Hà Nội luôn chú trọng vấn đề con người , uy tín và quan hệ với khách hàng và xem đó là những tài sản vô cùng quan trọng để đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của mình . Việc nâng cao cả số lượng và chất lượng là mục tiêu phát triển của Ngân hàng. Đội ngũ nhân viên sẽ được tạo điều kiện học tập, huấn luyện để nâng cao trình độ , kinh nghiệm và kiến thức thông qua các khóa đào tạo trong và ngoài nước. Từ đó cũng đi đến mục đích đưa lại chất lượng dịch vụ tốt nhất cho khách hàng và đảm bảo cho công tác quản trị rủi ro có chất lượng.
Gia nhập WTO nền kinh tế nước nhà có nhiều biến chuyển mạnh mẽ, mở ra nhiều cơ hội phát triển và nhu cầu vay vốn phát triển cũng tăng cao, thúc đấy sự phát triển tín dụng của Ngân hàng.NASB Hà Nội cần xác định việc quản lý rủi ro tín dụng phải hướng vào việc đảm bảo hiệu quả của hoạt động tín dụng và không ngừng nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng của Ngân hàng ngay trong điều kiện thị trường nhiều biến động, nguy cơ rủi ro không ngừng gia tăng. Nói một cách cụ thể thì quản lý rủi ro tín dụng phải nhằm vào việc hạ thấp rủi ro tín dụng, nâng cao mưc độ an toàn cho kinh doanh của NASB Hà Nội bằng các chính sách ,các biện pháp quản lý, giám sát các hoạt động tín dụng khoa học và hiệu quả.
1.2 Các mục tiêu cụ thể
Hoạt động cho vay luôn tiềm ẩn rủi ro nhưng ngân hàng không thể chối bỏ rủi ro, tức là không cho vay, mà chỉ có thể tìm cách để hoạt động tín dụng trở nên an toàn hơn và hạn chế rủi ro ở mức thấp nhất thông qua nâng cao chất lượng quản trị rủi ro tín dụng. Do vậy, quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động NASB Hà Nội cần phải đáp ứng được các mục tiêu sau:
- Giảm thiểu rủi ro tín dụng trên cơ sở nâng cao chất lượng tín dụng nhưng đảm bảo tăng trưởng theo chính sách và định hướng tín dụng đã đề ra.
những ngành nghề, lĩnh vực và nhóm khách hàng có khả năng phát triển và đạt hiệu quả; không đầu tư quá mạnh, đầu tư theo phong trào vào một nhóm ngành hàng/khách hàng cho dù ngành nghề/khách hàng đó đang có sự tăng trưởng và phát triển mạnh mẽ nhưng có khả năng bão hòa hoặc cung vượt cầu trong tương lai.