Một số kiến nghị

Một phần của tài liệu Thực Trạng Thẩm Định Dự Án Đầu Tư Bất Động Sản Tại Ngân Hàng Habubank (Trang 94 - 100)

TẠI NGÂN HÀNG HABUBANK

2.3.9.Một số kiến nghị

* Kiến nghị đối với Nhà nước

Để không ngừng nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án, đặc biệt là dự án bất động sản, tránh thất thoát vốn cho các Ngân hàng thương mại thì Nhà nước phải công bố quy hoạch tổng thể về phát triển kinh tế theo ngành, vùng, lãnh thổ và theo từng thời kỳ, có kế hoạch đầu tư một cách khoa học đối với các hạng mục công trình cụ thể để khi triển khai ở các địa phương vừa phải đảm bảo được tính cân đối vừa đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội, tránh tình trạng đầu tư tràn lan. Đưa ra các quy hoạch và chiến lược phát triển cụ thể cho từng vùng, khu vực.

Với điều kiện nền kinh tế nước ta, thì Chính phủ cùng các Bộ ngành cần ra các văn bản có biện pháp chỉ đạo dứt điểm về việc sắp xếp lại các doanh nghiệp Nhà nước. Chỉ để lại những doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả, tạo điều kiện cho việc đầu tư vốn của Ngân hàng phát huy được hiệu quả. Điều này cũng là một việc để thúc đẩy các doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả hơn trong nền kinh tế thị trường đang hội nhập.

trọng các trường hợp các doanh nghiệp cung cấp thông tin giả, sai lệch. Đồng thời, Nhà nước cần chỉ đạo và có những biện pháp bắt buộc các doanh nghiệp thực hiện nghiêm túc chế độ kế toán thống kê và thông tin báo cáo theo đúng quy định của nhà nước. Bên cạnh đó, ban hành quy chế kiểm toán bắt buộc và công khai tình hình tài chính của doanh nghiệp nhằm tạo điều kiện giúp NHTM trong việc phân tích thực trạng hoạt động của doanh nghiệp, qua đó có cơ sở phòng ngừa rủi ro tín dụng.

Nhà nước cần chỉ đạo cán bộ, các ngành cần xây dựng chi tiết kế hoạch đầu tư và các định hướng phát triển kinh tế, tránh tình trạng đầu tư tràn lan gây thất thoát vốn ngân hàng. Nhà nước cần ban hành các quy định về đầu tư và các định mức thông số kỹ thuật của ngành để đảm bảo cho việc tính toán các chỉ tiêu hiệu quả dự án của ngân hàng được thuận lợi. Trong điều kiện hội nhập hiện nay, Nhà nước cũng cần sớm đưa ra cơ sở pháp lý cho phép công ty chuyên cung cấp thông tin cho các hoạt động kinh tế cũng như hoạt động của các ngân hàng thương mại được thành lập và hoạt động bởi đây là yêu cầu nhằm lành mạnh hoá các nguồn thông tin, hạn chế những rủi ro thị trường do tình trạng thông tin không cân xứng gây ra.

* Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam với tư cách là đầu tàu trong hệ thống ngân hàng Việt Nam, có chức năng quản lý lưu thông tiền tệ. Vì vậy bất kỳ một sự điều chỉnh nào của Ngân hàng Nhà nước về chính sách tiền tệ đều có ảnh hưởng đến lưu thông tiền tệ, đến hoạt động của các Ngân hàng thương mại Việt Nam nói chung và hoạt động cho vay theo dự án của của các Ngân hàng nói riêng.

Trong thời gian tới, để phát triển hoạt động cho vay, hoạt động thẩm định dự án đầu tư của các Ngân hàng cần có những định hướng cụ thể sau:

Ngân hàng Nhà nước cần tăng cường vai trò chỉ đạo của mình trong hoạt động của hệ thống các Ngân hàng thương mại Việt Nam. Ngân hàng Nhà nước cần phải ban hành các văn bản quy phạm, luật, quy định để hướng dẫn rõ ràng, cụ thể và nhất quán đối với các vấn đề có liên quan đến hoạt động tín dụng tại Ngân hàng thương mại.

hướng, nhiệm vụ, mục tiêu phát triển kinh tế, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh, thành phố, những ngành kinh tế mũi nhọn. Qua đó tư vấn cho các Ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác trên địa bàn đầu tư vốn cho các dự án của doanh nghiệp sao cho đúng hướng, đúng mục tiêu phát huy được hiệu quả của vốn đầu tư và thu hồi vốn đúng hạn. Ngân hàng Nhà nước tỉnh cần mở rộng phạm vi và nội dung thông tin tín dụng trên địa bàn mình quản lý nhằm cung cấp thông tin cần thiết theo yêu cầu của các Ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng về các doanh nghiệp, giúp cho các Ngân hàng thương mại có những thông tin đầy đủ để thẩm định và phân tích rủi ro trước khi đầu tư vốn cho doanh nghiệp. Cần tạo lập cơ chế để các Ngân hàng thương mại cung cấp đầy đủ chính xác, kịp thời các thông tin, các số liệu cho Trung tâm thông tin tín dụng CIC của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Hàng năm, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cần tổ chức những hội nghị kinh nghiệm giữa các Ngân hàng để tăng cường sự hiểu biết và hợp tác giữa các Ngân hàng thương mại trong công tác thẩm định dự án đầu tư.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cần thực hiện các biện pháp để làm cho trung tâm thông tin tín dụng (CIC) ngày càng hoạt động hiệu quả, cung cấp được nhiều thông tin chính xác và cần thiết. Trung tâm cần đưa ra các thông tin phản ánh mức độ rủi ro của từng ngành nghề, lĩnh vực hoạt động của các doanh nghiệp để làm căn cứ cho các Ngân hàng thương mại phân loại, xếp hạng doanh nghiệp.

Ngân hàng Nhà nước phải tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra giám sát đối với các Ngân hàng để kịp thời phát hiện những sai sót trong công tác tín dụng, thẩm định dự án đầu tư.

Ngân hàng Nhà nước cần có quy định xử lý chi tiết, rõ ràng các hành vi cạnh tranh bất hợp pháp giữa các tổ chức tín dụng, các Ngân hàng thương mại như: cung cấp thông tin sai sự thật cho Ngân hàng khác, làm tổn hại lợi ích chung của hệ thống Ngân hàng thương mại, các tổ chức tín dụng.

* Kiến nghị đối với NHTMCP Nhà Hà Nội, HABUBANK:

- Biện pháp đẩy mạnh chất lượng tín dụng trung dài hạn

Về quy trình tín dụng, Ngân hàng nên bám sát thực tiễn để hoàn thiện quy chế, quy trình, nghiệp vụ cho vay, từ đó chỉ đạo nghiêm túc việc thực hiện thẩm định theo

quy trình đó.

Ngân hàng phải tổ chức thường xuyên các buổi hội thảo, các lớp tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ thẩm đinh và lãnh đạo. Sở dĩ hoạt động này rất cần thiết vì cho vay trung dài hạn chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố như kinh tế, chính trị, xã hội... Các yếu tố này cần đưa ra để tranh luận về nguyên nhân, hậu quả tác động của nó đến chính sách tiền tệ của chính phủ như thế nào, từ đó những người tham gia hội nghị đi đến một quan điểm thống nhất khi xem xét cho vay theo dự án. Như vậy thông qua các buổi hội thảo, kinh nghiệm của các cán bộ thẩm định được nâng lên đáng kể giúp cho các ngân hàng hạn chế thấp nhất rủi ro để vốn đầu tư được an toàn và hiệu quả.

- Nâng cao chất lượng thông tin:

Nắm bắt được sự cần thiết của thông tin, Ngân hàng vẫn chưa đáp ứng được đầy đủ thông tin đối với các dự án đầu tư phức tạp, mang tính đặc thù, vì vậy cần tăng cường trong việc thu thập và xử lý thong tin của dự án. Ngân hàng cần nâng cao việc thu thập thông tin đối với dự án.

Ở nước ta hiện nay, các Ngân hàng thương mại thường khai thác thông tin từ hai nguồn cơ bản là trung tâm thông tin CIC của Ngân hàng Nhà nước và trung tâm phòng ngừa rủi ro của các Ngân hàng thương mại. Thực chất nguồn thông tin này là do báo cáo từ các Chi nhánh Ngân hàng thương mại tập hợp lại nên chưa cập nhật, chưa khách quan và chưa có tính thuyết phục cao. Ngân hàng cần trang bị thêm mạng lưới thông tin hiện đại cho toàn hệ thống, từ cấp cơ sở lên trung ương. Nhờ đó mà thông tin của từng khách hàng có quan hệ với Ngân hàng đều được kiểm tra thông qua hệ thống mạng máy tính. Ngoài ra, muốn có thông tin về khách hàng mới quan hệ lần đầu thì trung tâm phòng ngừa rủi ro phải có quan hệ trao đổi thông tin với các Ngân hàng khác đã có quan hệ với khách hàng hay các cơ quan tư pháp, các tổ chức phi Ngân hàng.

- Ngân hàng phải tích cực phối hợp với các Chi nhánh để thẩm định các dự án vay vốn vượt quyền phán quyết của Chi nhánh. Cần tích cực trao đổi thông tin giữa ngan hàng với các chi nhánh, cần tinh giản các thủ tục để đẩy nhanh thời gian thẩm định dự án đầu tư, tránh tình trạng dự án đã được thông qua ở cấp Chi nhánh nhưng

khi trình lên Hội sở lại bị chậm trễ trong khâu tái thẩm định. - Đẩy mạnh nâng cao công tác kiểm tra, kiểm soát

Thực tế cho thấy phòng kiểm tra, kiểm soát của Ngân hàng chưa thực sự hoạt động hiệu quả trong việc kiểm soát hoạt động tín dụng của các ngân hàng.

KẾT LUẬN

Các dự án về bất động sản ngày càng nhiều và có rất nhiều rủi ro đối với các dự án này. Vì vậy việc thẩm định nó ngày càng phải được chú trọng hơn đối với các ngân hàng. Cho vay là một vấn đề không đơn giản. Đó là khoản đầu tư lớn và có nhiều rủi ro vì thế vai trò của công tác thẩm định là rất quan trọng.

Trong nền kinh tế thị trường mà lạm phát và trượt giá đang diễn ra mạnh như hiện nay, rủi ro là một vấn đề rất lớn, việc một khoản tiền đầu tư lớn cần được cân nhắc thận trọng xem nó có đem lại hiệu quả hay không là việc rất cần thiết. Một dự án đem lại hiệu quả cho cả chủ đầu tư, ngân hàng và xã hội sẽ tránh gây tổn thất cho một nền kinh tế còn đang rất khó khăn như nước ta hiện nay. Muốn vậy cần phải có một dự án tốt, có tính khả thi cao, tránh được các rủi ro. Cần có người lập dự án tốt và cũng cần có người thẩm định dự án đó tốt, như vậy sẽ giảm thiểu được sai lầm.

Bất động sản là một lĩnh vực nếu đầu tư vào có lãi sẽ có lãi cực lớn, nhưng nếu thua lỗ sẽ gây ra những khoản nợ xấu, nợ khó đòi lớn và gây ra thiệt hại cho nền kinh tế. Nâng cao chất lượng thẩm định bất động sản là một vấn đề đang được các ngân hàng quan tâm tới.

Trong bài này em chỉ đề cập được những vấn đề nhỏ mà em nhận thấy, rất mong được các thầy cô chỉ bảo.

Em xin chân thành cám ơn sự giúp đỡ của TS. Nguyễn Hồng Minh đã giúp em hoàn thành bài viết này. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Thực Trạng Thẩm Định Dự Án Đầu Tư Bất Động Sản Tại Ngân Hàng Habubank (Trang 94 - 100)