Tổ chức bộ máy quản lý của Ngânhàng thương mại cổ phần Hàng Hải Việt Nam.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải Việt Nam (Trang 30 - 38)

I. Vài nét về ngânhàng thương mại cổ phần Hàng Hải Việt Nam.

2.Tổ chức bộ máy quản lý của Ngânhàng thương mại cổ phần Hàng Hải Việt Nam.

thanh toán. Là Ngân hàng Thương mại cổ phần duy nhất của Việt Nam được World Bank tài trợ cho giai đoạn 2 của dự án trên. Kết thúc giai đoạn này, Maritime Bank sẽ xây dựng hoàn chỉnh hệ thống Ngân hàng điện tử (e-bank) đạt tiêu chuẩn quốc tế, nhằm đa dạng hoá và nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ, đáp ứng tối đa nhu cầu của mọi đối tượng khách hàng.

Maritime Bank luôn hướng tới phát triển bền vững với chất lượng dịch vụ hàng đầu theo các chuẩn mực quốc tế. Chú trọng khách hàng bằng chất lượng dịch vụ, học hỏi sáng tạo để vươn tới sự thành công. Thiết lập các quan hệ toàn diện với các tập đoàn kinh tế thuộc các ngành Hàng hải, Bưu chính viễn thông, Hàng không, Bảo hiểm. Đem lại giá trị ngày càng cao cho cổ đông, đảm bảo sự tăng trưởng bền vững của Ngân hàng cũng như đóng góp vào sự phát triển chung của xã hội.

Vốn điều lệ: 2.240.000.000.000 đồng

Giấy phép hoạt động: Số 0001/NH-GP do Thống đốc NHNN cấp ngày 08/6/1991.

Giấy CNĐKKD: Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh lần đầu số 055501 do Trọng tài kinh tế TP.Hải Phòng cấp ngày 10/3/1992 đã được thay thế bằng Giấy chứng nhận ĐKKD số 0103008429 do Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp ngày 01/07/2005, thay đổi lần thứ 9 ngày 27/3/2009.

Tầm nhìn: Trở thành Ngân hàng TMCP phát triển bền vững với chất lượng dịch vụ hàng đầu theo các chuẩn mực quốc tế.

Mục tiêu: Ngân hàng TMCP Hàng Hải phấn đấu trở thành một ngân hàng thương mại đa năng hàng đầu Việt Nam, với tôn chỉ phát triển “Tạo lập giá trị bền vững” dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại với nguồn nhân lực chuyên nghiệp đầy tâm huyết, các kênh phân phối đa dạng cùng các sản phẩm phong phú và năng động của một ngân hàng hiện đại.

2. Tổ chức bộ máy quản lý của Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải Việt Nam. Việt Nam.

Sơ đồ bộ máy quản lý của Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải Việt Nam:

Nguồn: . Báo cáo thường niên 2008 – NHTMCP Hàng Hải Việt Nam

Ghi chú: Quan hệ chỉ đạo trực tiếp Quan hệ chỉ đạo gián tiếp

Cơ cấu bộ máy quản trị của Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải Việt Nam:

* Đại hội đồng Cổ đông:

Đại hội đồng cổ đông là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của Maritime Bank, quyết định các vấn đề thuộc nhiệm vụ và quyền hạn được Luật pháp và Điều lệ Maritime Bank quy định.

* Hội đồng Quản trị:

Do ĐHĐCĐ bầu ra, là cơ quan quản trị Ngân hàng, có toàn quyền nhân danh Ngân hàng để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của Ngân hàng, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của ĐHĐCĐ. HĐQT giữ vai trò định

hướng chiến lược, kế hoạch hoạt động hằng năm; chỉ đạo và giám sát hoạt động của Ngân hàng thông qua Ban điều hành và các Hội đồng.

* Ban Kiểm soát:

Do ĐHĐCĐ bầu ra, có nhiệm vụ kiểm tra hoạt động tài chính của Ngân hàng; giám sát việc chấp hành chế độ hạch toán, kế toán; hoạt động của hệ thống kiểm tra và kiểm toán nội bộ của Ngân hàng; thẩm định báo cáo tài chính hàng năm; báo cáo cho ĐHĐCĐ tính chính xác, trung thực, hợp pháp về báo cáo tài chính của Ngân hàng.

* Các Hội đồng, Ủy ban:

Do HĐQT thành lập, làm tham mưu cho HĐQT trong việc quản trị Ngân hàng, thực hiện chiến lược, kế hoạch kinh doanh; đảm bảo sự phát triển hiệu quả, an toàn và đúng mục tiêu đã đề ra. Hiện nay, Ngân hàng có hai Hội đồng và một Ủy ban, bao gồm:

Hội đồng tín dụng: Quyết định về chính sách tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng trên toàn hệ thống Ngân hàng, xét cấp tín dụng của Ngân hàng, phê duyệt hạn mức tiền gửi của Ngân hàng tại các tổ chức tín dụng khác.

Ủy ban ALCO: Có chức năng quản lý cấu trúc bảng tổng kết tài sản của Ngân hàng, xây dựng và giám sát các chỉ tiêu tài chính, tín dụng phù hợp với chiến lược kinh doanh của Ngân hàng.

Hội đồng Xử lý Rủi ro: Phê duyệt việc áp dụng biện pháp xử lý nợ, xử lý rủi ro, và miễn giảm lãi theo quy định.

Tổng Giám đốc: Là người chịu trách nhiệm trước HĐQT, trước pháp luật về hoạt động hàng ngày của Ngân hàng. Giúp việc cho Tổng giám đốc là các Phó Tổng giám đốc, các Giám đốc khối, Giám đốc tài chính, Trưởng phòng Kế toán và bộ máy chuyên môn nghiệp vụ.

* Các phòng ban chức năng: - Phòng Dịch vụ khách hàng:

+ Chức năng: Quản lý và thực hiện các hoạt động dịch vụ ngân hàng theo quy định của pháp luật và của MSB.

+ Nhiệm vụ:

Thực hiện việc huy động vốn ngắn hạn, trung hạn, dài hạn từ các cá nhân, tổ chức (trừ các tổ chức tín dụng và định chế tài chính), bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ.

Thực hiện cung cấp các sản phẩm dịch vụ tài khoản, dịch vụ thanh toán trong nước cho khách hàng và dịch vụ thanh toán theo yêu cầu của các Đơn vị kinh doanh MSB (giải ngân, thu nợ, thu lãi cho vay; liên hàng nội bộ; chỉ tiêu nội bộ).

Thực hiện thu, trả phí đối với các sản phẩm dịch và dịch vụ ngân hàng. Cung cấp dịch vụ chuyển tiền quốc tế và mua bán ngoại tệ với khách hàng. Chịu trách nhiệm quản lý chất lượng dịch vụ, bảo đảm nâng cao thương hiệu và hình ảnh của MSB đối với khách hàng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Duy trì khả năng thanh toán của Chi nhánh tại mọi thời điểm; thực hiện nhận hoặc gửi vốn trong nội bộ MSB theo quy định về cân đối và điều hòa vốn kinh doanh của MSB.

Thực hiện nghiệp vụ ngân quỹ, tồn quỹ tiền mặt.

Thực hiện nghiệp vụ chiết khấu, cầm cố giấy tờ có giá theo quy định của MSB trong trường hợp đc giao.

Giới thiệu, tư vấn cho khách hàng về các sản phẩm dịch vụ của MSB.

Xây dựng và tổ chức thực hiện các chính sách về khuyến mại khách hàng, giá cả dịch vụ và phương án guy động vốn.

Thực hiện việc lập kế hoạch và báo cáo nghiệp vụ dịch vụ ngân hàng của Chi nhánh.

Cập nhật, quản lý và lưu trữ hồ sơ nghiệp vụ thuộc lĩnh vực hoạt động của Phòng.

Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của MSB và yêu cầu của Giám đốc Chi nhánh.

- Phòng Tín dụng: + Chức năng:

Quản lý và thực hiện các nghiệp vụ cho vay, bảo lãnh và cấp tín dụng khác cho khách hàng doanh nghiệp, cá nhân tại Chi nhánh theo quy định của pháp luật và của MSB.

+ Nhiệm vụ phát triển khách hàng, thẩm định và quản lý tín dụng:

Phát triển khách hàng tín dụng và tài trợ thương mại; trực tiếp quản lý và giao dịch với khách hàng tín dụng.

Xây dựng, thẩm định và thực hiện chính sách tín dụng của MSB đối với từng khách hàng, bảo đảm phù hợp với thị trường tín dụng trên địa bàn.

Thực hiện các nghiệp vụ cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn đối với khách hàng, bao gồm: Tiếp thị và phát triển khách hàng, thu thập thông tin (tài chính và phi tài chính), lập tờ trình thẩm định, hoàn thiện hồ sơ, giải ngân khoản vay.

Thực hiện các nghiệp vụ bảo lãnh, bao thanh toán, chiết khấu và các nghiệp vụ cấp tín dụng và tài trợ thương mại khác cho khách hàng(trừ trường hợp do phòng tài trợ thương mại hoặc các đơn vị khác trực tiếp thực hiện).

Thực hiện việc quản lý các khoản tín dụng và thu hồi nợ, kể cả các khoản tín dụng có dấu hiệu bất thường và nợ xấu.

Giới thiệu, tư vấn cho khách hàng về các sản phẩm, dịch vụ của MSB và bán chéo các sản phẩm, dịch vụ của MSB cho khách hàng.

Thực hiện việc lập kế hoạch về tín dụng của chi nhánh.

Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của MSB và yêu cầu của Giám đốc chi nhánh.

- Phòng Tài trợ thương mại: + Chức năng:

Quản lý và thực hiện cung cấp các sản phẩm dịch vụ tài trợ thương mại cho khách hàng theo quy định của pháp luật và của MSB.

+ Nhiệm vụ:

Thực hiện nghiệp vụ tài trợ thương mại đối với khách hàng trên địa bàn để cung cấp sản phẩm dịch vụ tài trợ thương mại cho khách hàng.

Thực hiện nghiệp vụ thanh toán SWIFT.

Khai thác và sử dụng hạn mức tài trợ thương mại của các ngân hàng đại lý dành cho MSB.

Giới thiệu, tư vấn cho khách hàng về các sản phẩm dịch vụ tài trợ thương mại của MSB.

Xây dựng và thực hiện chính sách thông tin, tiếp thị, phát triển thị trường và khách hàng tài trợ thương mại trên địa bàn được giao.

Cập nhật, quản lý và lưu trữ hồ sơ nghiệp vụ thuộc lĩnh vực hoạt động của phòng.

Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của MSB và yêu cầu của giám đốc chi nhánh.

- Phòng Nguồn vốn và Thanh toán: + Chức năng: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Quản lý, cân đối, điều hòa vốn của toàn hệ thống; quản lý, thực hiện nghiệp vụ thanh toán tập trung trong nước và ngoài nước theo quy định của pháp luật và của MSB.

+ Nhiệm vụ:

Huy động vốn trên thị trường liên ngân hàng; tiếp nhận và quản lý nguồn vốn đồng tài trợ và ủy thác đầu tư.

Thực hiện kinh doanh trên thị trường tiền tệ liên ngân hàng và thị trường mở. Cân đối vốn cho hoạt động kinh doanh của sở giao dịch.

Điều hòa vốn cho hoạt động kinh doanh trên toàn hệ thống MSB. Thực hiện kinh doanh ngoại hối trên thị trường liên ngân hàng. Thiết lập và duy trì trạng thái ngoại hối tại sở giao dịch và của MSB.

Khai thác các tiện ích và hạn mức tài trợ của các ngân hàng khác dành cho MSB.

Tổ chức và thực hiện công việc thanh toán tập trung trong và ngoài nước trên toàn hệ thống.

Lập các báo cáo liên quan đến công việc nguồn vốn và thanh toán của MSB. Cập nhật, quản lý và lưu trữ hồ sơ nghiệp vụ thuộc lĩnh vực hoạt động của phòng.

Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của MSB và yêu cầu của giám đốc sở giao dịch.

- Phòng Giám sát tín dụng: + Chức năng:

Giám sát việc tăng trưởng tín dụng và quản lý rủi do tín dụng, việc quản lý và xử lý nợ xấu đối với các chi nhánh tại Thành phố Hồ Chí Minh, nhằm bảo đảm an toàn và hiệu quả kinh doanh theo quy định của pháp luật và của MSB.

+ Nhiệm vụ:

Giám sát việc tuân thủ trong quá trình lập hồ sơ tín dụng, bảo đảm đúng chính sách, thẩm quyền và các điều kiện cấp tín dụng khác theo quy định và yêu cầu phê duyệt.

Giám sát việc tuân thủ các điều kiện về giao dịch bảo đảm (hồ sơ pháp lý, định giá và quản lý tài sản bảo đảm).

Giám sát việc thực hiện các biện pháp xử lý, thu hồi nợ xấu và nợ đã sử dụng dự phòng.

Thực hiện các biện pháp xử lý, thu hồi đối với từng khoản nợ, trong trường hợp được giao xử lý.

Cập nhật, quản lý và lưu trữ hồ sơ nghiệp vụ thuộc lĩnh vực hoạt động của phòng.

Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của MSB và yêu cầu của giám đốc chi nhánh.

- Phòng Tài chính - Kế toán: + Chức năng:

Quản lý và thực hiện nhiệm vụ kế toán tổng hợp, quản lý tài chính và chi tiêu nội bộ tại chi nhánh theo quy định của pháp luật và của MSB.

+ Nhiệm vụ:

Thực hiện công việc kế toán tổng hợp.

Thực hiện việc quản lý tài chính và chi tiêu nội bộ.

Thực hiện tạo lập và kiểm soát các báo cáo kế toán tổng hợp, báo cáo tài chính.

Tổng hợp kế toán, kiểm soát đối chiếu với báo cáo tổng hợp nghiệp vụ của các phòng nghiệp vụ, bảo đảm cân đối, chính xác và đầy đủ; tập hợp, đóng và lưu trữ chứng từ nghiệp vụ kế toán.

Thực hiện nhiệm vụ thông tin tại địa bàn được giao (trừ trường hợp do phòng công nghệ thông tin hoặc các đơn vị khác trực tiếp thực hiện).

Cập nhật, quản lý và lưu trữ hồ sơ nghiệp vụ thuộc lĩnh vực hoạt động của phòng.

Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của MSB và yêu cầu của giám đốc chi nhánh.

- Phòng Hành chính - Tổng hợp: + Chức năng:

Quản lý và thực hiện công việc hành chính, quản trị, văn thư, lễ tân, tổng hợp tại chi nhánh theo quy định của pháp luật và của MSB. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Nhiệm vụ:

Thực hiện công việc văn thư, lưu trữ văn bản và quản lý con dấu, hồ sơ pháp lý của chi nhánh.

Thực hiện công việc lễ tân và soạn thảo văn bản quản lý, điều hành theo chỉ đạo của giám đốc chi nhánh.

Quản lý hồ sơ tiền lương và thực hiện các nghiệp vụ về tiền lương, bảo hiểm xã hội và các chế độ khác đối với người lao động.

Quản lý tài sản, công cụ lao động.

Thực hiện các báo cáo thống kê và tổng hợp. Thực hiện công việc hành chính, quản trị.

Tổ chức thực hiện và giám sát việc thực hiện nội quy lao động và văn hóa doanh nghiệp.

Thực hiện công việc bảo vệ, phòng cháy chữa cháy, phòng chống bão lụt và vệ sinh cơ quan.

Làm đầu mối duy trì, phát triển thương hiệu và hình ảnh của MSB tại nơi giao dịch và trên địa bàn được giao (trừ trường hợp do văn phòng MSB hoặc các đơn vị khác thực hiện).

Cập nhật, quản lý và lưu trữ hồ sơ nghiệp vụ thuộc lĩnh vực hoạt động của phòng.

Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của MSB và yêu cầu của giám đốc chi nhánh.

- Tổ Công nghệ thông tin: + Chức năng:

Quản lý và vận hành hệ thống tin học tại địa bàn được giao, bảo đảm an toàn, thông suốt và bảo mật theo quy định của pháp luật và của MSB, dưới sự điều hành của phòng cống nghệ thông tin MSB và giám đốc chi nhánh.

+ Nhiệm vụ:

Duy trì hệ thống tin học đáp ứng kịp thời đầy đủ các yêu cầu sử dụng trong quản lý, điều hành và phục vụ kinh doanh.

Quản lý khai thác và sử dụng các thiết bị tin học tại địa bàn được giao. Thực hiện công việc tin học phục vụ cho hoạt động tại địa bàn được giao. Cập nhật, quản lý và lưu trữ hồ sơ nghiệp vụ thuộc lĩnh vực hoạt động của tổ. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của MSB, theo yêu cầu của phòng công nghệ thông tin MSB và giám đốc chi nhánh.

- Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận khác:

Phòng giao dịch được tổ chức và hoạt động theo quy định tổ chức và hoạt động của phòng giao dịch, ban hành kèm theo quyết định số 142/QĐ-TGDD2 ngày 04/5/2006 của tổng giám đốc.

Tùy theo yêu cầu kinh doanh cụ thể, các chi nhánh có thể có các bộ phận nghiệp vụ khác như:

Bộ phận Thẻ.

Bộ phận Tiếp thị khách hàng. Bộ phận Kinh doanh ngoại hối. Quỹ tiết kiệm.

Tổ Tín dụng. Điểm Giao dịch.

Các bộ phận nghiệp vụ khác.

Các bộ phận này có thể trực thuộc giám đốc chi nhánh hoặc trực thuộc các phòng chi nhánh và được tổ chức hoạt động theo quy định của tổng giám đốc.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải Việt Nam (Trang 30 - 38)