Về bảo vệ môi trường, bảo vệ tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản

Một phần của tài liệu Thực trạng và Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản của Việt Nam trong thời kỳ hội nhập (Trang 73 - 83)

- Phát triển nuôi hải sản trên biển, ven biển, ven đảo Đối tượng nuôi: cá biển, Tôm sú, Tôm chân

3.3.1.5. Về bảo vệ môi trường, bảo vệ tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản

- Lồng ghép các vấn đề môi trường trong quá trình hoạch định kế hoạch phát triển thủy sản theo từng lĩnh vực ngành.

- Đẩy mạnh áp dụng các công nghệ mới, tiên tiến, thân thiện với môi trường để giảm thiểu và xử lý tình trạng ô nhiễm môi trường trong quá trình sản xuất của ngành thủy sản.

- Tăng cường công tác kiểm Tra, kiểm soát và tổ chức quản lý, giám sát cộng đồng để quản lý môi trường và áp dụng các hình thức xử phạt nghiêm đối với các cơ sở sản xuất không tuân thủ quy định của Luật Bảo vệ môi trường để giảm thiểu tình trạng xả thải tùy tiện của các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường.

- Đầu tư hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất, đặc biệt là xử lý chất thải và nước thải trong quá trình sản xuất để bảo đảm các quy định của Luật Bảo vệ môi trường.

- Tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức của nông, ngư dân trong công tác bảo vệ môi trường.

- Thực hiện nghiêm ngặt quy trình khai thác hải sản theo mùa vụ. Nghiêm cấm khai thác các đối tượng đang trong mùa sinh sản. Nghiêm cấm sử dụng các công cụ khai thác hủy hoại môi trường nguồn lợi thủy sản.

- Hàng năm theo mùa vụ thực hiện trên phạm vi toàn quốc việc thả Tôm, cá, thủy sản giống ra biển và các dòng sông, suối, hồ chứa.

- Duy trì, giữ vững diện tích các vùng nuôi thủy sản hữu cơ (nuôi sinh thái). Bảo vệ nghiêm ngặt diện tích rừng ngập mặn hiện có và phát triển trồng mới rừng ngập mặn trên phạm vi toàn quốc.

3.3.1 6. Về cơ chế chính sách

Trên cơ sở những chính sách đang có hiệu lực thi hành, cần nghiên cứu, bổ sung một số cơ chế, chính sách mới như:

- Chính sách khuyến khích đầu tư hiện đại hóa tàu cá.

- Chính sách khuyến khích phát triển mô hình quản lý nghề cá cộng đồng.

- Chính sách khuyến khích nuôi biển (thay thế Quyết định số 126/2005/QĐ-TTg). - Chính sách đầu tư cơ sở hạ tầng vùng nuôi trồng thủy sản tập trung.

- Chính sách khuyến khích đào tạo cán bộ kỹ thuật quản lý ngành thủy sản.

- Cơ chế, chính sách về tăng cường quản lý chất lượng và bình ổn giá một số mặt hàng thủy sản xuất khẩu chủ lực.

- Chính sách khuyến khích áp dụng tiến bộ kỹ thuật và các tiêu chuẩn nâng cao chất lượng sản phẩm thủy sản.

Căn cứ tình hình thực tế, thường xuyên rà soát, sửa đổi, bổ sung các cơ chế chính sách cho phù hợp.

3.3.1.7. Tăng cường công tác quản lý nhà nước

- Hoàn thiện hệ thống tổ chức quản lý nhà nước ngành thủy sản từ trung ương đến địa phương.

- Xây dựng, ban hành quy hoạch tổng thể ngành thủy sản đến năm 2020, quy hoạch các lĩnh vực, đối tượng nuôi chủ lực, quy hoạch theo vùng sinh thái, quy hoạch các vùng trọng điểm nghề cá; tăng cường công tác quản lý, giám sát việc thực hiện quy hoạch. - Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính trong ngành thủy sản. Tập trung xây dựng hoàn thiện cơ chế, chính sách quản lý ngành thủy sản, bảo đảm hành lang pháp lý cho các hoạt động sản xuất kinh doanh thủy sản thông thoáng, phù hợp luật pháp quốc tế.

- Tăng cường các biện pháp quản lý nhà nước về chất lượng thủy sản, quản lý chất lượng theo chuỗi sản phẩm gắn với truy xuất nguồn gốc; đặc biệt về chất lượng giống, thức ăn, thuốc thú y và các chế phẩm sinh học dùng trong nuôi trồng thủy sản, các chất bảo quản sản phẩm thủy sản. Đầu tư đồng bộ, hiện đại các trung tâm, phòng thí nghiệm đạt tiêu chuẩn khu vực, quốc tế và đào tạo nguồn nhân lực có chuyên môn cao về kiểm soát chất lượng. Tăng cường kiểm Tra, kiểm soát về điều kiện an toàn tàu thuyền trong khai thác thủy sản; kiểm Tra truy xuất nguồn gốc sản phẩm khai thác, công tác quản lý an toàn lao động nghề cá.

- Hoàn thiện hệ thống các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, quy trình, điều kiện trong các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh thủy sản làm cơ sở quản lý và xã hội hóa một số khâu trong công tác quản lý nhà nước về thủy sản.

- Nhân rộng các mô hình quản lý nhà nước có sự tham gia của cộng đồng, khuyến khích các mô hình hợp tác, liên kết trong sản xuất chế biến và tiêu thụ; giữa DN chế biến tiêu thụ và người sản xuất nguyên liệu; sự phối hợp hiệu quả giữa nhà nước và các tổ chức xã hội nghề nghiệp.

- Thực hiện và kiểm soát chặt chẽ việc đánh giá tác động môi trường trong các vùng, đặc biệt là các dự án phát triển nuôi trồng, chế biến thủy sản. Tăng cường công tác giám sát tình hình dịch bệnh, sử dụng các hóa chất, thuốc thú y thủy sản. Giám sát chặt chẽ công tác khảo nghiệm, thử nghiệm khi nhập, thử nghiệm các loài thủy sản ngoại lai vào Việt Nam.

- Thực hiện phân cấp và phối hợp giữa chính quyền các cấp trong quản lý nhà nước từ trung ương đến địa phương thống nhất theo hệ thống. Kiểm Tra, giám sát theo đúng chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước và xử phạt nghiêm theo thẩm quyền được pháp luật quy định.

3.3.1.8. Về hợp tác và hội nhập kinh tế quốc tế

- Tiếp tục phát triển các hình thức hợp tác, liên doanh trong các lĩnh vực khai thác, nuôi trồng, cơ khí, hậu cần dịch vụ, chế biến, thương mại thủy sản với các nước trong khu vực và quốc tế.

- Tăng cường hợp tác quốc tế trong đào tạo cán bộ có trình độ cao cho ngành thủy sản, trong ứng dụng công nghệ mới, công nghệ cao: khai thác hải sản, công nghệ sản xuất giống sạch bệnh, lai tạo giống mới, công nghệ nuôi biển, nuôi công nghiệp, sản xuất thức ăn, chế phẩm sinh học, thuốc thú y, xử lý chất thải, cải tạo môi trường và phòng Ngừa dịch bệnh...

- Tiếp tục đàm phán, hợp tác với các nước trong khu vực về khai thác thủy sản tại các vùng biển chồng lấn, hợp tác khai thác trên vùng biển các nước ASEAN; bảo đảm cho ngư dân tránh trú bão trong vùng biển nước ngoài khi thiên tai, phối hợp tuần Tra kiểm soát chung trên biển, bảo đảm an toàn cho ngư dân hoạt động sản xuất trên biển

3.3.2. Giải pháp từ phía DN

3.3.2.1. Chủ động đa dạng hóa thị trường và mở rộng thị trường xuất khẩu

Đa dạng hóa thị trường xuất khẩu và mở rộng thị trường xuất khẩu, chuyển hướng xuất khẩu sang các thị trường phi truyền thống, các thị trường mới nổi lên là giải pháp cần thiết để đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng này. Những thị trường đáng chú ý có mức tăng trưởng tiêu dùng và có xu hướng ưa thích các sản phẩm cá Tra của Việt Nam như các nước Đông Âu cũ, hoặc Bắc Âu như Thụy Điển, Bungaria, Romainia, Hungaria, Bỉ, Anh…Các thị trường mới nổi lên như Bắc Mỹ, Nam Mỹ...Thị trường các nước Hồi giáo cũng đang được xem là một “kênh” tiêu thụ tốt, giúp các DN Việt Nam

đa dạng hóa thị trường tiêu thụ. Dân số Hồi giáo chiếm gần 25% dân số toàn thế giới. Trung bình hàng năm thế giới chi khoảng 442 tỉ USD để mua thực phẩm, riêng các nước Hồi giáo chi 150 tỉ USD. Vì vậy, xuất khẩu thủy sản sang các thị trường Hồi giáo thông qua các nước có đông người Hồi giáo (Malaysia, Inđônêxia…) cũng đang được chú ý. Bên cạnh đó, Bắc Phi và Trung Đông cũng là những thị trường đầy tiềm năng.

3.3.2.2. Tăng cường hoạt động xúc tiến thúc đẩy xuất khẩu vào các thị trường

Xúc tiến thương mại là khâu then chốt trong việc phát triển mặt hàng, thị trường nhằm tăng trưởng xuất khẩu. Trong xu thế hội nhập, thị trường trở thành vấn đề sống còn đối với DN. Bên cạnh sự giúp đỡ của các tổ chức, và các cơ quan Nhà Nước, thì các DN phải chủ động tăng cường xúc tiến thương mại cả ở tầm vĩ mô và vi mô.

Xúc tiến ở tầm vĩ mô nhằm làm cho phù hợp với đặc điểm, tính chất của thị trường xuất khẩu, thông qua việc giúp các DN tiếp cận với thị trường bằng các cuộc khảo sát thị trường, tham gia hội chợ hàng thuỷ sản, thông qua việc tiếp xúc với các DN. Tổ chức các hội thảo khoa học quốc tế về giống, nuôi trồng, chế biến thuỷ sản nhiệt đới, tìm kiếm các cơ hội để thu hút các DN đầu tư vào nuôi trồng, chế biến thuỷ sản.

Xúc tiến ở tầm vi mô nhằm đào tạo cán bộ có năng lực để làm công tác xúc tiến thương mại. Các hỗ trợ xúc tiến thương mại của nhà nước thay vì tập trung vào các thị trường lớn đã bão hòa hoặc có xu hướng suy giảm, nên chú trọng vào các thị trường mới, hỗ trợ DN về thông tin thị trường, thị hiếu tiêu dùng, thông tin DN nhập khẩu, kênh phân phối…

3.3.2.3. Nâng cao sức cạnh Tranh về chất lượng của mặt hàng thuỷ sản

Sức cạnh Tranh của hàng thuỷ sản Việt Nam hiện còn yếu: Xuất khẩu chủ yếu dưới dạng thô, giá thành sản phẩm cao, chất lượng thấp. Để nâng cao sức cạnh Tranh chất lượng hàng thủy sản cần:

Thứ nhất, tăng cường công tác kiểm Tra chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm

đối với sản phẩm thuỷ sản bằng các biện pháp như: Xây dựng tiêu chuẩn vùng nuôi an toàn kết hợp tăng cường kiểm soát các cơ sở chế biến; triển khai đồng bộ các tiêu chuẩn quy định quy trình, quy phạm về quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, quy định hoá chất và chế phẩm được phép sử dụng. Có chế tài xử phạt thích đáng đối với các trường hợp vi phạm; xây dựng các quy định về xuất xứ nguyên liệu gắn với vùng nuôi thuỷ sản.

Thứ hai, đảm bảo chất lượng nguyên liệu chế biến thủy sản. Các DN phải ký hợp

đồng bao tiêu sản phẩm đối với người nuôi trồng, giúp đỡ ngư dân về kỹ thuật nuôi trồng, về giống, hướng dẫn ngư dân về kỹ thuật bảo quản nguyên liệu sau thu hoạch.

Thứ ba, tiếp tục đầu tư nâng cấp công nghệ chế biến hiện đại, tiên tiến, đồng bộ

là rất cần thiết góp phần nâng cao khả năng cạnh Tranh của chất lượng hàng thuỷ sản Việt Nam.

3.3.2.4. Tạo sự chủ động về nguồn nguyên liệu

Nguồn nguyên liệu có vai trò rất quan trong đối với các DN chế biến thủy sản xuất khẩu, để hạn chế tình trạng khó khăn do thiếu hụt nguyên liệu gây ra các DN phải có sự chủ động về nguồn nguyên liệu để đảm bảo cung cấp hàng đúng thời hạn nhằm giữ chữ tín với khách hàng. Vì vậy các DN cần tạo sự liên kết với các hộ nuôi trồng thủy sản, nên ký hợp đồng lâu dài hoặc có thể trực tiếp đầu tư, góp vốn với các Trang trại nuôi trồng thủy sản.

3.3.2.5. Tăng cường sự hợp tác, liên kết giữa các DN chế biến, xuất khẩu thuỷ sản trong nước với nhau và với các DN nước ngoài

Các DN trong nước cần có sự hỗ trợ hợp tác với nhau để xây dựng thương hiệu cho các mặt hàng thủy sản của Việt Nam nhằm tránh tình trạng một số DN mới tham gia vào hoạt động xuất khẩu sử dụng các chiêu thức hạ giá trong khi chất lượng hàng thủy sản không đảm bảo gây ảnh hưởng chung tói hàng thủy sản xuất khẩu. Các DN phải phát triển cả liên kết dọc từ chăn nuôi đến bàn ăn và liên kết ngang giữa các DN với nhau. Và điều quan trọng là làm sao để tăng được tỷ trọng của chuỗi giá trị quốc gia trong tổng giá trị quốc tế. Tỉ trọng này hiện nay đang rất thấp.

3.3.2.6. Tăng cường sự hỗ trợ từ phía Nhà nước

Để ngành thuỷ sản hoạt động có hiệu quả thì Nhà nước đóng vai trò rất quan trọng. Nhà nước không chỉ điều tiết cho ngành thuỷ sản phát triển đúng hướng, mà còn tạo ra môi trường kinh doanh thuận lợi. DN rất cần sự trợ giúp của Nhà nước trong việc tăng cường khả năng hiểu biết thị trường, khả năng tiếp thị, mở văn phòng đại diện…

Bên cạnh đó, Nhà nước cần có đủ các biện pháp hỗ trợ về tài chính tín dụng để thúc đẩy hoạt động xuất khẩu thuỷ sản như miễn giảm thuế xuất khẩu thuỷ sản và nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để chế biến thuỷ sản xuất khẩu, tăng cường hoạt động tài trợ xuất khẩu và thành lập quỹ hỗ trợ sản xuất và xuất khẩu thuỷ sản. Do thuỷ sản thuộc

nhóm hàng mà nguồn cung cấp phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện tự nhiên, có tính thời vụ, rủi ro lớn và giá cả biến động thất thường. Vì vậy, cần có sự tài trợ xuất khẩu của nhà nước, bao gồm tài trợ trước khi giao hàng, tài trợ trong khi giao hàng và tín dụng sau giao hàng. Tài trợ xuất khẩu ngoài việc cung cấp vốn cho giao dịch xuất khẩu như trên còn có tác dụng hạn chế những rủi ro phát sinh trong giao dịch xuất khẩu do đó khuyến khích được các ngân hàng cung cấp các khoản tín dụng xuất khẩu ở mức lãi suất hợp lý. Nhà nước cần đưa ra và thực thi các chính sách quản lý, đầu tư thoả đáng để đảm bảo khai thác tốt nguồn lợi xa bờ cũng như cải tiến kỹ thuật nuôi trồng thuỷ sản để đảm bảo nguồn nguyên liệu chất lượng cao cung cấp cho hoạt động chế biến thuỷ sản xuất khẩu.

3.3.2.7. Tổ chức các khóa đào tạo, các khóa học thực tế nhằm nâng cao trình độ cho cán bộ quản lý và nâng cao tay nghề cho công nhân chế biến

Để nâng cao khả năng cạnh Tranh của DN trên thị trường thế giới đầy biến động thì các DN phải có một đội ngũ cán bộ quản lý giỏi và nhạy bén với thị trường. Các DN chủ động tổ chức các khóa đào tạo hoặc cử cán bộ tham gia các khóa học để Trang bị kiến thức về thương mại quốc tế, luật pháp, tập quán, quy định và thông lệ quốc tế. Bên cạnh đó trong điều kiện hội nhập KTQT người lãnh đạo phải có trình độ ngoại ngữ để giao tiếp với các đối tác nước ngoài đồng thời phải có khẳ năng phân tích thông tin thị trường, giá cả. Đối với công nhân, DN phải tổ chức đào tạo tại chỗ, hoặc cử đi học tại các trường dạy nghề để họ nâng cao nhận thức về tiêu chuẩn vệ sinh an toàn, chủ động phòng tránh các mối nguy ảnh hưởng tới ATVSTP, nâng cao trách nhiệm bảo vệ môi trường. Ngoài ra để tránh tình trạng thiếu lao động có tay nghề cao, tránh hiện tượng lao động giỏi di chuyển sang các DN khác thì các DN cần phải có chế độ khen thưởng nhằm khuyến khích công nhân làm việc của mình.

Tóm lại, để đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản, nâng cao hơn nữa khả năng cạnh Tranh của Việt Nam, tạo vị thế ngày càng vững chắc của hàng thuỷ sản trên thị trường thế giới, Việt Nam cần chủ động mở rộng và đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, tiếp cận, cập nhật thông tin một cách đầy đủ và chính xác, đánh giá đúng khả năng sản xuất và mạnh dạn đầu tư đổi mới Trang thiết bị, nâng cao chất lượng hàng thuỷ sản xuất khẩu, đẩy mạnh xúc tiến thương mại, tận dụng tối đa các lợi thế vẫn được coi là thế mạnh của

Việt Nam như: điều kiện tự nhiên, chi phí lao động rẻ…, hạn chế thấp nhất các rủi ro có thể xẩy ra thì chắc chắn Việt Nam sẽ hòan thành chỉ tiêu xuất khẩu thủy sản năm 2010.

3.3.3 . Giải pháp của VASEP (Hiệp hội sản xuất và xuất khẩu thủy sản)

Với vai trò hỗ trợ phát triển ngành công nghiệp chế biến và xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam, VASEP đưa ra một số giải pháp nhằm hỗ trợ các DN xuất khẩu thủy sản:

- Để vực dậy ngành cá Tra trong nước, cũng như chấn chỉnh lại thị trường xuất

khẩu trong thời gian tới VASEP đã đề ra một số giải pháp như tăng giá xuất khẩu

Một phần của tài liệu Thực trạng và Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản của Việt Nam trong thời kỳ hội nhập (Trang 73 - 83)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(83 trang)
w