Những đe dọa từ thị trường EU và tình hình trong nước 1 Đe dọa từ thị trường EU

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình xuất khẩu cá tra, cá basa sang thị trường EU qua ba năm 2005 – 2007 (Trang 52 - 54)

5. Đức: Đức là một thị trường lớn tại châu Âu mà hàng hóa Việt Nam có thể

4.1.4.Những đe dọa từ thị trường EU và tình hình trong nước 1 Đe dọa từ thị trường EU

4.1.4.1. Đe dọa từ thị trường EU

 Chính sách chống bán phá giá của Liên minh châu Âu

Các quy định về chống bán phá giá của EU được đưa ra từ những ngày đầu thành lập và được xây dựng trên cơ sở điều khoản của WTO về bán phá giá và biện pháp chống bán phá giá. Theo nguyên tắc của WTO, EU chỉ được sử dụng các biện pháp chống bán phá giá trong trường hợp ngành công nghiệp của EU bị tổn hại do việc nhập khẩu các sán phẩm phá giá. Đây là những sản phẩm được bán trên thị trường nội địa với mức giá “thông thường”. Đây chính là điểm khó khăn cho công ty Cafatex, trong những giai đoạn khi giá cá nguyên liệu trong nước giảm mạnh, làm cho chi phí xuống thấp, dẫn đến giá bán ra tại thị trường EU có thể thấp hơn bình thường.

Các biện pháp bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng của Liên minh châu Âu

- Một đặc điểm nổi bật trên thị trường EU là quyền lợi người tiêu dùng được bảo vệ nghiêm ngặt, khác hẳn với thị trường các nước đang phát triển. Để bảo đảm quyền lợi người tiêu dùng, EU tiến hành kiểm tra các sản phẩm từ nơi sản xuất và có hệ thống báo động giữa các nước thành viên. EU đã thông qua những quy định bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng về độ an toàn của các sản phẩm bán ra. Các tổ chức chuyên nghiên cứu đại diện cho giới tiêu dùng sẽ đưa ra các quy chế định chuẩn quốc gia hoặc châu Âu. Hiện nay ở EU có ba tổ chức định chuẩn: Ủy ban châu Âu về định chuẩn, Ủy ban châu Âu về định chuẩn điện tử, viện định chuẩn viễn thông châu Âu. Tất cả các sản phẩm bán được tại thị trường EU với điều kiện phải bảo đảm tiêu chuẩn an toàn chung của EU, các luật và định chuẩn quốc gia được sử dụng chủ yếu cấm bán buôn sản phẩm được sản xuất từ các nước có những điều kiện sản xuất chưa đạt được mức an toàn ngang với tiêu chuẩn của EU. Quy chế bảo đảm an tòan của EU đối với các mặt hàng thủy sản cụ thể như sau:

Các sản phẩm thực phẩm đóng gói phải ghi rõ tên sản phẩm, nhãn mác, danh mục thành phẩm, thành phần, trọng lượng tịnh, thời gian sử dụng, cách sử dụng, địa chỉ nước sản xuất hoặc nơi bán, nơi sản xuất, các điều kiện bảo quản, để chuẩn bị sử dụng hoặc các thao tác bằng tay, mã số và mã vạch để dễ nhận dạng các lô hàng.

 Vì vậy, các bộ phận trong công ty đặt biệt là bộ phận bán hàng và bộ phận Marketing của công ty Cafatex cần thường xuyên cập nhập tìn tức cảnh báo giữa các thành viên khối EU về mặt hàng thủy sản nói chung và mặt hàng cá tra, cá basa nói riêng để có ứng phó kịp thời cho những lô hàng tiếp theo.

 Đe dọa từ các đối thủ cạnh tranh từ các nước khác tại thị trường EU Hầu hết, đặc điểm của vùng nuôi cá tra, cá basa nằm ở khu vực sông Mêkông chạy qua các nước Đông Nam Á bao gồm Thái Lan, Lào, Myanma, Trung Quốc. Những nước này có điều kiện thuận lợi như khu vực đồng bằng sông Cửu Long để phát triển mô hình nuôi loại cá này. Sau vụ kiện cá da trơn của Việt Nam tại thị trường Mỹ, con cá tra, cá basa của Việt Nam được nhiều nước trên thế giới biết đến. Đây cũng chính là điều kiện thuận lợi để sản phẩm cá tra, cá basa của Việt Nam thâm nhập vào thị trường các nước, đặt biệt là thị trường EU. Tuy nhiên, khi đặt chân vào EU, các doanh nghiệp Việt Nam cũng như công ty cổ phần thủy sản Cafatex phải đối mặt với một số đối thủ mạnh như Thái Lan, và Trung Quốc. Hai nước này từ lâu đã là đối thủ lớn của Việt Nam trong việc xuất khẩu thủy sản. Hiện giờ, Trung Quốc đứng đầu thế giới về khẩu fillet cá nheo và cá da trơn vào thị trường Mỹ. Trong khí đó, Thái Lan đã đưa cá nghề cá tra, cá basa vào chương trình phát triển cấp quốc gia. Do đó, trong tương lai, 2 nước này chính là đối thủ cạnh tranh chủ yếu với mặt hàng cá da trơn của Việt Nam và mặt hàng cá tra, cá basa của công ty cổ phần thủy sản Cafatex. Hai nước này, có một bề dày kinh nghiệm xuất khẩu thủy sản và sản phẩm của họ đã khẳng định trên thị trường quốc tế với sản phẩm chất lượng cao, và giá cả cạnh tranh. Myanma được một số công ty nhập khẩu thủy sản của Ý đang xem xét khả năng trực tiếp nhập khẩu cá nước ngọt của Myanma với lượng là 20 container/tháng. Đối với các nước Mỹ La Tinh cũng đang nhận ra tiềm năng của thị trường EU và một số công ty như Tropical Aquaculture, đứng đầu về xuất khẩu thủy sản sang Mỹ đã mở văn phòng tại châu Âu (2006). Và

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình xuất khẩu cá tra, cá basa sang thị trường EU qua ba năm 2005 – 2007 (Trang 52 - 54)