II. Những tác động và bài học kinh nghiệm.
3. Bài học kinh nghiệm.
Từ bản chất và tình hình cung cấp ODA trên thế giới cũng như từ thực tế huy động và sử dụng ODA của Việt Nam trong những năm qua, ta có thể nêu lên một số bài học kinh nghiệm sau :
Một là:
ODA gắn liền với các điều kiện chính trị, ngoại trừ một số khoản có tính chất cứu trợ khẩn cấp, viện trợ cho nước ngoài nhìn chung có thể được coi là"đầu ra" của một chính sách đối ngoại và việc thực hiện những mục tiêu của chính sách đối ngoại. Đối với các khoản viện trợ song phương của các nước thành viên OECD và OPEC, mỗi nước đều có những ưu tiên riêng thể hiện trong việc lựa chọn nước được viện trợ. Sự ưu tiên này đối với từng nước cụ
thể không thể phản ánh rõ nét những quan tâm về chiến lược hay chính trị của nước viện trợ mà còn cho thấy một mối quan hệ lịch sử giữa nước viện trợ và nước nhận viện trợ. Các dòng viện trợ lớn cho khu vực truyền thống (viện trợ của Mỹ vào Trung Đông, của Pháp vào Châu Phi, của Nhật vào Đông Nam
á...) Giải thích rõ động cơ chính trị của nước viện trợ trong việc lựa chọn nước nhận viện trợ ( hoặc đã, đang hay sẽ là đồng minh hoặc bạn hàng lớn).
Tuy nhiên, bằng chính sách đối ngoại khôn khéo các nước tiếp nhận viện trợ vẫn có thể đa phương hoá quan hệ hỗ trợ phát triển của mình, sử dụng có quan hệ các nguồn vốn ODA phục vụ các mục tiêu phát triển trong khi vẫn giữ được độc lập tự chủ của đất nước. Như ở Việt Nam, chúng ta đã tránh được những đòi hỏi, thúc ép của IMF, WB về tư nhân hoá nền kinh tế hay các ràng buộc của EU về nhân quyền, dân chủ hoá để vận động được những khoản viện trợ lớn.
Hai là:
Phải coi trọng hiệu quả sử dụng ODA hơNhà nước là số lượng ODA sử dụng. Tổng lợi ích kinh tế - xã hội do vốn ODA mang lại là tích số của lợi ích do mỗi đơn vị vốn ODA và tổng số ODA. Với lượng ODA không đổi,tổng lợi ích sẽ cao hơn nếu dự án được thực hiện có hiệu quả hơn. Coi trọng hiệu quả hơn số lượng ODA còn tránh cho nền kinh tế nguy cơ chịu đựng gánh nặng về nợ nước ngoài.
Coi trọng hiệu quả sử dụng ODA có nghĩa là mỗi chương trình dự án một khi quyết định tài trợ bằng vốn ODA đều phải bảo đảm đem lại hiệu quả cao nhất trong một điều kiện cho phép. Điếu đó đòi hỏi trước hết chương trình hay dự án đó phải là chương trình hay dự án ưu tiên. Mặt khác, việc thực hiện chương trình dự án ODA phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về đầu tư xây dựng cơ bản và quản lý tài chính, nhưng không lãng phí thời gian làm giảm đi tính ưu đãi của viện trợ.
Ba là:
Tính chủ động của bên nhận viện trợ là yếu tố có tính quyết định thành công của việc sử dụng vốn ODA. ở Việt Nam cũng như ở các nước đang phát triển khác, nhu cầu sử dụng ODA rất lớn trong khi nguồn ODA là hữu hạn. Vấn đề đặt ra là phải lựa chọn đúng đối tượng ưu tiên tài trợ bừng nguồn vốn ODA và thực hiện nhanh, trách thất thoát thời gian và tiền vốn. Sự chủ động của bên viện trợ thể hiện ở chỗ:
- Lựa chọn các chương trình và dự án ưu tiên.
- Xây dựng và thẩm định lại các văn kiện dự án theo đúng yêu cầu. - Hình thành nội dung và các điều kiện có liên quan đến thực hiện dự án để đàm phán với nhà tài trợ.
- Hình thành cơ chế quản lý đầu tư xây dựng, quản lý tài chính đối với dự án.
- Chuẩn bị các điều kiện vật chất, kể cả vốn đói ứng, cán bộ quản lý để thực hiện dự án, đưa công trình vào đúng tiết độ...
Như vây tính chủ động của bên nhận tài trợ có liên quan đến Chính phủ (các cơ quan quản lý ODA ở tầm vĩ mô), cơ quan cấp trên của chủ dự án, chủ dự án và những người được hưởng thụ. Đi đôi với tính chủ động của từng đầu mối trên là yêu cấu phối hợp công việc theo một quy chế chung thống nhất, trong đó làm rõ trách nhiệm và quyền hạn, nghĩa vụ và quyền lợi của các đầu mối đó.
Bốn là:
Vốn ODA là quan trọng nhưng vốn trong nước là quyết định. Như đã đề cập, đối với các nước đang phát triển vốn ODA la cực kỳ quan trọng. Nhưng vốn ODA chỉ là chất xúc tác cho các nước đang phát triển khai thác tiềm năng để phát triển, vốn ODA không thể thay thế cho nguồn vốn trong nước vì các lý do sau:
Thứ nhất: Vốn ODA chỉ được sử dụng trong khu vực hạ tầng kinh tế - xã hội, tức là gián tiếp tác động đến sức mạnh của mỗi quốc gia. Điều này là tôn chỉ, mục đích của nhà tài trợ quy định.
Thứ hai: Vốn ODA dù có sẵn cũng chỉ được thực hiện theo mức khả năng hấp thụ được nền kinh tế nước nhận viện trợ, điều này có nghĩa nó phụ thuộc vào khả năng tích luỹ nội bộ của nền kinh tế cũng như các điều kiện sẵn có về nhân tài, vật lực khác của nước nhận tài trợ, trong đó có vấn đề vốn bảo đảm trong nươc của mỗi dự án ODA. Kinh nghiệm cho thấy dù cho vốn bảo đảm trong nước chiếm tỷ lệ 15-20% tổng giá trị dự án vẫn bị ách tắc một khi trong nước không được chuẩn bị sẵn.
Thứ ba: Vốn ODA gắn liền với khoản viện trợ nước ngoài của nền kinh tế. Đối Việt Nam hiện nay, trong số đã có hiệp định có 85% tổng nguồn ODA
là nguồn vốn vay ưu đãi. Vì vậy khi tính toán nhu cầu vay vốn ODA, mỗi nước đều phải tính đến khả năng trả nợ của mình.