Thị trường tiêu thụ sản phẩm

Một phần của tài liệu Một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm (Trang 28 - 31)

I. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm của Công ty

1. Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp

1.1. Thị trường tiêu thụ sản phẩm

Quá trình tiêu thụ sản phẩm gắn liền với nhu cầu của khách hàng và nhu cầu thị trường. Đây là nhân tố quan trọng, là xuất phát điểm, tạo lực hút định hướng cho sự phát triển của Công ty. Sản phẩm chỉ có thể tồn tại khi nó đáp ứng được nhu cầu của thị trường, sự mong đợi của khách hàng. Do vậy doanh nghiệp cần nắm bắt kịp thời nhu cầu của thị trường, vì đó là căn cứ đầu tiên để có chính sách đúng đắn về sản phẩm, các chiến lược thâm nhập thị trường một cách phù hợp nhất, có như vậy thì Công ty mới có thể phát triển ngày một mạnh hơn, mở rộng được thị phần. Do đó, để đáp ứng tốt nhất nhu cầu của thị trường thì Công ty phải luôn nâng cao chất lượng sản phẩm, cải tiến mẫu mã, kiểu dáng. Khi đời sống xã hội được nâng cao, nhu cầu ngày càng phong phú và đa dạng thì những đòi hỏi về chất lượng sản phẩm cũng tăng theo. Một sản phẩm có giá bán cao hơn các sản phẩm khác cùng loại mà vẫn được người tiêu dùng chấp nhận thì chắc chắn sản phẩm đó có những tiêu chí làm khách hàng hài lòng. Doanh nghiệp cần nắm bắt kịp thời nhu cầu của thị trường, vì đó là căn cứ đầu tiên để Công ty có những chính sách đúng đắn về sản phẩm và chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp mình. Nhìn chung,

Công ty cũng đã tạo ra được chỗ đứng trên thị trường; điều đó được thể hiện qua biểu đồ sau:

Bảng 10: Thị phần của Công ty năm 2004

Tên doanh nghiệp Tên sản phẩm Thị phần ( % )

Công ty Gạch ốp lát Hà Nội Viglacera 12.1 Công ty Gạch men Đồng Tâm Đồng Tâm 14.3

Công ty Gạch Long Hầu Long Hầu 9.6

Công ty liên doanh American American 10.2

Công ty liên doanh Shijar Shijar 7.5

Công ty Gạch Vĩnh Phúc Vĩnh Phúc 6.1

Công ty Gạch men Cosevco Cosveco 6.5

Công ty Gạch KhaTôCô KhaToCo 9.6

Công ty Gốm sứ Hạ Long HaLong 10.5

Nguồn: Phòng Kinh doanh

Thị phần ( % ) 12.1 14.3 9.6 10.2 7.5 6.1 6.5 9.6 10.5 13.6

Công ty Gạch ốp lát Hà Nội Công ty Gạch men Đồng Tâm Công ty Gạch Long Hầu Công ty liên doanh American Công ty liên doanh Shijar Công ty Gạch Vĩnh Phúc Công ty Gạch men Cosevco Công ty Gạch KhaTôCô Công ty Gốm sứ Hạ Long Các sản phẩm khác

Biểu đồ 1: Thị phần của Công ty gạch ốp lát Hà Nội Viglacera

Qua biểu đồ trên ta thấy một điều là: Công ty Gạch ốp lát Hà Nội nói chung là có thị phần tương đối lớn trên thị trường nhưng chịu sự cạnh tranh trực tiếp tư những đối thủ lớn có thị phần ngang bằng thậm chí còn vượt cả thị phần của Công ty Gạch ốp lát Hà Nội như: Công ty gạch Đồng Tâm với thị phần là 14.3%, Công ty Gốm sứ Hạ Long ( 10.5% ), Công ty liên doanh

American ( 10.2% ). Cũng có những Công ty với thị phần nhỏ bé hơn nhiều, nhưng nó sẽ là đối thủ mạnh mẽ trong tương lai như: Công ty gạch Vĩnh Phúc, Công ty gạch men Cosevco. Do vậy, một điều đặt ra cho Công ty là phải có chính sách nâng cao chất lượng sản phẩm để ngày càng tạo uy tín lớn trên thị trường để có thể đối phó được với các doanh nghiệp này trong tương lai.

1.1.1. Thị trường trong nước.

Sản phẩm của Công ty đang được phân phối rộng khắp trong cả nước thông qua mạng lưới bán hàng của trên 100 tổng đại lý cùng với 5.000 cửa hàng bán lẻ..., thị phần gạch ốp lát của Công ty chiếm khoảng 15,6% thị trường gạch của cả nước. Mặt khác, Công ty rất có uy tín về chất lượng sản phẩm và khả năng tài chính vững mạnh, tạo tiền đề thuận lợi cho việc cạnh tranh và mở rộng thị phần. Các sản phẩm của Công ty được phân phối và tiêu thụ dễ dàng, được người tiêu dùng trong nước rất ưa chuộng vì mẫu mã, giá cả phù hợp với đại đa số thu nhập của người dân, mặc dù có sự cạnh tranh mạnh mẽ của các Công ty Gạch ốp lát Đồng Tâm, Công ty Gạch ốp lát Long Hầu, CMC, Vĩnh Phúc, Thanh Thanh...

Nói chung, đây vẫn là thị trường chủ yếu của Công ty, do vậy Công ty phải luôn luôn quan tâm tìm hiểu nhu cầu hiện tại và tiềm ẩn của thị trường này để có các biện pháp tiếp cận và thay đổi chính sách cung ứng và đổi mới, nâng cao chất lượng sản phẩm.

1.1.2. Thị trường nước ngoài

Công ty Gạch ốp lát Hà Nội với uy tín về chất lượng sản phẩm và giá cả cạnh tranh đã làm chủ được thị trường trong nước và cạnh tranh được với các sản phẩm gạch nhập khẩu từ nước ngoài, từng bước mở rộng thị trường, tìm kiếm đối tác nước ngoài.

Thực tế đã chứng minh, sản phẩm gạch ốp lát của Công ty đã được thị trường nước ngoài chấp nhận. Từ cuối năm 2004 các sản phẩm của Công ty đã được xuất khẩu sang các nước như: Myanma, Bangladesh, Israen, Hàn

Quốc, Nga..., và đến năm 2005 các sản phẩm của Công ty đã xuất sang các nước EU và Bắc Mỹ, nâng tổng số nước mà Công ty xuất khẩu lên 54 nước.

Hiện nay, việc tìm kiếm và mở rộng thị trường xuất khẩu vẫn là mục tiêu lớn của Công ty. Sản phẩm của Công ty đã được tín nhiệm và ngày càng ổn định ở các thị trường như Bangladesh, Hàn Quốc, Nga,.... Xu hướng của Công tylà mở rộng thêm đại lý ở thị trường Tây Âu. Hiện Công ty đang đầu tư xây dựng một nhà máy gạch Ceramic tại Nga. Đẩy mạnh công tác xuất khẩu hướng tới mục tiêu toàn cầu hoá là định hướng của Công ty nói riêng và Tổng Công ty nói chung trong thời gian tới. Nhưng để khẳng định đựơc vị trí và uy tín trên thị trường nước ngoài thì Công ty cần chú ý hơn tới chất lượng sản phẩm và mẫu mã vì đây là thị trường rất khó tính, lại chịu sự cạnh tranh mạnh mẽ của các hãng gạch nổi tiếng trên thế giới như: Italia, Đức, Tây Ban Nha…

Công ty Gạch ốp lát Hà Nội đã và đang từng bước hội nhập và phát triển vào thị trường các nước trong khu vực và quốc tế ; bắt đầu từ các nước trong khu vực Đông Nam Á như : Lào, Thái Lan, Philipin, Malaixia, Singapre.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm (Trang 28 - 31)