0
Tải bản đầy đủ (.doc) (61 trang)

Hoàn thiện và nâng cao hiệu quả của hệ thống kênh tiêu thụ sản phẩm

Một phần của tài liệu MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM GẮN SẢN XUẤT VỚI THỊ TRƯỜNG CỦA CÔNG TY THƯƠNG MẠI VÀ DƯỢC PHẨM NHƯ THUỶ (Trang 53 -59 )

2. Những biện pháp chủ yếu để đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm của Công ty Dược Như Thuỷ

2.2. Hoàn thiện và nâng cao hiệu quả của hệ thống kênh tiêu thụ sản phẩm

Hiện nay kênh phân phối của Công ty thực hiện tương đối hiệu quả ở các tỉnh thuộc khu vực miền Bắc như Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh... Tuy nhiên ở một số tỉnh thuộc miền Trung, miền Nam và một số tỉnh phía bắc còn khá nhiều hạn chế. Chủ yếu khách hàng ở các tỉnh này là các Công ty Dược của tỉnh, các nhà thuốc, hiệu thuốc, nhưng họ vẫn thường chỉ quen tiêu thụ những sản phẩm mà công ty kinh doanh chứ vẫn chưa có nhiều thông tin về các sản phẩm công ty sản xuất.

2.2.1 Mục đích của giải pháp.

Mục tiêu của công tác tiêu thụ là đáp ứng mọi nhu cầu của người tiêu dùng tại mọi thời điểm, mọi nơi. Nếu làm được điều này doanh nghiệp sẽ thu hút được rất nhiều khách hàng tiêu dùng sản phẩm của doanh nghiệp. Khai thác triệt để thị trường trong thành phố đồng thời mở rộng thị trường ra ngoài tỉnh. Vì vậy yêu cầu đặt ra đối với Công ty là phải xây dựng các kênh tiêu thụ sao cho đảm bảo vươn tới thị trường ở các tỉnh xa.

_ Tạo điều kiện cho Công ty nắm bắt được đầy đủ thông tin về thị trường hiện tại một cách ổn định, qua đó đáp ứng mọi yêu cầu của khách hàng đã có và những khách hàng có nhu cầu nhưng trước đó chưa sử dụng sản phẩm của Công ty, như

các khách hàng ở xa kênh phân phối của Công ty hoặc các kênh phân phối hiện tại không đáp ứng được yêu cầu của khách.

_ Góp phần giảm chi phí trung gian như vận chuyển, giảm giá thành, tăng tính cạnh tranh, đáp ứng kịp thời chính xác về thời gian giao hàng thông qua các dịch vụ vận chuyển tốt.

_ Có những thông tin chính xác, kịp thời, những ý kiến phản hồi từ khách hàng sẽ được Công ty nắm bắt cập nhật qua đó có sự điều chỉnh kịp thời kế hoạch sản xuất và cung ứng sản phẩm đến cho khách hàng.

2.2.2

Nội dung của giải pháp.

Hiện nay Công ty đã có một đặt ra chính sách vận chuyển miễn phí đối với một số khách hàng chung thuỷ, mua với số lượng lớn những mặt hàng do công ty sản xuất, các đại lý của công ty. Tuy vậy đây vẫn chỉ là biện pháp tức thời bởi lẽ như vậy đồng nghĩa với việc tăng thêm chi phí, dẫn đến giảm lợi nhuận. Công ty cần đẩy mạnh hơn nữa công tác quảng cáo, quảng bá sản phẩm, đưa thông tin đến với người sử dụng. Bộ phận kinh doanh cần xây dựng các kế hoạch, các chương trình khuyến mại, giới thiệu sản phẩm mới, từ đó sẽ tạo ra cầu, hỗ trợ công tác tiêu thụ cho các trung gian bán buôn và đại lý của mình. Tiếp tục xây dựng hoàn thiện thêm hệ thống đại lý mới, mở thêm các cửa hàng trưng bày sản phẩm, nhằm nâng cao hiệu quả của hệ thống kênh phân phối.

2.3

Nâng cao chất lượng sản phẩm.

Nâng cao chất lượng sản phẩm là một trong những biện pháp cơ bản của các doanh nghiệp lựa chọn thực hiện để củng cố và đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ trên thị trường. Trong nền kinh tế thị trường biện pháp nâng cao chất lượng sản phẩm là cần thiết, để từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường bằng chất lượng.

Ngày nay xu hướng sử dụng hàng hoá chất lượng cao ngày càng tăng, đặc biệt là sản phẩm thuốc nó liên quan trực tiếp đến sức khoẻ và tính mạng của con người nên yều cầu đặt ra càng khắt khe đối với doanh ngiệp.

2.3.1 Mục đích của giải pháp.

_ Đảm bảo chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn của ngành, đảm bảo cung cấp đúng sản phẩm đạt chất lượng tốt cho khách hàng.

_ Nâng cao chất lượng sản phẩm để tăng được sản lượng tiêu thụ. _ Nâng cao được giá bán và sự cạnh tranh nhờ chất lượng tốt.

2.3.2

Nội dung của giải pháp.

Vì chất lượng của sản phẩm thuốc phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như nguyên vật liệu đầu vào, trình độ pha chế của bộ phận chuyên môn trong Công ty, trang máy móc thiết bị và hệ thống đảm bảo chất lượng như hệ thống kho bảo quản và phương tiện vận chuyển của sản phẩm... Công tác nâng cao chất lượng sản phẩm cần chú ý tới một số vấn đề sau:

_ Công ty phải đặc biệt chú ý tới nguyên vật liệu đầu vào, vì đây là những hoá chất, tá dược, những dung dịch mà Công ty nhập từ bên ngoài nên phải kiểm tra chặt chẽ trước trước khi đem nhập kho và trước khi xuất dùng.

_ Tiến hành kiểm tra chất lượng ở tất cả các khâu trong quá trình sản xuất. _ Công ty có chính sách khuyến khích bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho người lao động, đặc biệt là cán bộ ở bộ phận nghiên cứu vì chính họ là người xây dựng tiêu chuẩn chất lượng cho sản phẩm để được cấp số đăng ký. Đồng thời sử dụng hình thức khuyến khích vật chất đối với công nhân trong quá trình sản xuất để công nhân có ý thức tổ chức kỷ luật trong công việc của mình nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm.

_ Công ty nên tiến hành phân loại sản phẩm trước khi nhập kho và khi xuất bán vì với những sản phẩm khác nhau yều cầu về công tác bảo quản là khác nhau.

_ Thường xuyên kiểm tra đánh giá trang máy móc thiết bị, kịp thời xử lý nếu gặp sự cố, tránh tình trạng phải ngừng sản xuất chờ sửa chữa, hoặc cải tiến lại những thiết bị cũ còn phù hợp và không ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Khi tiến hành đầu tư mới thì phải ưu tiên đổi mới các thiết bị ở các công đoạn hoặc quy trình sản xuất có ảnh hưởng quyết định đến chất lượng sản phẩm, những thiết bị đóng vai trò chủ yếu nhất trong dây truyền sản xuất.

_ Đối với hệ thống bảo đảm chất lượng như hệ thống kho tàng Công ty phải đầu tư xây lại để mở rộng và tuân theo đúng tiêu chuẩn để bảo đảm cho chất lượng sản phẩm.

Phải đặc biệt chú ý tới kho nguyên vật liệu vì hiện nay Công ty nhập rất nhiều loại hoá chất khác nhau, phải phân loại nguyên vật liệu tránh để cho các hoá chất phản ứng với nhau như vậy chất lượng nguyên vật liệu sẽ giảm và mất tác dụng.

_ Nâng cao chất lượng đồng thời phải cải tiến mẫu mã sản phẩm, đa dạng hoá mẫu mã sản phẩm sẽ kích thích được tiêu thụ, như với sản phẩm có hàm lượng thấp dành cho trẻ em, Công ty nên có đa dạng về hình thức mẫu mã như những hình sinh động trên viên thuốc, lọ thuốc, nếu không không làm ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc thì Công ty nên nghiên cứu để đưa thêm những dược liệu tạo mùi thơm cho thuốc, như vậy người dùng sẽ có cảm giác dễ chịu hơn và dễ nhớ hơn đối với sản phẩm của Công ty.

Việc thực hiện nâng cao chất lượng sản phẩm không phải là nhiệm vụ của riêng ai, hay của một bộ phận nào trong Công ty mà muốn thực thiện được tốt cần phải có sự quyết tâm làm việc với tinh thần trách nhiệm cao của toàn bộ cán bộ công nhân viên trong Công ty.

Về hệ thống đảm bảo chất lượng thuốc phải được tổ chúc sao cho: _ Có cơ cấu hợp lý.

_ Hoạt đồng bộ, nhịp nhàng, chính xác.

_ Đủ số lượng cán bộ với chất lượng cần thiết.

_ Nhiệm vụ của từng bộ phận, từng người phải được quy định rõ ràng bằng văn bản, tránh tình trạng chồng chéo quyền hạn và trách nhiệm.

_ Các bộ phận cấu thành, các nhân viên giám sát công việc lẫn nhau. Trong đó tổ kiểm nghiệm chất lượng sản phẩm giám sát mọi hoạt động trong hệ thống đảm bảo chất lượng.

Lam được như vậy, Công ty có thể theo dõi, kiểm soát được chất lượng thuốc từ khâu nhập nguyên vật liệu, sản xuất đến khi giao cho khách hàng. Hạn chế được tình trạng hàng bị lưu kho quá lâu và giảm thời gian lựa chọn sản phẩm khi xuất bán.

Công ty đáp ứng tốt hơn các yêu cầu của khách hàng về chất lượng, mẫu mã từ đó tăng cường sản lượng tiêu thụ, đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ, ngày càng mở rộng thị trường, tăng doanh thu và tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.

2.4

Thực hiện các chính sách hỗ trợ cho tiêu thụ.

Ngoài các yếu tố như chất lượng sản phẩm, giá bán ... việc thực thi các chính sách hỗ trợ cho tiêu thụ sẽ đem lại hiệu quả cao, thông tin về sản phẩm về Công ty sẽ được phổ biến rộng rãi cho người tiêu dùng, tăng nhanh được sản lượng tiêu thụ. Hiệu quả của việc áp dụng các chính sách hỗ trợ lớn hơn rất nhiều so với chi phí của nó, giải pháp này giúp cho Công ty giảm được lượng hàng tồn kho quá lớn.

Đây là hoạt động rất quan trọng, là công cụ để thực hiện các chiến lược của Công ty. Vì thực tế công tác giới thiệu sản phẩm của Công ty còn rất hạn chế chủ yếu là trên các phương tiện thông tin như pano, áp phích, nên thông tin đưa đến cho người tiêu dùng còn hạn chế trong phạm vi hẹp. Vì vậy trong thời gian tới Công ty nên tích cực thực hiện công tác này đặc biệt là thị trường mới, sản phẩm mới.

Một số hình thức mà Công ty nên làm trong chính sách hỗ trợ cho hàng hoá: _ Tổ chức hội nghị khách hàng, có thể tình hình tài chính của Công ty còn hạn chế, không cho phép Công ty tỏ chức hoạt động này một cách thường xuyên, thì Công ty có thể thực hiện với khoảng cách thời gian dài khoảng 10-12 tháng một lần. Ngoài khách hàng như đại diện các bệnh viện, trạm y tế, Công ty Dược ở các tỉnh ... Công ty nên mời thêm các chuyên gia, các cơ quan chuyên môn về sản phẩm dược, các tổ chức và cá nhân khác để sản phẩm được giới thiệu rộng rãi hơn.

_ Tiến hành hoạt động quảng cáo: Công ty có thể tiến hành hoạt động quảng cáo thông qua các phương tiện thông tin đại chúng của địa phương như báo chí, đài phát thanh và truyền hình. Vì lượng thông tin của nội dung quảng cáo đưa ra trong một thời gian ngắn, trong khoảng không gian hẹp, để tiết kiệm chi phí Công ty nên

chọn lọc thông tin sao cho ngắn, đủ, súc tích và hấp dẫn. Công ty nên dành kinh phí thoả đáng cho quảng cáo, chi phí cho quảng cáo nên dành từ 3 - 5 % lợi nhuận của Công ty. Đối với mặt hàng mới, thị trường mới, Công ty phải quảng cáo nhiều hơn, xét chu kỳ sống của mỗi sản phẩm của Công ty chi phí quảng cáo cũng phải dành nhiều hơn ở pha thâm nhập thị trường, pha tăng trưởng để thông tin về sản phẩm được phổ biến rộng rãi.

_ Tham gia triển lãm hội chợ: Triển lãm hội trợ là nơi trưng bày, giới thiệu sản phẩm của các công ty, nhà máy từ nhiều nơi khác nhau, là nơi gặp gỡ giữa người mua và người bán. Tuỳ theo những điều kiện cụ thể mà Công ty nên quyết định có hay không tham gia vào hội chợ. Nếu tham gia hội chợ Công ty phải :

+ Khai thác triệt để lợi thế quảng cáo của hội chợ để quảng cáo cho sản phẩm của mình.

+ Nâng cao uy tín của Công ty và sản phẩm, bằng nhiều biện pháp khuyếch trương uy tín đó.

+ Nắm bắt chính xác nhu cầu, tìm hiểu kỹ lưỡng, chính xác các bạn hàng, đây là dịp tốt nhất để tìm hiểu bạn hàng.

+ Tận dụng thời cơ để bán hàng, bởi vì bán hàng cũng là một chức năng quan trọng của hội chợ.

+ Thông qua hội chợ để giao tiếp và tìm hiểu thị trường.

_ Đối với khách hàng là cá nhân tiêu dùng mua sản phẩm trực tiếp từ các hiệu thuốc hay đại lý của Công ty hiện nay thường có bao túi giấy nhỏ để người bán hàng ghi trên một mặt túi hướng dẫn về cách sử dụng thuốc(đối với thuốc bán lẻ rời), còn một mặt vẫn để trắng, thì Công ty có thể ghi trên một mặt giấy còn lại những thông tin cơ bản về chức năng của Công ty để hình ảnh của Công ty quen được với người tiêu dùng hơn.

_ Còn đối với khách hàng là bệnh viện, các trạm y tế, các trung tâm chuyên khoa thì việc thuyết phục họ tiêu dùng thông qua kết quả được kết luận từ cơ quan chuyên môn của ngành y tế sẽ thuyết phục hơn.

_ Công ty nên có chính sách giá linh hoạt cho các đối tượng khách hàng như chính sách giá theo doanh thu cho mỗi khách hàng:

+ Từ 10- 30 triệu đồng doanh thu giảm 0,1% cho một lần mua. + Từ 31-60 --- 0,13 --- + Từ 61- 90 --- 0,15- --- + Lớn hơn 90--- 0,2 ---

_ Công tác phục vụ sau bán hàng: Đội ngũ nhân viên bán hàng phải nhiệt tình giới thiệu thông tin về sản phẩm, hướng dẫn cách sử dụng với mọi khách hàng đặc biệt là khách hàng ở khu vực miền núi, vùng sâu vùng xa. Công ty phải nhận và chịu mọi chi phí cho những sản phẩm đã hết hạn sử dụng mà chưa tiêu thụ được từ các đối tượng ở trong các kênh phân phối.

Một phần của tài liệu MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM GẮN SẢN XUẤT VỚI THỊ TRƯỜNG CỦA CÔNG TY THƯƠNG MẠI VÀ DƯỢC PHẨM NHƯ THUỶ (Trang 53 -59 )

×