Một số kiến nghị vĩ mô của nhà nớc nhằm tạo điều kiện thúc đẩy xuất khẩu nói chung và xuất khẩu mặt hàng

Một phần của tài liệu Cơ sở lý luận của chiến lược xuất khẩu ở công ty kinh doanh quốc tế (Trang 71 - 77)

thúc đẩy xuất khẩu nói chung và xuất khẩu mặt hàng gạo nói riêng.

1. Về chính sách tín dụng:

Vốn là yếu tố then chốt trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nói chung và Tổng công ty Lơng Thực Miền Bắc nói riêng. Tuy nhiên, trong tình hình hiện nay, để tăng lợng vốn kinh doanh là rất khó khăn. Vì vậy, nếu Nhà nớc cấp tín dụng sẽ giúp các doanh nghiệp ổn định đợc nguồn hàng. Nhà nớc có thể tạo nguồn vốn cho các doanh nghiệp bằng các biện pháp sau:

−Nới lỏng các quy định về bảo lãnh trong việc doanh nghiệp vay vốn nớc ngoài để đầu t cho sản xuất mà tổ chức nớc ngoài cho vay này sẽ thanh toán bằng sản phẩm sản xuất từ tiền vay đó.

−Cấp giấy sở hữu tài sản cho các doanh nghiệp Nhà nớc. −Phát huy tối đa tác dụng của hình thức thuê mua thiết bị.

−Đề nghị Ngân hàng Nhà nớc nghiên cứu phơng án chỉ áp dụng quy định về mức chênh lệch tối đa giã lãi suất tiền gửi và lãi suất tiền vay, không quy định mức lãi suất tiền nh hiện nay để tạo điều kiện có lợi cho ngời đầu t và ngời vay vốn. Ngân hàng Nhà nớc nên nghiên cứu bạn hàng, các quy định về việc chiết khấu ngay các L/C mở cho hàng xuất khẩu khi có đủ chứng từ theo quy định của thủ tục mở L/C.

−Để khuyến khích xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu những hàng hoá cha cần thiết, có thể áp dụng lãi suất đối với nguồn cho vay xuất khẩu bằng 50 % mức lãi suất cho vay để nhập khẩu. Trong chính sách lãi suất u đãi đối với vốn vay phục vụ xuất khẩu có thể chia ra nhiều mức lãi suất khác nhau để áp dụng cho những ngành hàng, nhóm hàng hay mặt hàng khác nhau nhằm khuyến khích những sản phẩm đợc sản xuất chế biến từ nguồn nguyên liệu trong nớc hay thu hút đợc nhiều lao động.

Để chiếm lĩnh và giữ khách hàng, các doanh nghiệp không tránh khỏi việc phải chấp nhận trả chậm. Với loại hình thanh toán này sẽ có rất nhiều rủi ro cho doanh nghiệp xuất khẩu. Để các nhà xuất khẩu yên tâm, Nhà nớc nên phát huy hiệu quả dịch vụ bảo hiểm để bảo vệ quyền lợi cho các doanh nghiệp. Nhà nớc nên thành lập quỹ bảo lãnh tín dụng nh bảo lãnh chứng từ thơng mại.

3. Kiến nghị về tổ chức hoạt động xuất khẩu gạo trong thời gian tới.

Cải tiến ph ơng thức đầu mối và hạn ngạch xuất khẩu gạo.

Hiện nay, Chính phủ đang áp dụng cơ chế quản lý xuất khẩu gạo bằng hạn ngạch với 33 đơn vị đầu mối xuất khẩu gạo trực tiếp trong cả nớc. Nhng cơ chế này có rất nhiều điểm hạn chế, nó làm cho các doanh nghiệp đầu mối hay bị động trong việc giao dịch xuất khẩu. Các doanh nghiệp chỉ mới chủ yếu ký kết và thực hiện các hợp đồng xuất khẩu từng chuyến theo mùa vụ với điều kiện giá cả bấp bênh và nhiều rủi ro khác chứ cha đạt tới những hợp đồng xuất khẩu ổn định cả năm hoặc dài hạn hơn. Vì vậy, Chính phủ nên bỏ cơ chế quản lý xuất khẩu gạo bằng hạn ngạch, chuyển sang điều tiết bằng thuế xuất khẩu.

Điều tiết xuất khẩu gạo bằng công cụ thuế.

Thuế xuất khẩu là công cụ quan trọng hàng đầu để điều tiết hoạt động xuất khẩu gạo. Tham khảo thị trờng Thái Lan, thuế xuất khẩu của nớc này bao gồm 3 thành tố:

−Thuế đánh theo tỷ lệ phần trăm trên giá trị gạo xuất khẩu.

−Thuế đánh theo định mức trên đầu tấn gạo xuất khẩu. Định mức này thay đổi theo phẩm cấp gạo và đợc điều chỉnh lên, xuống tuỳ theo thời giá gạo trong cũng nh ngoài n- ớc để tác động ổn định giá gạo nội địa và điều tiết sản lợng gạo xuất khẩu.

−Khoản điều động gạo dự trữ bắt buộc có tính chất thuế. Những lúc thị trờng gạo có biến động, Chính phủ áp khoản này để bắt buộc các doanh nghiệp phải bán cho Chính phủ một lợng gạo nhất định với giá rẻ hơn thị trờng để có thể thiệp bình ổn thị trờng l- ơng thực nội địa.

−Hiện nay, ở Việt Nam, Chính phủ chỉ áp dụng một khoản thuế xuất khẩu gạo với thuế suất đợc điều chỉnh từ 0 – 3 %. Để tăng cờng mức độ điều tiết của công cụ thuế đối với hoạt động xuất khẩu gạo cho phù hợp với cơ chế thị trờng, nớc ta cũng nên áp dụng thuế xuất khẩu có nhiều thành phần với công dụng khác nhau.

Điều tiết hoạt động xuất khẩu gạo bằng đòn bẩy giá cả.

Nhà nớc nên cải tiến phơng thức giá cả cho đồng bộ, góp phần điều tiết hoạt động xuất khẩu gạo hữu hiệu hơn, dựa trên các nguyên tắc sau:

Lúc không có biến động, Chính phủ chỉ thông báo khung gía sàn, giá trần mua lúa

và hệ thống giá xuất khẩu gạo mang tính chất hớng dẫn. Nhà xuất khẩu đợc quyền chủ động quyết định giá mua nguyên liệu và giá xuất khẩu gạo thành phẩm trên căn bản phù hợp với giá thị trờng nội địa, thị trờng thế giới và bảo đảm hiệu quả của doanh nghiệp.

Những lúc có biến động trên thị trờng: Chính phủ sẽ tác động để bình ổn giá trên

thị trờng nội địa nhằm ổn định sản xuất thông qua công cụ thuế.

Kiểm tra chất l ợng gạo xuất khẩu.

Muốn nâng cao chất lợng gạo xuất khẩu phải giải quyết nhiều vấn đề căn bản từ các khâu sản xuất, xử lý sau thu hoạch và xay xát chế biến. Riêng trong khâu kiểm tra chất lợng gạo xuất khẩu cần phải chú trọng loại trừ tình trạng gian lận, giao hàng không đúng phẩm chất so với hàng mẫu của hợp đồng. Để đảm bảo uy tín chất lợng gạo Việt Nam trên thị trờng thế giới, Chính phủ cần có văn bản pháp lý cụ thể về việc kiểm tra chất lợng gạo xuất khẩu ban hành kèm theo bảng tiêu chuẩn gạo Việt Nam quy định rõ những hình thức chế tài, xử lý nghiêm khắc các trờng hợp cố ý gian lận làm giảm uy tín chất lợng gạo xuất khẩu Việt Nam ảnh hởng tới các doanh nghiệp khác. Còn các đơn vị làm nhiệm vụ kiểm phẩm nếu thông đồng, bao che cho sự gian lận về chất lợng gạo xuất khẩu của các doanh nghiệp cũng phải bị xử lý nghiêm khắc nh các doanh nghiệp vi phạm.

Tạo điều kiện cấp giấy chứng nhân xuất xứ và đơn giản hoá thủ tục quản lý xuất khẩu gạo.

Để nâng cao chất lợng gạo, Chính phủ và Bộ thơng mại cần khảo sát và quy định những công nghệ chế biến nào đợc sử dụng trong chế biến gạo. Giao cho cục thuế và Bộ NN và Phát Triển Nông Thôn kiểm định, đánh giá toàn bộ dây chuyền công nghệ chế biến. Cho phép đơn vị chế biến đạt tiêu chuẩn đạt chất lợng Việt Nam, cấp giấy chứng nhận cho các lô hàng chế biến để làm căn cứ cho cơ quan giám định chất lợng kiểm định và cho phép xuất.Điều đó giảm bớt việc phải giám định từng lô hàng khi cơ quan giám định đợc khách hàng uỷ quyền kiểm định có nh vậy mới nâng cao đợc chữ tín của gạo Việt Nam trên thị trờng thế giới.

Chính phủ cấp hạn ngạch thẳng cho các doanh nghiệp đầu mối và các đơn vị trúng thầu. Việc nhận uỷ thác xuất khẩu gạo để cho doanh nghiệp đầu mối tự quyết định.

Đơn giản hoá hơn nữa các nghiệp vụ kê khai hải quan trong thủ tục quản lý xuất khẩu gạo để các doanh nghiệp nhanh chóng triển khai giao hàng và Hải quan cần tập trung hơn vào việc giải quyết thu thuế xuất khẩu đầy đủ, không để tồn đọng nhiều trờng hợp nợ thuế.

Phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ xuất khẩu gạo.

Nhà nớc nên phát triển hệ thống cảng biển, đầu t nâng công suất bốc dỡ hàng hóa, xây dựng các cảng biển để tầu lớn có thể cập bến dễ dàng, nạo vét luồng lạch.

Phát triển dịch vụ bảo hiểm và vận tải hàng hải phục vụ xuất khẩu gạo.

Công ty Bảo Việt nên tiến hành liên doanh với các hãng bảo hiểm danh tiếng trên thế giới để tạo sự tín nhiệm tốt hơn của khách hàng nớc ngoài, nhờ vậy, các nhà xuất khẩu gạo có thể chủ động hơn trong việc chào bán hàng theo điều kiện CIF.

4. Nâng cao chất lợng công tác tiếp thị để mở rộng thị trờng xuất khẩu gạo.

Xét trên bình diện rộng thì quan hệ Việt Nam cha vững chắc vì cha đứng vững trên các thị trờng cơ bản. Phần lớn nguyên nhân của tình trạng này là do công tác tiếp thị để mở rộng thị trờng xuất khẩu gạo cha đợc chú trọng đúng mức trong thời gian qua.

Mặt khác, đối với việc theo dõi thông tin giá cả thị trờng, hiện nay, trong nớc, có nhiều đơn vị thu thập thông tin, theo dõi diễn biến sản xuất, xuất khẩu và giá cả thị tr- ờng lúa gạo. Nhng chất lợng thông tin kém, manh mún, thiếu chính xác, thông tin về giá thờng không rõ là giá của loại lúa gạo gì, phẩm cấp nào, giá bán buôn hay bán lẻ? Thiếu thông tin về lợng tồn kho, còn thông tin về thị trờng gạo thế giới thì rất thiếu và những tin có đợc thờng đã mất tính thời sự. Việc công bố thờng xuyên hệ thống giá tham khảo về các mặt hàng gạo xuất khẩu Việt Nam với thị trờng thế giới cũng cha đợc thực hiện tốt.

Để nâng cao chất lợng công tác tiếp thị, mở rộng thị trờng xuất khẩu gạo nói chung, Chính phủ nên giao cho Uỷ ban Quốc gia Điều hành xuất khẩu gạo , thống nhất tổ chức hoàn thiện công tác này. Trong đó cần chú trọng nhiều hơn vào các mặt sau:

Thiết lập mạng lới thông tin hiện đại, sử dụng máy vi tính nối mạng từ trung

tâm Uỷ ban Quốc gia điều hành xuất khẩu gạo đến các điểm thu thập tin cần thiết trên toàn quốc để thờng xuyên nắm chắc thông tin về sản xuất, sản lợng thu hoạch, tồn kho lúa gạo, biến động giá cả, tình hình tiêu thụ gạo nội địa và xuất khẩu. Đồng thời, tổ chức một số điểm thu thập tin trực tiếp ở nớc ngoài và trao đổi thông tin với các tổ chức quốc tế liên quan đến mậu dịch gạo để theo dõi kịp thời các diễn biến về cung – cầu, giá cả và các giao dịch đáng chú ý của thị trờng gạo thế giới, nhất là thông tin về hoạt động xuất khẩu gạo của những đối thủ cạnh tranh lớn nh: Thái Lan, ấn Độ, Hoa Kỳ Thông tin về nhập khẩu gạo của các khu vực thị tr… ờng nh Trung Quốc, Đông Bắc á, Srilanka, và Tây á, Indonexia và Đông Nam á, iran và Trung Đông, Pháp, và Tây Âu, Nga và Đông Âu, Châu Phi, Brazil và Châu Mỹ Latin Trên cơ sở đó, Uỷ ban Quốc gia Điều hành xuất khẩu gạo đ… a ra quy định cụ thể về khai thác nguồn thông tin phục vụ hoạt động xuất khẩu gạo của các doanh nghiệp sao cho có hiệu quả nhất.

Tổ chức một Trung tâm giao dịch xuất khẩu gạo trực thuộc Uỷ ban Quốc gia

Điều hành xuất khẩu gạo đặt tại thành phố Hồ Chí Minh. Trung tâm này có nhiệm vụ riêng biệt nh: làm địa điểm yết giá gạo xuất khẩu của Việt Nam, tổ chức đấu thầu hạn ngạch xuất khẩu gạo, đấu thầu thực hiện hợp đồng xuất khẩu gạo theo hiệp

định của Chính phủ, điều phối các giao dịch cung ứng và xuất khẩu gạo có thanh toán bù trừ để hỗ trợ các doanh nghiệp có khả năng tăng thêm sản lợng giao dịch. −Tổ chức nghiên cứu tiếp cận thị trờng gạo thế giới một cách bài bản hơn, thờng xuyên thông báo cho các doanh nghiệp về nhu cầu, thị hiếu đối với sản phẩm gạo của khách hàng và những diễn biến giá cả, hớng dẫn các doanh nghiệp trực tiếp đi nghiên cứu tiếp thị ở những thị trờng chủ yếu, đi tham gia đấu thầu quốc tế ở các nớc nhập khẩu gạo để giành hợp đồng cung cấp gạo ổn định và dài hạn.

Ngoài ra, Hiệp hội xuất nhập khẩu lơng thực Việt Nam cũng cần phải đẩy mạnh hoạt động về mặt đối ngoại để trợ giúp tích cực hơn cho hội viên nh: thiết lập chi nhánh ở n- ớc ngoài, ký kết các thoả ớc trao đổi thông tin với Hiệp hội tơng tự ở các nớc khác, đại diện hội viên tham dự các hội chợ đấu thầu gạo quốc tế.

5. Những kiến nghị để đảm bảo tốt nguồn cung ứng :

Sản xuất chính là khâu tạo ra hàng cho xuất khẩu. Nó ảnh hởng trực tiếp đến quy mô, cơ cấu và chất lợng hàng xuất khẩu. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu nông sản thì cần đầu t mạnh cho phát triển sản xuất hàng nông sản theo chiều sâu, từng bớc nâng cao chất lợng hàng nông sản. Các biện pháp tiến hành bao gồm:

Đảm bảo tiêu thụ lúa gạo cho nông dân:

Công tác đảm bảo đầu ra cho nông dân là rất cần thiết để làm đợc nh vậy đòi hỏi phải có sự quan tâm đặc biệt của nhà nớc. Có 5 giải pháp tiêu thụ lúa và đẩy mạnh xuất khẩu gạo:

Thứ nhất, tiếp tục chuyển dịch cơ cấu, gắn sản xuất nông nghiệp với chế biến công

nghiệp ( công nghệ sau thu hoạch để đạt đợc chất lợng gạo tốt nhất.

Thứ hai, tăng cờng mở rộng thị trờng xuất khẩu. Đi đôi với việc tăng cờng ký kết

các hợp đồng Chính phủ, khuyến khích các doanh nghiệp tự tịm kiếm thị trờng xuất khẩu.

Thứ ba, thực hiện cơ chế hợp đồng hai chiều giữa doanh nghiệp thơng mại với

nông dân đảm bảo hai bên cùng có lợi.

Thứ t , khi giá lúa xuống tới dới mức 1.300 đ/1kg, Chính phủ giao cho Bộ thơng

mại tổ chức mua tạm trữ. Cơ chế tạm trữ này do Bộ thơng mại xây dựng và báo cáo Thủ tớng Chính phủ quyết định.

Cuối cùng, Chính phủ sẽ xây dựng mô hình thí điểm cho nông dân gửi thóc vào

kho của Nhà nớc chờ giá lên và có thể lấy đó làm cơ sở thế chấp cho nông vay vốn để phục vụ kịp thời sản xuất và bán lúa vào thời điểm có lợi nhất cho nông dân. Đây là chính sách rất khả thi và mong rằng nó sớm đợc thực hiện để đem lại khả năng đảm bảo nguồn hàng xuất khẩu ổn định cho các doanh nghiệp và đời sống tốt hơn cho ngời nông dân.

Tạo nguồn vốn ban đầu cho nông dân.

Đây là việc làm hết sức cần thiết vì để mở rộng đợc diện tích gieo trồng, thay đổi cơ cấu giống cây trồng, áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đòi hỏi phải có những chi phí không nhỏ mà nhiều khi ngời nông dân không tự trang trải đợc. Trong thời gian qua, các chơng trình trợ giúp vốn cho ngời dân đã đợc thực hiện song kết quả thu đợc còn rất hạn chế. Nguyên nhân của nó là do việc ngời dân vay vốn với lãi suất u đãi diễn ra dàn trải, thiếu tập trung. Điều đó dẫn tới mỗi hộ nông dân chỉ có thể vay đợc vài trăm nghìn đồng, không đủ đầu t cho sản xuất. Các hộ nông dân năng động muốn làm ăn lớn đã phải đi vay với lãi suất tín dụng thông thờng nhng lại gặp khó khăn trong vấn đề tài sản thế chấp. Trong khi đó, ngân hàng lại có hiện tợng ứ đọng tiền mặt. Để khắc phục hạn chế này, trong thời gian tới, Nhà nớc cần đa ra những chính sách u đãi đối với Ngân hàng phục vụ ngời sản xuất nông sản, khuyến khích các cơ sở chế biến, các nhà kinh doanh nông sản ứng trớc vốn để mua nông sản. Bên cạnh đó cũng cần khuyến khích các nhà đầu t nớc ngoài đầu t trực tiếp vào lĩnh vực này.

Tiến hành nghiên cứu, cải tạo giống cây trồng

Nhằm nâng cao chất lợng hàng nông sản. ở Việt Nam thời gian qua, năng suất và sản lợng nông sản đã tăng lên đáng kể, song nó cũng nảy sinh ra một vấn đề là ngời sản xuất chạy theo những giống cây trồng có năng suất cao mà không chú ý đến chất lợng

Một phần của tài liệu Cơ sở lý luận của chiến lược xuất khẩu ở công ty kinh doanh quốc tế (Trang 71 - 77)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(64 trang)
w