NVL tại xí nghiệp.
1. Phối kết hợp hơn nữa chức năng giữa các phòng ban trong xí nghiệp.
Đây chính là một trong những yếu tố rất quan trọng quyết định hoạt động của doanh nghiệp có tốt hay không. Đối với xí nghiệp đã có sự liên hệ khá chặt chẽ giữa các bộ phận, nhưng cụ thể hơn: phòng kế toán tổng hợp phải thường xuyên truyền số liệu, báo cáo tình hình NVL … cho phòng kế hoạch một cách kịp thời, đầy đủ.
Phòng tổng hợp và hành chính với chức năng chủ yếu là nắm rõ ràng, cụ thể tình hình hoạt động của xí nghiệp mọi mặt. Cần bố trí, tổ chức nhiều cuộc họp giao
ban, mở rộng toàn xí nghiệp, qua đó thấy được ưu nhược điểm trong quá trình hoạt động của xí nghiệp qua từng giai đoạn, thấy được nhu cầu, đời sống của cán bộ công nhân viên trong xí nghiệp. Phòng kỹ thuật điều độ sản xuất phải thường xuyên theo dõi, giám sát hoạt động của các phân xưởng, thấy được khả năng, ưu nhược điểm hoạt động của hệ thống máy móc. Phù hợp với loại NVL nào? sản xuất bao nhiêu sảm phẩm trong thời gian bao nhiêu thì phù hợp. Từ đó kết hợp với phòng kế hoạch có kế hoạch cụ thể cho việc sản xuất.
2. Chủ động tạo nguồn cung ứng trên cơ sở luôn luôn hoạch định trước một bước nhu cầu NVL. một bước nhu cầu NVL.
Đây là hoạt động cần thiết, không thể thiếu mà bất kỳ doanh nghiệp sản xuất nào cũng phải chủ động thực hiện, tuy nhiên cách thực hiện và khả năng thực hiện lại khác nhau.
Đối với xí nghiệp, nhu cầu sản xuất cung ứng diễn ra hàng ngày. Đòi hỏi đội ngũ cán bộ các phòng ban cần chủ động trong công tác hoạch định.
3. Hoàn thiện công tác kho bãi, nhằm đẩy mạnh khả năng cung ứng.
Hiện tại xí nghiệp có 2 kho NVL với khả năng chưa tương đối lớn, tuy nhiên xưởng vật liệu xây dựng cơ khí Quang Trung - Thanh Xuân còn hạn chế về một số yếu tố: điều kiện vận chuyển tới kho, chức hạn chế vật liệu gang thô do điều kiện nhiệt độ …
Như vậy cần tập trung hoàn thiện kho này của xí nghiệp, tăng sức chứa điều kiện tốt hơn … mới đáp ứng được yêu cầu sản xuất cung ứng ngày càng nhiều của xí nghiệp.
KẾT LUẬN
Có thể nói rằng nguyên vật liệu là một trong những yếu tố đầu vào không thể thiếu được của bất kỳ doanh nghiệp sản xuất nào. Trong quá trình sản xuất, nó được kết tinh vào sảm phẩm và là một bộ phận cấu thành của giá thành sảm phẩm.
Có nhiều phương pháp quản lý và hoạch định nhu cầu NVL, mỗi doanh nghiệp có thể áp dụng các phương pháp phù hợp với điều kiện, tình trạng của doanh nghiệp mình, tuy nhiên bất kỳ doanh nghiệp nào cũng nhận thấy sự cần thiết và tầm quan trọng của việc quản lý NVL từ khâu thu mua, bảo quản, sử dụng, hạch toán cho đến hoạch định tổng hợp chung. Đặc biệt, tổ chức tốt công tác hoạch định không chỉ góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất mà còn có ý nghĩa thiết thực trong quá trình định hướng cho sản xuất.
Chuyên đề của em đã trình bày một cách khái quát tình hình hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu tại xí nghiệp thép và vật liệu xây dựng Hà Nội. Qua đó thấy rằng, trong việc hoạch định nguyên vật liệu tại xí nghiệp có nhiều ưu điểm nhưng cũng còn nhiều tồn tại cần khắc phục.
Trên cơ sở đó phân tích thực tế và vận dụng lý luận công tác hoạch định chiến lược nói chung và hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu nói riêng. Ở xí nghiệp, đã có nhiều bước sáng tạo, phù hợp với tình hình thực tế của xí nghiệp. Khâu quản lý vật tư được thực hiện một cách nghiêm túc, định mức vật tư được xây dựng chính xác.
Để góp phần hoàn thiện công tác hoạch định, em đã mạnh dạn đưa ra một số ý kiến nhỏ. Tuy nhiên, do thời gian thực tập còn hạn chế và trình độ bản thân còn có hạn chế nên không tránh khỏi sai sót khiếm khuyết nhất định. Vì vậy, em mong nhận được sự đóng góp ý kiến, sự giúp đỡ của các thầy cô giáo để cho chuyên đề của em có ý nghĩa thực tiễn hơn.
Trong thời gian thực tập tại xí nghiệp thép và vật liệu xây dựng Hà Nội, em đã nhận được sự hướng dẫn nhiệt tình của tiến sỹ: Phan Huy Đường và sự chỉ bảo tận
tình của các cô chú, anh chị tại Phòng kế toán - tổng hợp cũng như các phòng ban khác trong toàn xí nghiệp.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn.
MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình quản trị sản xuất và tác nghiệp
TS. Trương Đoàn Thể, Khoa QTKDCN & XD - Bộ môn kinh tế công nghiệp - Đại học KTQD - NXB Thống kê - Hà Nội 2002 2. Giáo trình phân tích hoạt động kinh doanh
Khoa kế toán - Kiểm toán - ĐHKTQD - NXB Thống kê - Hà Nội - 2001
3. Thời báo tài chính số 5/99
4. Tạp chí ngân hàng - số 7, tháng 4/1998