II. Từ khi có Luật Khuyến khích đầu tư trong nước đến nay
3. Giai đoạn thực hiện luật khuyến khích đầu tư trong nước thông qua việc triển khai Nghị định số 07/1998/NĐ-CP (Từ 30/01/1998 đến
qua việc triển khai Nghị định số 07/1998/NĐ-CP (Từ 30/01/1998 đến 31/12/1998)
ở phần trên đã phân tích cái được và chưa được trong việc thực hiện Luật KKĐTTN thông qua việc triển khai Nghị định 29/CP. Sự phân tích cho thấy những điểm chưa hợp lý của chính văn bản Luật cũng như công tác cụ thể hoá, hướng dẫn dưới hình thức Nghị định hoặc Thông tư của Bộ, Ngành TƯ. Trên cơ sở kết quả thực hiện, trong khi khẳng định cố gắng bước đầu, chúng ta cũng thấy rõ được những nhược điểm cần phải tiếp tục khắc phục. Để khắc phục những tình trạng đó ngày 15/1/98 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 07/1998/NĐ-CP. Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký và thay thế Nghị định số 29/CP.
Điểm đáng lưu ý của Nghị định số 07 là vẫn trên cơ sở những quy định của Nghị định số 29/CP nhưng Nghị định đã cụ thể hoá được nhiều tinh thần khuyến khích đầu tư cơ bản của Luật, tiến bộ và hấp dẫn hơn nhiều so với Nghị định số 29/CP. Nói chung Nghị định 07 đã góp phần tạo nên một không khí mới trong việc quan tâm của doanh nghiệp đối với chính sách khuyến khích của Nhà nước ta. Mọi kinh nghiệm khác cũng cần nhấn mạnh ở đây là công tác cụ thể hoá và thi hành hướng dẫn Luật là đặc biệt quan trọng trong điều kiện cụ thể ở nước ta. Đồng thời, một câu hỏi được đặt ra ở đây là vì sao vẫn trên quy định của Luật KKĐTTN mà NĐ 07 lại hấp dẫn hơn NĐ 29/CP. Chắc chắn không thể thừa nhận vai trò của công tác soạn thảo Nghị định, trong đó một thái độ thực tế hơn gần như chi phối toàn diện tính chất hấp dẫn của Nghị định. Nói như vậy về mặt logic có nghĩa là ở đây em không phân tích lại những cái được và chưa được của Luật KKĐTTN đã trình bày ở phần trên mà chỉ tập trung trình bày những điểm mới của NĐ-07.
Trước hết là những quy định về hình thức đầu tư được khuyến khích. Nghị định 07 có thể nói là đã mở rộng khái niệm này, từ chỗ chỉ những dự án
đến chỗ coi tất cả những dự án đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh ngành nghề mới hoặc sản phẩm mới tại cùng một thời điểm, đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh sản phẩm hiện có hoặc sản phẩm mới tại địa điểm mới cũng được xem như là dự án đầu tư mới. Điều này có nghĩa là mức độ ưu đãi cho các dự án đầu tư mới thực sự đã được tăng lên. Vì thế mà Nghị định này đã hấp dẫn hơn trước đây.
Về nội dung đảm bảo và hỗ trợ đầu tư, Nghị định 07 cũng đạt được một bước tiến mới: Quy định thêm chức năng bảo lãnh tín dụng và trợ cấp lãi suất cho Quỹ hỗ trợ đầu tư Quốc gia, quy định những ưu đãi về tín dụng cho các doanh nghiệp sản xuất hàng nhập khẩu, cho phép nhà đầu tư là người Việt Nam định cư ở nước ngoài được hưởng giá cước vận chuyển đường thuỷ, đường sắt, đường bộ, đường hàng không và các loại giá dịch vụ về nhà ở, khách sạn, điện, nước, cước phí bưu chính viễn thông như người Việt Nam ở trong nước. Nghị định cũng quy định thành lập Quỹ phát triển công nghệ để hỗ trợ cho các hoạt động đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp.
Nghị định điều chỉnh hạ mức lao động tối thiểu bình quân năm của dự án được hưởng ưu đãi, đô thị loại 1, loại 2 xuống còn 100 người, các huyện thuộc danh mục B, C là 20 người, các vùng khác là 50 người. Với quy định này, tiêu thức về lao động mà dự án thu hút được chú ý hơn, tức là quán triệt tốt hơn tinh thần khuyến khích đầu tư trong nước của Luật như đã đề cập ở phần trên. Nghị định 07 cũng quy định cho các dự án đầu tư vào khu công nghiệp, khu chế xuất như là một tiêu thức để hưởng ưu đãi. Trong nội dung ưu đãi đầu tư việc miễn thuế nhập khẩu được mở rộng gần như quy định của Luật đầu tư nước ngoài. Đáng chú ý là, Nghị định này đưa thêm quy định cho phép các dự án đầu tư thuộc danh mục A, B, C có khai thác tài nguyên thì được giảm tối đa là 50% thuế tài nguyên trong ba năm đầu tiên kể từ khi bắt đầu khai thác. Tuy Luật KKĐTTN không quy định loại ưu đãi này, song quy định của Nghị định 07 cũng không trái với quy định của Luật thuế Tài nguyên. Một số ý kiến cho rằng việc quy định thêm của Nghị định 07 là trái Luật KKĐTTN nhưng theo
em đây là điều có thể chấp nhận được, có tác dụng tăng thêm mức độ khuyến khích, tăng thêm tính hấp dẫn của Luật, của Nghị định so với Nghị định số 29/CP, Nghị định 07 đặt vấn đề đề cao hiệu lực pháp lý của Giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư. Khoản 4 Điều 44, Nghị định 07 quy định: Giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư trong đó ghi rõ các khoản ưu đãi là văn bản có giá trị pháp lý thể hiện của nhà đầu tư được hưởng các mức ưu đãi đầu tư theo quy định của Nghị định này. Trong phần Quản lý nhà nước, Nghị định đã quy định cho các Ban Quản lý khu công nghiệp có thẩm quyền giúp Uỷ ban Nhân dân cấp tỉnh trong việc thụ lý hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư và Giấy phép thành lập doanh nghiệp cho những dự án đầu tư vào khu công nghiệp, khu chế xuất. Các quy định về thanh tra, kiểm tra đối với doanh nghiệp cũng là những điểm rất đáng ghi nhận ở Nghị định này. Đồng thời để góp phần xử lý những điểm có thể xử lý được Nghị định số 29/CP, phần hiệu lực thi hành, Nghị định 07 cho phép các dự án đã cấp Giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư đã cấp theo Nghị định số 29/CP được hưởng các ưu đãi bổ sung về miễn giảm tiền thuê đất, ưu đãi về thuế nhập khẩu, ưu đãi về giảm thuế tài nguyên cho thời gian ưu đãi còn lại kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành.
Trên cơ sở các quy định của Nghị định 07, việc hướng dẫn thi hành của các Bộ, Ngành TƯ cũng có tiến bộ hơn trước cả về nội dung và tiến độ. Tuy nhiên các hướng dẫn về thủ tục hành chính thì vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra.
Với những quy định mới của Nghị định 07, các doanh nghiệp càng quan tâm hơn về chính sách ưu đãi đầu tư của nhà nước, tạo thêm động lực cho các hoạt động đầu tư, số các doanh nghiệp đến các cơ quan chức năng có thẩm quyền đăng ký ưu đãi đầu tư tăng lên. Tính đến hết ngày 31/12/1998 theo báo cáo của 61 Tỉnh, Thành phố trong cả nước đã cấp Giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư cho 1680 dự án với số vốn đăng ký lên tới 30.333 tỷ đồng tăng gấp 2,5 lần số dự án đã cấp giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư của ba năm trước đó cộng lại. Kết quả này cũng diễn ra ở cả TƯ và ở địa phương.
ở Trung ương từ 01/01/1998 đến 31/12/1998, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã tiếp nhận 188 dự án, trong đó có 124 dự án của 66 doanh nghiệp được Bộ trưởng cấp Giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư, không cấp và trả lại 9 hồ sơ vì không hợp lệ hoặc không đủ điều kiện ưu đãi theo quy định của Luật và của nội dung, còn 34 dự án đang trong giai đoạn chờ ý kiến của Bộ Tài chính, 21 dự án khác đang xem xét xử lý. Trong 124 dự án được cấp ưu đãi có 119 dự án được cấp mới Giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư với tổng số vốn đăng ký là 4424 tỷ đồng, 5 dự án được cấp bổ sung ưu đãi theo Nghị định 07. Trong 119 dự án cấp mới có 63 dự án có hình thức đầu tư theo quy định tại khoản 1, điều 2, Nghị định 07 với tổng số vốn đăng ký là 2.936 tỷ đồng, 56 dự án có hình thức đầu tư theo quy định tại khoản 2 điều 2 với tổng số vốn đăng ký 1.485 tỷ đồng. Trong 119 dự án được cấp Giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư có 48 dự án với số vốn đăng ký 2.030 tỷ đồng đã hoàn thành và đi vào hoạt động từ các năm trước, nay doanh nghiệp xin miễn giảm thuế. 71 dự án còn lại đến năm 1998 còn đang thực hiện (công trình chuyển tiếp), bắt đầu thực hiện hoặc mới bắt đầu thực hiện. Dù sao cũng phải đánh giá mặt tích cực của Nghị định 07 là doanh nghiệp có dự án thuộc diện ưu đãi đã thực sự được hưởng ưu đãi, từ đó mới có tác dụng khuyến khích.
Một điều đáng chú ý khác là số dự án được Bộ KH & ĐT cấp giấy giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư trong năm 1988 tăng gấp 3 lần số dự án mà Bộ đã cấp Giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư theo Nghị định số 29/CP trong 2 năm 1996-1997. Trong số các lý do làm tăng số dự án được cấp Giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư đó phải kể đến hai nguyên nhân có tác động lớn là:
Một: Thông tin về Luật KKĐTTN đã được phổ cập hơn trước, việc tổ chức hướng dẫn của các Bộ, Tỉnh, Thành phố tốt hơn, tích cực hơn.
Hai: Nội dung các loại ưu đãi của Nghị định 07 như đã trình bày ở trên hấp dẫn hơn so với Nghị định số 29/CP, nhất là việc mở rộng số dự án dược hưởng ưu đãi theo hình thức đầu tư mới (Khoản 1, Điều 2).
Theo quy định của Nghị định 07 thì tất cả các dự án, trước khi cấp Giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư, Bộ KH & ĐT đều lấy ý kiến Bộ tài chính. Tuy việc trả lời của Bộ Tài chính còn kéo dài so với quy định của Luật và Nghị định, song có một sự thống nhất cao giữa 2 Bộ. Trong 119 dự án đã lấy ý kiến, Bộ Tài Chính đồng ý hoàn toàn 118 dự án, chỉ có 1 dự án Bộ Tài chính đề nghị Bộ KH&ĐT cân nhắc thêm một số nội dung ưu đãi.
Việc thực hiện các nội dung ưu đãi không có vướng mắc đáng kể nhất là nội dung giảm thuế doanh thu, miễn giảm thuế lợi tức, nhất là sau khi Bộ Tài chính ban hành thông tư số 43/1998/TT-BTC và thực hiện sự phân cấp thì thủ tục miễn, giảm thuế nhanh chóng hơn. Riêng hỗ trợ về vốn thì một số doanh nghiệp còn phàn nàn về thủ tục về thời gian đáp ứng về vốn còn chậm. Một số công trình triển khai chậm vì thiếu vốn. Tuy thủ tục cho vay ưu đãi còn tiếp tục nghiên cứu, cải tiến nhưng cũng cần khẳng định rằng việc các tổ chức cho vay phải xem xét lại khả năng hoàn vốn của dự án là việc làm cần thiết.
Nếu Thông tư 43 có nhiều tiến bộ thì Thông tư 09/1998/TT-BTM ngày 18/7/1998 của Bộ Thương mại cần phải lưu ý thêm về những lỗi không đáng có. Thông tư này quy định thời hạn áp dụng trái với quy định của Nghị định 07, đã gây ra những trở ngại không nhỏ cho các doanh nghiệp khi làm thủ tục miễn thuế nhập khẩu đối với các dự án đã được Giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư.
Ngoài Thông tư Bộ Tài chính số 02 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các Bộ sau cũng đã ban hành các văn bản hướng dẫn: Bộ Tài chính có Thông tư số 43/1998/TT-BTC hướng dẫn việc thực hiện miễn giảm thuế; Ngân hàng Nhà nước có Thông tư số 04/1998/TT-NHNN ngày 2/5/1998 hướng dẫn thực hiện hỗ trợ tín dụng; Bộ Lao động thương binh và xã hội có Thông tư số 08/1998/TT-BLĐTBXH ngày 7/5/1998 hướng dẫn cách tính số lao động bình quân năm; Bộ Thương mại có Thông tư số 09/1998/TT-BTM hướng dẫn việc thực hiện nhập khẩu miễn thuế. Ngoài ra Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 82/1998/QĐ-TTg ngày 15/4/1998 về việc sửa đổi bổ sung Điều 10 và điều
11, Điều lệ Quỹ hỗ trợ đầu tư quốc gia (ban hành kèm theo Quyết định số 462/TTg ngày 9/7/1996 của Thủ tướng Chính phủ). Các văn bản hướng dẫn trên có ba ưu điểm nổi bật sau:
Một: Lĩnh vực cần hướng dẫn đã được hướng dẫn nhiều hơn so với thời kỳ thi hành Nghị định số 29/CP (thời kỳ này có 5 Thông tư được ban hành, thời kỳ Nghị định số 29/CP có Thông tư được ban hành).
Hai: Thời hạn ban hành Thông tư tiến bộ hơn so với thời kỳ Nghị định số 29/CP. Sau khi Nghị định có hiệu lực, cơ quan ban hành Thông tư sớm nhất là Bộ KH&ĐT, cơ quan ban hành muộn nhất là Bộ Thương Mại.
Ba: Thủ tục hành chính quy định trong Thông tư đã được quy định đơn giản hơn so với trước, loại bỏ được một số giấy tờ không cần thiết tập trung ở Bộ về cho các địa phương, nhất là Thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính.
Tuy vậy vẫn còn nổi bật lên một số thiếu sót.
Thứ nhất: Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường vẫn chưa ban hành được danh mục các lĩnh vực công nghệ đáp ứng yêu cầu để được ưu đãi đầu tư quy định tại điều 2 khoản 30 Nghị định 07.
Thứ hai: Thông tư 08/1998/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động Thương binh và xã hội chỉ hướng dẫn cách tính số lao động bình quân năm đã thực hiện, không hướng dẫn cách tính số lao động thu hút bởi dự án chưa hoặc đang triển khai như quy định của Nghị định.
Thứ ba: Thông tư số 09/1998/TT-BTM ngày 18/7/1998 của Bộ Thương Mại quy định thời hạn miễn thuế nhập khẩu theo điều 37- Nghị định 07 "kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư" là không đúng quy định tại điều 50 của Nghị định 07.
Thứ tư: Thủ tục hành chính quy định tại Thông tư 09 và Thông tư 43 còn bao gồm cả một số yếu tố không cần thiết. Ví dụ, Thông tư 43 quy định hồ sơ miễn giảm thuế gồm 4 yếu tố trong đó có 2 yếu tố thừa là quyết định thành lập
hưởng các mức ưu đãi về thuế. Hai yếu tố đó đã được cơ quan cấp Giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư xem xét rồi.
So với thời kỳ thực hiện Nghị định số 29/CP, thời kỳ thực hiện Nghị định 07 có thể nói là một bước ngoặt. Tuy vậy Nghị định 07 vẫn chưa giải quyết dứt điểm được những tồn tại trước đó trong chính sách khuyến khích đầu tư. Nhiều ý kiến cho rằng quốc doanh vẫn được khuyến khích hơn dân doanh, đầu tư mới vẫn được khuyến khích hơn đầu tư mở rộng mặc dù xét về mặt kinh tế đầu tư mở rộng có tác dụng trực tiếp tăng hiệu quả nền kinh tế,tăng quy mô vốn cá biệt (đầu tư mở rộng theo cách hiểu của Nghị định số 29/CP và Nghị định 07 chính là đầu tư chiều sâu, đầu tư cải tiến công nghệ, hợp lý hoá sản xuất, hợp lý hoá quản lý, làm tăng quy mô và chất lượng sản phẩm hàng hoá. Điều này thực ra không mấy khó hiểu vì nhiều quy định đã được Luật KKĐTTN quy định khung, việc thực hiện các chế độ ưu đãi không phải chỉ phụ thuộc duy nhất vào Luật KKĐTTN hay Nghị định hướng dẫn nó mà còn phụ thuộc vào rất nhiều quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật khác như Luật đất đai, các Luật thuế, Luật thương mại... thậm chí còn phụ thuộc vào các văn bản quy phạm pháp luật quy định chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của hệ thống hành pháp.