Đầu tư mở rộng mạng lưới tiêu thụ

Một phần của tài liệu Giải pháp chủ yếu tăng cường hoạt động tiêu thụ tại Công ty Xăng dầu Hà Giang (Trang 58 - 59)

II. Một số giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường tiêu thụ ở Công ty

6.Đầu tư mở rộng mạng lưới tiêu thụ

Mục tiêu chủ yếu của tiêu thụ sản phẩm là bán hết sản phẩm hàng hoá và

dịch vụ với doanh thu tối đa, chi phí cho hoạt động tiêu thụ tối thiểu. Tuy nhiên tốc độ tiêu thụ không chỉ phụ thuộc vào quan hệ cung - cầu mà còn phụ thuộc rất lớn vào việc tổ chức mạng lưới tiêu thụ. Để thực hiện mục tiêu này việc xác định đúng hệ thống kênh tiêu thụ rất quan trọng và có ý nghĩa: Xác định đúng hệ thống kênh sẽ giúp cho Công ty kinh doanh có hiệu quả, bán được nhiều hàng hoá dịch vụ, phục vụ được nhu cầu nhiều người tiêu dùng, chiếm lĩnh được thị trường và ngược lại thị trường sẽ bị thu hẹp, không đáp ứng tối đa nhu cầu người tiêu dùng, chi phí cao, doanh thu thấp,…Công ty Xăng dầu Hà Giang là một doanh nghiệp thương mại hiện dang tổ chức tiêu thụ theo hệ thống kênh trực tiếp và gián tiếp, tỷ lệ sản lượng hàng hoá, dịch vụ tiêu thụ qua kênh trực tiếp chiếm 73%, gián tiếp 27%, với cơ cấu này đã xuất hiện những yếu tố bất cập chưa đáp ứng kịp yêu cầu đòi hỏi ngày càng cao của thị trường. Để đạt mục tiêu, nhiệm vụ trước mắt và lâu dài Công ty cần thực hiện một số nội dung:

* Trên cơ sở qui hoạch hệ thống bán lẻ xăng dầu trên địa bàn tỉnh Hà Giang từ năm 2002 đến 2010, định hướng đến năm 2020. Công ty Xăng dầu từng bước đầu tư xây dựng mới các cửa hàng xăng dầu để đáp ứng tốt nhu cầu sản xuất, an ninh quốc phòng và tiêu dùng xã hội trên phạm vi toàn tỉnh. Trước mắt Công ty cần khảo sát, nghiên cứu tình hình phục vụ cho việc đầu tư xây dựng mới 07 cửa hàng xăng dầu ở những vị trí thiết yếu thuộc khu vực kinh tế trọng điểm và các huyện thị còn lại, cụ thể: Huyện Đồng Văn, Mèo Vạc, Quản Bạ, Xín Mần và huyện Quang Bình( mỗi huyện 01 cửa hàng), 02 cửa hàng xăng dầu khu vực cầu 3/2 thuộc phường Quang Trung và khu kinh tế cửa khẩu quốc gia Thanh Thuỷ – Việt Nam.

* Tăng cường bán lẻ theo phương thức ký các hợp đồng tiêu thụ với các đại lý bản lẻ thuộc các cơ quan Vật tư nông nghiệp, Doanh nghiệp ngoài quốc doanh, hậu cần quân sự tỉnh,... Hình thức kinh doanh: Công ty căn cứ vào sản lượng tiêu thụ thực tế để trả thù lao (hoa hồng) cho đại lý với mức từ 120 -> 160 đ/lít, thực tế

(giá bán lẻ – giá bán buôn = thù lao của đại lý). Tỷ lệ thù lao này thường ký trong 01 năm nhằm bảo đảm ổn định quyền lợi và tính chủ động cho đại lý.

* Mở rộng các điểm bán lẻ ở những cụm xã, khu vực đông dân cư bằng phương thức tuyển chọn và ký hợp đồng tiêu thụ với các tư thương có khả năng bán hàng nhằm phục vụ tối đa nhu cầu của người tiêu dùng.

Để giải quyết các nội dung nêu trên Công ty phải nghiên cứu kỹ qui hoạch tổng thể mạng lưới tiêu thụ xăng dầu của tỉnh từ năm 2002 đến 2010, nghiên cứu các đặc điểm kinh tế kỹ thuật, chiến lược kinh doanh của Công ty, qui mô và phạm vi thị trường, hệ thống giao thông. Nghiên cứu chọn người đại diện, chọn trung gian bán hàng với một cơ chế hoa hồng thoả đáng đảm bảo lợi ích ổn định lâu dài của hai bên. Trình Tổng công ty huy động vốn từ nhiều nguổn đảm bảo đủ khả năng đầu tư xây dựng mới 06 cửa hàng.

Thực hiện tốt giải pháp này kết quả dự kiến sẽ đạt được: Thị phần tăng nên khoảng 80%, doanh thu đạt khoảng 85 tỷ đồng, sản lượng xăng dầu tiêu thụ khoảng 20.000.000 - > 25.000.000 lít/năm, tỷ lệ sản lượng tiêu thụ qua kênh gián tiếp tăng đáng kể. Công ty chiếm lĩnh thị trường, đảm bảo sự vững chắc tronh cạnh tranh, đáp ứng tốt mọi nhu cầu ngày càng cao cho sản xuất, an ninh quốc phòng và tiêu dùng xã hội,…

Một phần của tài liệu Giải pháp chủ yếu tăng cường hoạt động tiêu thụ tại Công ty Xăng dầu Hà Giang (Trang 58 - 59)