Đối với NHNo&PTNT tỉnh Hà Nam

Một phần của tài liệu Thanh toán vốn giữa các ngân hàng tại NHNo & PTNT huyện Lý Nhân (Trang 75 - 80)

Tiến hành thanh toán tập trung một tài khoản qua TKTG của Trụ sở chính (chủ tài khoản là Trung tâm thanh toán) tại Sở Giao dịch NHNN.

Hiện tại NHNo tỉnh Hà Nam phải mở hai tài khoản thanh toán:

Một là, TKTG tại CN.NHNN tỉnh Hà Nam để thanh toán bù trừ các lệnh thanh toán của NHNo tỉnh Hà Nam và các CN.NHNo huyện trực thuộc với các NH khác hệ thống NHNo. Giao dịch nộp, lĩnh tiền mặt với NHNN tỉnh Hà Nam cũng phản ánh qua tài khoản này.

Hai là, tài khoản Điều chuyển vốn mở tại Trụ sở chính NHNo&PTNT – VN để chuyển các lệnh thanh toán của NHNo tỉnh, các

NHNo huyện trực thuộc với các NHNo tỉnh khác, các CN.NHNo huyện khác thuộc tỉnh khác. Giao dịch nộp, lĩnh tiền mặt với Trụ sở chính NHNo&PTNT – VN cũng phản ánh qua tài khoản này.

Điều này dẫn đến vốn của NHNo tỉnh Hà Nam bị phân tán, Trụ sở chính không kiểm soát được các giao dịch thanh toán với các NH khác hệ thống NHNo tại tỉnh Hà Nam.

Theo nghiệp vụ thanh toán tập trung một tài khoản, NHNo tỉnh Hà Nam sẽ không phải mở TKTG tại NHNN tỉnh Hà Nam, chỉ mở một tài khoản duy nhất tại Trụ sở chính NHNo&PTNT Việt Nam.

Quy trình nghiệp vụ này như sau:

* NHNo tỉnh Hà Nam có văn bản trình Tổng Giám đốc NHNo&PTNT – VN về việc tham gia thực hiện nghiệp vụ thanh toán tập trung một tài khoản. Tổng GĐ trình Thống đốc NHNN. Khi nhận được văn bản chấp thuận của Thống đốc NHNN, Tổng GĐ NHNo&PTNT-VN sẽ thông báo cụ thể thời điểm triển khai cho NHNo tỉnh Hà Nam.

* Trên cơ sở giá trị giấy tờ có giá của NHNo&PTNT – VN cầm cố tại Sở GD NHNN và nhu cầu thanh toán của NHNo tỉnh Hà Nam qua NHNN tỉnh Hà Nam, hàng quý Trụ sở chính sẽ thông báo hạn mức thanh toán NHNo tỉnh Hà Nam (hạn mức này sẽ được Trụ sở chính NHNo thông báo điều chỉnh nếu có thay đổi).

* NHNo tỉnh Hà Nam được NHNN tỉnh Hà Nam mở tài khoản phải thu và phải trả để hạch toán các GD phát sinh trong ngày (thay cho TKTG tại NHNN trước đây), cụ thể:

+) Chênh lệch phải thu trong thanh toán bù trừ phản ánh vào tài khoản phải trả mở tại NHNN tỉnh Hà Nam.

+) Chênh lệch phải trả trong thanh toán bù trừ phản ánh vào tài khoản phải thu mở tại NHNN tỉnh Hà Nam.

* NHNo tỉnh Hà Nam vẫn lập bảng kê chứng từ, bảng kê TTBT cùng các chứng từ gửi NHNN tỉnh. NHNN tỉnh tính toán kết quả TTBT, chênh lệch phải thu, phải trả cho NHNo tỉnh Hà Nam tương tự như cách tính trong TTBT mục

* Số dư trên tài khoản phải thu, phải trả cuối ngày giao dịch (theo giờ thông báo của NHNN tỉnh Hà Nam) được tất toán và phần chênh lệch số dư trên tài khoản phải thu, phải trả của NHNo tỉnh Hà Nam tại NHNN tỉnh Hà Nam sẽ được kết chuyển về TKTG của NHNo&PTNT – VN mở tại Sở GD NHNN (tài khoản này do TTTT NHNo làm chủ tài khoản).

* Sở GD NHNN gửi báo Có (nếu NHNo tỉnh Hà Nam kết chuyển dư có cuối ngày), báo Nợ (nếu kết chuyển dư nợ cuối ngày) cho Trụ sở chính. Nhận được báo Có, báo Nợ, TTTT hạch toán vào tài khoản điều chuyển vốn với Trụ sở chính (mở chi tiết cho NHNo tỉnh Hà Nam) – Tài khoản đối ứng với tài khoản này là TKTG tại NHNN của Trụ sở chính NHNo&PTNT.

* Toàn bộ các giao dịch thanh toán qua NHNN tỉnh Hà Nam trong ngày giao dịch, NHNo tỉnh Hà Nam hạch toán vào tài khoản 519101 – Điều chuyển vốn với Trụ sở chính NHNo&PTNT VN.

* Số tiền NHNo tỉnh Hà Nam được nhận, hay phải trả từ kết quả chênh lệch TTBT việc lĩnh, nộp tiền mặt kết quả này trực tiếp tại NHNN tỉnh Hà Nam, và hạch toán vào tài khoản Điều chuyển vốn với Trụ sở chính.

* NHNo tỉnh Hà Nam phải tuân thủ hạn mức thanh toán qua NHNN tỉnh Hà Nam do Trụ sở chính thông báo, trong ngày đảm bảo chênh lệch giữa dư Nợ tài khoản phải thu và dư Có tài khoản phải trả tại NHNN tỉnh không lớn hơn hạn mức thanh toán do Trụ sở chính thông báo.

* Hàng ngày NHNN tỉnh gửi sổ kế toán chi tiết tài khoản phải thu, phải trả cho NHNo tỉnh Hà Nam để thực hiện đối chiếu.

* Trụ sở chính cũng gửi sổ kế toán chi tiết tài khoản điều chuyển vốn nội tệ cho NHNo tỉnh Hà Nam để tiến hành đối chiếu đảm bảo số kết chuyển số dư cuối ngày của NHNo tỉnh Hà Nam về TKTG của NHNo&PTNT VN mở tại Sở GD NHNN được hạch toán chính xác.

Với mô hình này NHNo tỉnh Hà Nam vốn bị phân tán, Trụ sở chính quản lý được vốn của CNNH mình và của toàn hệ thống, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong hệ thống NHNo.

3.3.6. Đối với CN.NHNN tỉnh Hà Nam

Tổ chức thanh toán bù trừ điện tử trên địa bàn tỉnh Hà Nam để giảm bớt quá trình luân chuyển chứng từ giấy của các ngân hàng khác hệ thống, thực hiện thanh toán nhanh chóng, nâng cao hiệu quả công tác thanh toán.

KẾT LUẬN

Muốn phát triển các sản phẩm, dịch vụ hiện đại, tăng tính tiện ích cho khách hàng thì trước hết hệ thống ngân hàng phải làm tốt công tác thanh toán vốn với nhau, kết nối để trở thành một hệ thống trung gian thanh toán thống nhất, liên tục đảm bảo vốn được chu chuyển nhanh chóng, an toàn và hiệu quả.

Khi nền kinh tế phát triển, hệ thống thanh toán trở thành xương sống, là mạch máu của nền kinh tế đó. Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới WTO, trước thềm hội nhập, hoàn thiện hệ thống thanh toán phải được đặt lên hàng đầu. Là một bộ phận quan trọng trong hệ thống đó, các NHTM Việt Nam cần phải nhận thức rõ sự cần thiết của việc liên kết các ngân hàng với nhau, NHNN phải đứng ra điều hành hệ thống đó.

Trước mắt các ngân hàng Việt Nam còn nhiều việc phải làm nhưng việc quan trọng đầu tiên cần làm ngay trong giai đoạn hiện nay đó là xây dựng trung tâm chuyển mạch quốc gia để có thể kết nối các máy ATM của các ngân hàng, để khách hàng chỉ cần sử dụng một thẻ chung thống nhất.

Bài viết đưa ra một vấn đề khá mới mẻ của công nghệ ngân hàng Việt Nam hiện nay nên không tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả hy vọng sẽ nhận được sự đóng góp của bạn đọc quan tâm. Sắp tới giữa tháng 7 Việt Nam tổ chức hội thảo Banking, vấn đề “hiện đại hệ thống thanh toán giữa các ngân hàng” sẽ là vấn đề được đưa ra thảo luận nhiều nhất, tại đây các nhà chức trách cần phải đặt ra những bước đi phù hợp.

Hà Nội, ngày 2, tháng 5, năm 2007

TÀI LIỆU THAM KHẢO (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1. Giáo trình kế toán ngân hàng, Học viện ngân hàng, Nhà xuất bản thống kê Hà Nội, 2005.

2. Tài liệu tập huấn công tác kế toán năm 2006, NHNo&PTNT tỉnh Hà Nam, chi nhánh huyện Lý Nhân.

3. Hệ thống hóa các văn bản định chế của NHNo&PTNT Việt Nam, tập V 4. Quyết định số 353/QĐ/1997/NHNN ngày 22/10/1997 của Thống đốc

Ngân hàng Nhà nước ban hành “Quy chế chuyển tiền điện tử”.

5. Văn bản số 1595/NHNo-TTTT, ngày 15/5/2006 của NHNo&PTNT Việt Nam về việc “Hướng dẫn quy trình nghiệp vụ thanh toán tập trung một tài khoản qua tài khoản tiền gửi của Trụ sở chính tại Sở Giao dịch NHNN.

6. Quyết định số 995/QĐ/NHNo/TCKT, ngày 15/7/2005 của Tổng Giám đốc NHNo&PTNT Việt Nam về việc “Ban hành biểu phí dịch vụ ngân hàng”.

7. Văn bản số 2390/NHNo-TCKT của Tổng Giám đốc NHNo&PTNT VN về việc “Phổ biến một số nội dung hội nghị Tập huấn công tác Tài chính kế toán ngân quỹ, Thanh toán, Công nghệ thông tin và Nghiệp vụ thẻ năm 2006”.

8. Báo cáo kết quả liên hàng qua các năm 2001-2006.

9. Bài “Bàn về mô hình hệ thống thanh toán Ngân hàng Việt Nam trong xu hướng hội nhập quốc tế” của TS.Tạ Quang Tiến – Cục trưởng Cục Công nghệ Tin học Ngân hàng đăng trên website www.sbv.gov.vn, ngày 4/4/2007.

10. Bài ‘Công nghệ thông tin Việt Nam 2006: Bức tranh sang màu nhìn thấy cả thế giới”, đăng trên website www.sbv.gov.vn ngày 13/3/2007.

Một phần của tài liệu Thanh toán vốn giữa các ngân hàng tại NHNo & PTNT huyện Lý Nhân (Trang 75 - 80)