2. Theo loại tiền gử
2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân
Bên cạnh những kết quả đã đạt được đó, trong quan hệ tín dụng giữa chi nhánh NHCT Ba Đình với các DNVVN vẫn còn tồn tại một số hạn chế sau:
Một là: Tốc độ tăng trưởng tín dụng đối với DNVVN của chi nhánh
chưa thực sự cao. Tỷ trọng dư nợ cho vay DNVVN năm 2007 mới chỉ chiếm 25,5% trong tổng dư nợ của toàn chi nhánh. Như vậy, phần lớn dư nợ là cho vay các doanh nghiệp lớn, chi nhánh chưa thực sự quan tâm nhiều đến việc mở rộng tín dụng cho DNVVN, do lợi thế của chi nhánh có quan hệ truyền thông với một số khách hàng là tổng công ty lớn nên thường quan tâm nhiều hơn đến khối khách hàng này. Tuy nhiên trong thực tế đất nước đang có sự chuyển dịch cơ cấu các thành phần kinh tế mạnh mẽ thì các DNVVN xuất hiện ngày càng nhiều và có rất nhiều DNVVN làm ăn có hiệu quả và uy tín trên thương trường. Do vậy, việc chưa thực hiện chiến lược cho mở rộng tín dụng đối với DNVVN đối với chi nhánh là một sự thiếu sót rất lớn và sẽ gây khó khăn cho Ngân hàng trong việc cạnh tranh để mở rộng thị phần trong tương lai.
Hai là: Thủ tục cho vay: Các thủ tục cho vay của chi nhánh còn
rườm rà, trong quá trình cho vay còn nhiều vướng mắc về thủ tục cầm cố, thế chấp tài sản, một trong những nguyên nhân là do tài sản cầm cố, thế chấp của DNVVN không hợp pháp nên các doanh nghiệp này không đáp ứng được nhu cầu của Ngân hàng về hồ sơ tài chính và hồ sơ tài sản thế chấp, cầm cố. Ngoài ra, quá trình thẩm định để ra quyết định cho vay kéo dài ảnh hưởng tới cơ hội đầu tư cũng như tiến trình thực hiện dư án kinh doanh của doanh nghiệp, tạo nên phản ứng e ngại cho các DNVVN, gây khó khăn cho việc mở rộng tín dụng đối với Ngân hàng.
Ba là: Cho vay các doanh nghiệp ngoài quốc doanh so với các năm
trước đã tăng lên đáng kể, song vẫn chưa được mở rộng tới nhiều doanh nghiệp nên mức dư nợ ngoài quốc doanh chưa cao.
- Các DNNN khi vay vốn Ngân hàng không ngặt nghèo về tài sản thế chấp trong khi các doanh nghiệp ngoài quốc doanh lại bị quy định rất chặt chẽ, có tài sản thế chấp nhưng khi định giá còn bị định giá thấp hơn so với giá trên thị trường.
- Các doanh nghiệp lớn khi vay vốn được vay với lãi suất thấp hơn, điều kiện dễ dàng hơn so với DNVVN.
Năm là: Năng lực, phẩm chất của cán bộ tín dụng: Chi nhánh đã có
những biện pháp chỉ đạo nâng cao năng lực, phẩm chất và trình độ của cán bộ tín dụng, đến hết năm 2007 chi nhánh đã có khoảng 85% cán bộ có trình độ cử nhân Ngân hàng trở lên. Tuy nhiên, hầu hết cán bộ đều làm việc lâu năm vì thế trong các kỹ thuật nghiệp vụ cho vay, cán bộ tín dụng chủ yếu làm theo kinh nghiệm đã có, cho vay còn dựa trên mối quan hệ thân quen, coi nhẹ quy trình tín dụng, giám sát khoản vay gây ảnh hưởng đến hiệu quả tín dụng. Một số cán bộ tín dụng còn e ngại khi quan hệ với các DNVVN đặc biệt là các DNVVN ngoài quốc doanh.
Sáu là: Quá trình tiếp cận để mở rộng và tăng trưởng tín dụng đối với
các DNVVN của chi nhánh còn gặp rất nhiều khó khăn và hạn chế.
* Nguyên nhân:
Những hạn chế trong quan hệ tín dụng giữa chi nhánh NHCT Ba Đình với các DNVVN trên đây chủ yếu là do những nguyên nhân cơ bản sau:
Thứ nhất: Về quan hệ tín dụng:
Xét về mặt kỹ thuật cho vay, theo nguyên tắc đảm bảo tiền vay, hiện nay chi nhánh đã hoàn toàn chủ động trong quá trình cho vay, tự quyết định cho vay có tài sản đảm bảo hoặc không có tài sản đảm bảo (cho vay tín chấp) tùy theo uy tín của khách hàng vay vốn. Tuy nhiên thực tế hiện nay nhiều DNVVN không có tài sản đảm bảo hoặc tài sản đảm bảo (chủ yếu là đất) thường không đủ hồ sơ pháp lý về quyền sở hữu, quyền sử dụng, thiếu những giấy tờ cần thiết liên quan làm cơ sở pháp lý để Ngân hàng xem xét
cho vay. Mặt khác, thông tin về các báo cáo tài chính của DNVVN chưa được thực hiện đầy đủ, thiếu chính xác và nguồn số liệu không đủ độ tin cậy đã gây khó khăn cho Ngân hàng xét duyệt cho vay DNVVN. Đây là một trong những nguyên nhân mà dư nợ tín dụng đối với DNVVN chưa thực sự cao ở chi nhánh.
Thứ hai: Một nguyên nhân khác nữa cũng làm cho tốc độ tăng
trưởng tín dụng đối với DNVVN của chi nhánh còn thấp là do: Khả năng cạnh tranh và hiệu quả hoạt động của DNVVN thấp, trình độ quản lý, quản trị kinh doanh của DNVVN còn nhiều hạn chế, chưa đưa ra được phương pháp, dự án khả thi để thuyết phục Ngân hàng cho vay, vốn tự có thấp, tỷ lệ vốn tự có tham gia vào các dự án nhỏ, khả năng tiềm ẩn rủi ro là rất lớn, chính vì thế mà Ngân hàng còn e ngại, dè dặt khi đầu tư vào các DNVVN.
Thứ ba: Quan hệ trao đổi thông tin giữ Ngân hàng và khách hàng còn
chưa được khai thác hiệu quả để phục vụ cho quá trình tăng trưởng và mở rộng tín dụng. Trong đó, quan hệ giao dịch thanh toán với Ngân hàng của các DNVVN còn thấp ảnh hưởng đến quá trình triển khai một số dịch vụ ngân hàng hiện đại của chi nhánh. Đồng thời ảnh hưởng tới việc tiếp cận, nắm bắt thông tin về doanh nghiệp, đến quá trình mở rộng và phát triển quan hệ Ngân hàng- khách hàng của chi nhánh NHCT Ba Đình.
Thứ tư: Hoạt động Marketing, quảng cáo, tiếp thị, tư vấn của chi
nhánh NHCT Ba Đình còn nhiều hạn chế, nhiều doanh nghiệp nhất là DNTN còn rất lúng túng, e ngại trong thủ tục giao dịch với Ngân hàng, các doanh nghiệp hầu như thiếu thông tin về hoạt động Ngân hàng đặc biệt là những thông tin mang tính thời sự, cập nhật như: Chính sách tín dụng, thủ tục vay vốn,lãi suất… còn rất hạn chế.
Tóm lại: Qua việc phân tích thực trạng mở rộng tín dụng đối với
DNVVN tại chi nhánh NHCT Ba Đình ở trên đã cho thấy công tác mở rộng tín dụng đối với DNVVN của chi nhánh đang được đẩy mạnh và có những chuyển biến rất tích cực và đạt được nhiều thành tích nhất định. Song vẫn
tồn tại nhiều hạn chế gây trở ngại cho công tác mở rộng tín dụng của chi nhánh, vấn đề đặt ra đòi hỏi những hạn chế đó cần phải được giải quyết, tạo điều kiện cho chi nhánh mở rộng cho vay DNVVN an toàn và hiệu quả.
CHƯƠNG III