I. Xét trên tầm vĩ mô.
3. Xây dựng các chính sách, hành lang pháp lý mang tính đồng bộ cao hơn.
bộ cao hơn.
Chính phủ sử dụng các công cụ của mình mà điều chỉnh nền kinh tế theo định hướng.
Đối với thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay thì cần phải:
thứ nhất : Nâng cao năng lực Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước trong hoạch định chính sách và quản lý thị trường chứng khoán, và liên kết cổ phần hóa với phát triển thị trường chứng khoán.
Thị trường chứng khoán xuất hiện ở nước ta chỉ mới vài năm gần đây nên việc hiểu biết về thị trường chứng khoán còn rất nhiều hạn chế, do đó khả
năng quản lý và điều hành thị trường chứng khoán còn rất nhiều bất cập trong việc xử lý trên thị trường chứng khoán, nhất là việc xem xét và đánh giá năng lực tài chính của các doanh nghiệp được niêm yết trên thị trường.
thứ hai : Tăng cường năng lực hoạt động của các tổ chức trung gian thị trường và thúc đẩy hoạt động đào tạo, nghiên cứu và nâng cao nhận thức về thị trường chứng khoán cho công chúng đầu tư.
Hiện nay chúng ta chỉ có hai thị trường giao dịch chính là trung tâm giao dịch chứng khoán tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh với một vài công ty , tổ chức tài chính trung gian như Tập đoàn tài chính Bảo Việt, và một số tổ chức tài chính quốc tế có mặt tại Việt Nam như Tập đoàn tài chính City Group, hay VinaCapital... So với thị trường tài chính các nước trên thế giới thì chúng ta có quá ít do đó đã làm hạn chế khả năng phát triển và huy động vốn đầu tư cho các doanh nghiệp. Điều này sẽ làm cho công chúng đầu tư sẽ rất thiếu thông tin từ thị trường và sẽ hạn chế đầu tư vào thị trường chứng khoán.
thứ ba: cần sớm ban hành đầy đủ và đồng bộ các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật đầu tư và Luật chứng khoán trên tinh thần tiến đến mục tiêu tự do hoá nguồn vốn đầu tư cả trực tiếp và gián tiếp, bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư.
Tính đồng bộ trong các chính sách kinh tế của Việt Nam được đánh giá không cao, thậm chí có thể nói là yếu. Văn bản trước chồng chéo lên văn bản sau, luật này đề ra thì luật kia hạn chế cho nên các nhà đầu tư rất khó có thể nhận biết được văn bản nào còn có tác dụng, văn bản nào bị hạn chế , bị hạn chế ở điều nào khoản nào. Theo ông Đào Lê Minh_Giám đốc trung tâm nghiên cứu khoa học và đầu tư chứng khoán thuộc Uỷ Ban Chứng Khoán Nhà Nước thì đối với thị trường chứng khoán nước ta thiếu bền vững, thiếu minh bạch, hệ thống pháp lý và các quy chuẩn, quy phạm còn chưa hoàn thiện, việc quản trị công ty còn yếu kém.
đóng góp vào dự thảo Nghị định Chính phủ về việc mua cổ phiếu ngân hàng, VAFI đã có nhận xét Nghị định trên mang tính “khó hiểu, rắc rối, không cần thiết”, “cản trở sự phát triển của ngân hàng” và “không khuyến khích các tổ chức tài chính nước ngoài mua cổ phần ngân hàng”
Điều này làm giảm khả năng thu hút vốn đầu tư trên thị trường chứng khoán của nước ta hiện nay. Do đó chúng ta cần ban hành một cách đầy đủ và có tính đồng bộ các văn bản hướng dẫn hai Luật quan trọng trên thị trường chứng khoán là Luật doanh nghiệp và Luật đầu tư và tiếp theo là Luật chứng khoán sắp có tác dụng.
thứ tư : Thực hiện minh bạch hoá, khai thông kênh thông tin đối với giới đầu tư. Khuyến khích các công ty định mức tín nhiệm có uy tín như Standard & Poor’s, Moody thành lập chi nhánh tại Việt Nam
Để đánh giá được năng lực tài chính của các doanh nghiệp Việt Nam thì cần phải có những tổ chức chuyên nghiệp, những tổ chức tài chính có uy tín thì mới có thể đánh giá được khả năng tài chính của các doanh nghiệp Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
ngoài ra các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay cần phải công khai hơn, minh bạch về tài chính hơn thì mới có thể đạt được tín nhiệm trên thị trường. Thực tế của Việt Nam hiện nay lại làm ngược lại, hầu hết các doanh nghiệp lại cung cấp rất ít thông tin cho nhà đầu tư hoặc nếu có cung cấp thì cũng không rõ ràng , thường là khoe cái tốt , cái mạnh và giấu đi điểm yếu. Đây cũng là một cái khó khi phát triển hệ thống định mức tín nhiệm cũng như việc mở rộng quy mô thì trường chứng khoán Việt Nam hiện nay.
thứ năm : khuyến khích các tổ chức tài chính nước ngoài mua cổ phần ngân hàng, công ty chứng khoán trong nước. Đây chính là một trong các biện pháp giúp tăng năng lực của các công ty chứng khoán Việt Nam, tiến tới phục vụ tốt cả nhà đầu tư trong nước và nước ngoài.
Đầu tư nước ngoài vào thị trường vốn của Việt Nam trong những năm qua tăng rất mạnh do đó chúng ta nên khuyến khích các tổ chức tài chính mua cổ phần của các ngân hàng thương mại, của công ty chứng khoán trong nước. Có như vậy thì tiềm lực tài chính của các công ty, các ngân hàng mới có thể cạnh tranh được với các công ty tài chính hàng đầu trên thế giới khi Việt Nam gia nhập WTO . Nếu không thì chúng ta rất có thể sẽ bị thua ngay trên sân nhà .
thứ sáu : Tăng giới hạn tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại các doanh nghiệp Việt Nam, bãi bỏ giới hạn này đối với các ngành nghề không trọng yếu và nâng giới hạn nắm giữ cổ phiếu đối với cổ phiếu ngân hàng lên 49%, cho phép các quỹ đầu tư nước ngoài đặt chi nhánh tại Việt Nam."
Các doanh nghiệp Việt Nam hầu hết là doanh nghiệp vừa và nhỏ, với tiềm lực tài chính hạn chế không thể cạnh tranh được các doanh nghiệp , các công ty quốc tế . Nếu không muốn phá sản hoặc bị thôn tính thì các doanh nghiệp Việt Nam cần phải huy động một khối lượng vốn lớn để mở rộng quy mô sản xuất cũng như quy mô về tài chính để có thể cạnh tranh với các công ty lớn khi Việt Nam đã chính thức gia nhập WTO . Do đó với những ngành nghề không quan trọng, không phải nắm giữ những khâu then chốt trong nền kinh tế thì cho các doanh nghiệp đó được bán tỉ lệ cổ phần cho các nhà đầu tư nước ngoài nhiều hơn, không quy định tỉ lệ sở hữu doanh nghiệp như hiện nay. Tuy nhiên, ngành ngân hàng là một ngành then chốt của nền tài chính nước ta nên phải quy định tỉ lệ sở hữu của đầu tư nước ngoài . có như vậy thì nhà nước mới kiểm soát được tình hình tài chính của đất nước. Hiện tại chính phủ quy định tỉ lệ sở hữu đầu tư nước ngoài tại các ngân hàng, các tổ chức tài chính là 30% vốn điều lệ. Đây là biện pháp có thể kiềm chế sự bành trướng của các tổ chức tài chính nhằm đầu cơ trục lợi.
Chẳng hạn với ngân hàng Sacombank ngân hàng này đã sử dụng hết room 30% dành cho cổ đông nước ngoài. Hiện IFC, Dragon Capital và ANZ
là 3 nhà đầu tư nước ngoài, mỗi nhà đầu tư nắm giữ 10% cổ phần của ngân hàng này. Trong khi đó thì Techcombank là 10% và VPBank là 20%.